Địa chỉ
304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124
Địa chỉ
304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124
Một trader có thể nhận thấy sự kéo dài xu hướng thông qua các kiểu hình biến động giá tiếp nối tăng hay giảm, vốn thường được hiển thị trên biểu đồ dưới dạng những mô hình rất dễ phân biệt, và có tên thuật ngữ là Mô hình giá Flag – Cờ.
Cùng Webtaichinh.vn tìm hiểu Mô hình giá Flag – Cờ là gì để có thể trade có một cách giao dịch tốt nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Mô hình giá Flag – Cờ là một trong những mô hình giá phổ biến, được nhiều người biết đến nhất trong giao dịch Forex. Mô hình giá Flag là một dạng mô hình tiếp diễn trong xu hướng tăng/giảm, xuất hiện dưới dạng hợp nhất giữa các nến của một xu hướng.
Khi mô hình này hình thành trên biểu đồ, có nhiều khả năng hành động giá sẽ bứt phá theo đúng hướng của xu hướng đang diễn ra, ví dụ trước mô hình giá Flag là một xu hướng tăng thì sau mô hình giá Flag sẽ tiếp tục là một xu hướng giá tăng mạnh.
Mô hình Flag gồm hai bộ phận: cán cờ và cờ. Có 2 dạng Flag là Bullish Flag hay còn gọi là Bull Flag (Cờ Tăng) và Bearish Flag hay còn gọi là Bear Flag (Cờ Giảm)
Với mô hình Flag trong xu hướng tăng, cán cờ sẽ là một cây nến tăng giá. Tiếp theo là phần lá cờ, giá tăng từ đáy và biến động trong một kênh được tạo ra từ 2 đường hỗ trợ và kháng cự song song với nhau. Khi giá chạm tới đường kháng cự phía trên thì giá bắt đầu tăng vọt, vượt lên trên mức kháng cự và tiếp tục với xu hướng tăng.
Mô hình cờ trong xu hướng tăng có hiệu quả nhất khi chúng xảy ra khoảng 1/3 biên độ giá 52 tuần gần nhất
Mô hình Flag trong xu hướng giảm có cán cờ là một cây nến giảm giá. Tiếp theo đó là một kênh giá hồi ngắn hạn tăng nhẹ và sau đó giá sẽ chạm mức đường hỗ trợ. Một khi giá phá vỡ đường hỗ trợ dưới của mô hình thì giá sẽ tiếp tục giảm manh.
Tương tự như mô hình cờ trong xu hướng tăng, mô hình cờ trong xu hướng giảm hiệu quả nhất là khi chúng xảy ra khoảng 1/3 biên độ giá 52 tuần gần nhất.
Bull flag (mô hình lá cờ hình chữ nhật tăng giá) hình thành sau một đợt tăng giá có độ dốc thoai thoải hoặc gần như thẳng đứng, bao gồm 2 đường xu hướng song song nhau tạo thành hình dáng lá cờ hình chữ nhật.
Nó được xem là một dấu hiệu tăng giá, cho thấy xu hướng tăng giá hiện tại có thể tiếp tục. Lá cờ có thể nằm ngang (như thể gió thổi nó tung bay), song nó thường có xu hướng hơi hướng xuống nhưng đôi khi cũng có hướng chếch lên.
Mô hình Bear flag (mô hình lá cờ hình chữ nhật giảm) hình thành sau một đợt giảm giá có độ dốc thoai thoải hoặc gần như thẳng đứng. Nó được xem là một dấu hiệu giảm giá, cho thấy xu hướng giảm giá hiện tại có thể tiếp tục.
Mô hình này bao gồm 2 đường xu hướng song song hình thành dạng lá cờ hình chữ nhật. Lá cờ có thể nằm ngang (như thể gió thổi nó tung bay), song nó thường có xu hướng hơi hướng lên nhưng đôi khi cũng có hướng chếch xuống.
Mô hình Bear flag (mô hình lá cờ hình chữ nhật giảm) hình thành sau một đợt giảm giá có độ dốc thoai thoải hoặc gần như thẳng đứng. Nó được xem là một dấu hiệu giảm giá, cho thấy xu hướng giảm giá hiện tại có thể tiếp tục.
Mô hình này bao gồm 2 đường xu hướng song song hình thành dạng lá cờ hình chữ nhật. Lá cờ có thể nằm ngang (như thể gió thổi nó tung bay), song nó thường có xu hướng hơi hướng lên nhưng đôi khi cũng có hướng chếch xuống.
