Địa chỉ
304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124
Địa chỉ
304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124
Trendline là một công cụ kỹ thuật vô cùng phổ biến đối với các trader tuy nhiên phần lớn chúng ta sử dụng trendline sai cách, từ đó không phát huy hết được sức mạnh vốn có của trendline.
Vậy trendline là gì? Cách vẽ trendline như thế nào là đúng trong từng điều kiện thị trường đang xu hướng lên hay xuống hay đi ngang? Cách sử dụng trendline để xác định xu hướng và giao dịch hiệu quả nhất là gì? …
TrendLine là một đường thẳng để giúp anh em nhận định gần đúng xu hướng của giá trong khung thời gian tương ứng. Điều cần thiết để hình thành một đường thằng là có hai điểm.
Nếu TrendLine được kẻ bởi hai điểm nằm ở vùng giá mà khi chạm đến nó sẽ down thì mình gọi là đường kháng cự, ngược lại, nếu TrendLine được kẻ bởi hai điểm nằm ở vùng giá mà khi chạm đến nó sẽ bật lên thì mình gọi là đường hỗ trợ.
Thế nhưng trên thực tế anh em sẽ thấy trên TrendLine không chỉ có hai điểm mà có rất nhiều điểm, thực ra chỉ cần tối thiếu 2 điểm là anh em có thể vẽ được một TrendLine.
Nhưng cũng cần có thêm điểm thứ 3 và nhiều điểm sau đó để đảm bảo TrendLine này hiệu nghiệm. Và bởi vì tính chất của nó là thể hiện xu hướng, nên không nhất thiết nó cứ phải nằm ngang.
Để chuẩn bị một setup giao dịch, điều đầu tiên bạn cần làm là phải nhìn ra được xu hướng đang diễn ra. Chúng ta sẽ cùng thảo luận một số kỹ thuật để phát hiện những xu hướng tiềm ẩn trên biểu đồ.
Các kiểu thị trường thường gặp là:
Việc nắm bắt xu hướng có vai trò quan trọng. Có nhiều người từng nói: Xu hướng là bạn của nhà đầu tư. Tại sao vậy? Bởi vì trong một xu hướng tăng, bạn rất dễ kiếm lời dù là đầu tư ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Ngược lại, trong một xu hướng giảm, nếu bạn là người mới, việc “bắt dao rơi” chưa bao giờ là đơn giản. Chỉ cần không cẩn thận, bạn có thể bị dao làm chảy máu.
Xu hướng tăng hoặc Uptrend đề cập đến xu hướng giá di chuyển theo mô hình tăng. Thông thường, nếu giá có khả năng tăng lên, hãy tạo ra lợi nhuận.
Đặc điểm của xu hướng tăng
Ví dụ
Xu hướng giảm là xu hướng giảm giá trong chuyển động giá. Thông thường, nếu giá dự kiến sẽ giảm, bán cho lợi nhuận.
Đặc điểm của xu hướng giảm
Ví dụ
Xu hướng đang đi ngang hoặc đi ngang, xu hướng đang đi ngang. Không theo một hướng. Nguyên nhân không chắc chắn Nhiều nhà giao dịch sẽ không giao dịch trong Sideway vì họ không biết xu hướng giá. Tuy nhiên, một số thương nhân có thể thu lợi từ sự không chắc chắn của xu hướng từ kháng cự.
Đặc điểm của xu hướng giảm
Ví dụ
Có thể hiểu xu hướng là cách mà thị trường vận động. Các kiểu thị trường thường gặp là:
Volume dùng để xác định các xu hướng đang hé lộ. Bởi các cặp tỷ giá sẽ bắt đầu đi theo xu hướng sau khi volume tăng. Khi đó, sóng thuận xu hướng sẽ xuất hiện khi volume tăng, còn sóng điều chỉnh xuất hiện khi volume giảm bớt.
Thời điểm volume cao cũng là lúc thị trường có nhiều biến động. Do đó, volume cao thường báo hiệu sự xuất hiện của sóng thuận xu hướng. Hãy cùng quan sát chỉ báo volume trong ví dụ dưới đây:
Hãy để ý cách volume phản ứng với sóng thuận xu hướng và sóng điều chỉnh được thể hiện bởi các mũi tên trên biểu đồ. Tại cùng một thời điểm, khi volume bắt đầu có xu hướng giảm toàn diện, chúng ta thấy giá EUR/USD bước vào giai đoạn giằng co, dẫn tới một cú phá ngưỡng theo xu hướng giảm. Cú đảo chiều xu hướng diễn ra liền sau đó.
Một trong những chỉ báo hỗ trợ chiến lược giao dịch theo xu hướng đó là chỉ báo Moving Average Convergence Divergence (MACD – trung bình động hội tụ phân kỳ). Hãy cùng tìm hiểu một chút về MACD nhé.
Chỉ báo MACD bao gồm hai đường Trung bình động tương tác lẫn nhau phía trên và dưới một mức 0. Khi đường nhanh hơn cắt đường chậm hơn theo hướng đi xuống trong khi vẫn đang ở trên mức 0, chúng ta mong đợi giá sẽ bắt đầu đi theo xu hướng giảm. Khi đường nhanh hơn cắt đường chậm hơn theo hướng đi lên trong khi đang ở dưới mức 0, chúng ta kỳ vọng giá sẽ bắt đầu đi theo xu hướng tăng.
Nếu biểu đồ là dương, đường nhanh hơn sẽ ở trên đường chậm hơn – tín hiệu mua. Nếu biểu đồ là âm, đường nhanh hơn sẽ ở dưới đường chậm hơn – tín hiệu bán.
Chỉ báo MACD cũng rất hữu ích trong việc phát hiện sự phân kỳ giữa giá và chỉ báo. Nếu giá đang tăng và MACD đang giảm, ta có một bearish divergence (phân kỳ âm), báo hiệu rằng xu hướng nhiều khả năng sẽ đảo chiều.
Tương tự với mô hình bullish divergence (phân kỳ dương) theo hướng ngược lại. Nếu giá đang giảm và MACD đang tăng, chúng ta có một phân kỳ dương. Theo đó, chúng ta kỳ vọng xu hướng giảm sẽ chuyển sang tăng.
Trend impulse (sóng thuận xu hướng) là hành động của giá xảy ra sau một tương tác với TrendLine và biến động thuận chiều xu hướng. Trend Impulse dẫn tới các biến động giá lớn hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Khi một TrendLine được xác nhận, chúng ta có thể chuẩn bị để giao dịch với trend impulse.
Theo đó, nếu xu hướng tăng được xác nhận, bạn có thể vào lệnh tại bước sóng tiếp theo.
Đây là biểu đồ 4H của cặp AUD/USD. Đường màu xanh da trời là TrendLine của một xu hướng giảm. Ba mũi tên là ba điểm nền tảng hình thành nên xu hướng. Hãy chú ý mũi tên thứ ba màu xanh lá.
Nó chỉ ra vùng mà xu hướng được xác nhận. Bạn có thể vào lệnh short cặp AUD/USD tại điểm mà mũi tên xanh lá chỉ ra. Chúng ta thấy một nến đỏ rất mạnh sau khi giá tiếp cận TrendLine. Điều nay cung cấp một tín hiệu vào lệnh rất tốt.
Sau khi xu hướng được xác nhận (mũi tên xanh lá), cặp AUD/USD tạo ra một xu hướng di chuyển đi xuống. Sau đó chúng ta thấy một đáy thấp hơn (LL) mới và một sự điều chỉnh mới cho xu hướng. Giá phản ứng với đường TrendLine xanh da trời và một lần nữa nảy vòng cung theo hướng đi xuống. AUD/USD phá đáy trước đó, tạo một đáy thấp hơn.
Bước sóng tiếp theo của TrendLine được xem như bước di chuyển cuối cùng. Giá AUD/USD phá vỡ xu hướng sau đó với một nến xanh rất mạnh. Đây là tín hiệu cho thấy giai đoạn cuối của xu hướng. Trong trường hợp này, những người bán AUD/USD có thể sẽ muốn chốt các giao dịch thành công của họ.
Trend correction (sóng điều chỉnh) là một động thái xuất hiện sau một trend impulse (sóng thuận xu hướng) và đưa giá trở lại vùng TrendLine. Sóng điều chỉnh thường nhỏ hơn sóng thuận xu hướng.
Trong đa số trường hợp, sóng điều chỉnh cần nhiều thời gian để hoàn thành hơn so với sóng thuận xu hướng. Kết quả là, sóng điều chỉnh thường nhiều rủi ro hơn và ít hấp dẫn hơn. Hãy xem ví dụ dưới đây:
Đây là biểu đồ khung 1W của cặp GBP/USD. Hãy chú ý hai TrendLine song song màu xanh da trời. Các ô tròn đen kèm chữ số cho bạn thấy các pha xu hướng tương ứng. Các mũi tên xanh lá cho bạn thấy sóng thuận xu hướng trong kênh, còn các mũi tên đỏ chỉ ra các bước sóng điều chỉnh.