Để thực hiện giao dịch dựa trên mô hình Flag, các trader nên chú ý đến tín hiệu xác nhận mô hình giá. Thông thường, mô hình giá Flag thường được xác định dựa trên tín hiệu phá vỡ kênh giá hồi trong xu hướng.
Mô hình giá Flag trong xu hướng tăng sẽ được xác nhận khi hành động giá phá vỡ mức kháng cự của kênh giá hồi và khi đó, các nhà giao dịch được khuyên là thực hiện lệnh Sell.
Ngược lại, tín hiệu xác nhận mô hình giá Flag trong xu hướng giảm là khi hành động giá phá vỡ mức hỗ trợ của kênh giá hồi, báo hiệu một xu hướng giảm giá mạnh. Khi đó, các trader nên tận dụng thời cơ để vào lệnh Buy.
Sau khi mở giao dịch dựa trên mô hình giá Flag, các trader được khuyên nên đặt lệnh dừng lỗ để tránh trường hợp giá di chuyển bất ngờ và giảm thiểu rủi ro trong giao dịch.
Vị trí thích hợp để đặt lệnh dừng lỗ là gần với đỉnh hoặc đáy trong mô hình giá Flag. Vì vậy, nếu các trader đang thực hiện giao dịch trong một xu hướng tăng giá, thì điểm dừng lỗ nên được đặt ở dưới đáy thấp nhất trong mô hình Flag.
Và ngược lại, nếu các nhà đầu tư thực hiện giao dịch trong xu hướng giảm giá, thì điểm dừng lỗ nên được đặt ở phía trên đỉnh cao nhất trong mô hình cờ
Xu hướng tăng giá trước lá cờ được xem như là cán cờ (flagpole). Hình dạng lá cờ hình chữ nhật là sản phẩm mà các nhà phân tích kỹ thuật xem là sự tích lũy. Sự tích lũy này xảy ra khi giá dường như bật lên bật xuống giữa 2 giới hạn trên và dưới.
Dấu hiệu tăng giá (điểm phá vỡ – breakout) xảy ra khi giá bật lên trên đường xu hướng kháng cự của mô hình và tiếp tục xu hướng tăng giá ban đầu.
Tuy ý nghĩa của mô hình này quan trọng hơn rất nhiều sao với cái tên “bình dân” của nó, thế nhưng nguồn gốc thuật ngữ flag (cờ) xuất phát từ sự tương đồng của đồ thị với hình ảnh lá cờ ta thường thấy treo khắp nơi.
Mỗi kiểu hình cờ hiệu gồm 2 bộ phận chính: flag (lá cờ) và pole (cán/cột cờ).
“Cột cờ” tượng trưng cho một mức biến động giá đột biến theo chiều lên hoặc xuống, và được “chống lưng” bởi sự trào dâng mạnh mẽ của lưu lượng giao dịch, để rồi sau đó tiến vào một khoảng thời gian “tạm dừng” để hình thành nên “lá cờ”, vốn trông rất giống một kênh tăng hay giảm giá.
Kiểu hình cờ có thể đóng vai trò là một tín hiệu thị trường vô giá dành cho trader, bởi nó giúp chỉ ra các điểm thành công và thất bại rõ ràng để từ đó giúp giảm thiểu rủi ro.
Nếu mức cản trở của bull flag bị phá vỡ, nhà đầu tư có thể an tâm rằng giá sẽ tiếp tục đi lên khoảng bằng chiều cao của pole – hay còn được biết đến với tên gọi phương pháp tính cao độ.
Song, nếu vùng hỗ trợ của bull flag bị đâm thủng thì nhà đầu tư sẽ thấy rằng kiểu hình này sẽ không còn ứng nghiệm nữa và xác suất giá sẽ tiếp tục tăng nữa là rất thấp. Trong trường hợp của bear flag thì mọi thứ diễn ra theo chiều ngược lại.
Xu hướng giảm giá trước lá cờ được xem như là cán cờ (flagpole). Hình dạng lá cờ hình chữ nhật là sản phẩm mà các nhà phân tích kỹ thuật xem là sự tích lũy.
Sự tích lũy này xảy ra khi giá dường như bật lên bật xuống giữa 2 giới hạn trên và dưới. Mô hình này phản ánh sự phản ứng của người đầu tư giá xuống sẵn sàng bán tại mức giá thấp và sự nhiệt tình của người đầu tư giá lên đẩy giá lên cao khi sẵn sàng mua tại mức giá khả thi nhất.
Dấu hiệu giảm giá (điểm xuyên phá – breakdown) xảy ra khi giá bật xuống dưới đường xu hướng hỗ trợ của mô hình và tiếp tục xu hướng giảm giá ban đầu.