Khi có một kênh, chúng ta thường xác nhận mô hình với bước biến động giá thứ ba. Nói cách khác, chúng ta chỉ cần hai đáy cho một xu hướng tăng mà không phải là ba như mô tả phía trên. Lý do là sau cú biến động giá thứ ba, chúng ta có hai đáy trên một đường đi lên và hai đỉnh trên một đường đi lên khác, song song với đường thứ nhất. Theo đó, mô hình kênh được xác nhận.
Điểm đầu tiên có thể giao dịch là điểm số 4. Bạn sẽ nối điểm 1 và 3 trên biểu đồ để vẽ đường trên, rồi qua điểm 2 bạn vẽ một đường song song và kéo ra nó ra. Đây là một kỹ thuật phổ biến mà nhiều trader không mấy để ý. Hầu hết trader sử dụng sự tái xác nhận tại điểm 5 như một phương án giao dịch tiềm năng.
Hãy lưu ý rằng sóng điều chỉnh thường có biến động giá nhỏ hơn, vì chúng đi ngược với xu hướng chính. Một trader ngược xu hướng sẽ bán tại đỉnh của đường TrendLine phía trên, với các mục tiêu mua gần đáy kênh.
Giờ chúng ta sẽ tìm hiểu cách giao dịch theo sự phá ngưỡng. Ví dụ, nếu giá đi theo một chiều và thể hiện xu hướng của các đỉnh cao hơn (HH) và đáy cao hơn (HL), chúng ta có một xu hướng tăng. Song, như chúng ta đã biết, mô hình này sẽ dừng và đảo chiều tại một điểm nào đó. Khi điều này xảy ra, giá đổi chiều và bắt đầu đi theo hướng ngược lại.
Trader nên theo dõi các cú phá ngưỡng tiềm ẩn, vì đây là một cách hấp dẫn để nắm bắt được giai đoạn đầu của một biến động giá mới. Tuy nhiên, mỗi cú phá vỡ TrendLine không đủ để xác nhận một mô hình đảo chiều. Việc giá hơi đi ra ngoài phạm vi của TrendLine là phổ biến, và không nên xem TrendLine là một đường chính xác. Về cơ bản, TrendLine hỗ trợ và kháng cự nên được xem là một vùng hơn là một đường không thể xuyên thủng.
Cấu trúc điển hình của một cú phá ngưỡng TrendLine được chia thành bốn giai đoạn:
Bản phác họa trên cho thấy bốn tín hiệu bạn cần để xác nhận một cú đảo chiều. Hãy cùng tìm hiểu thông qua ví dụ về một xu hướng tăng.
Một cú phá ngưỡng xảy ra. Chúng ta có một cú phá ngưỡng khi giá đóng nến bên dưới TrendLine.
Giá tiếp tục giảm sâu và tạo một đáy thấp hơn các giá cũ bên trong TrendLine. Ta vẽ một đường hỗ trợ nằm ngang tại đáy đảo chiều, nơi sẽ là khởi điểm cho sự xác nhận đảo chiều.
Giá sau đó tăng lên và thử đường trend bị phá vỡ như một ngưỡng kháng cự. Việc thử lại không nhất thiết phải chạm đường trend. Lý do là TrendLine cần được xem là một khu vực chứ không phải một đường thẳng. Hơn nữa, giá thậm chí có thể tăng vượt khỏi khu vực TrendLine.
Giá lại giảm lần nữa và phá ngưỡng hỗ trợ vừa vẽ (đường màu đỏ). Đây là tín hiệu xác nhận đảo chiều. Bạn có thể bán gặp tỷ giá này dựa trên niềm tin đảo chiều mạnh mẽ. Nhiều trader có thể tìm cách bán ở điểm thử lại TrendLine. Cách này mang lại tiềm năng lợi nhuận cao hơn, và các trader price action giàu kinh nghiệm thường thích cách vào lệnh này.
Hãy cùng xem quy tắc bốn giai đoạn này được áp dụng như nào vào biểu đồ GBP/USD chúng ta thảo luận ở trên.
Đây là hai TrendLine song song được vẽ như một kênh trên biểu đồ GBP/USD khung 1W khi nãy. Tuy nhiên, lần này chúng ta hướng chú ý vào những sự kiện xảy ra sau khi TrendLine bị phá vỡ.
Chúng ta có bốn ô tròn được đánh số tương ứng với bốn giai đoạn của quá trình đảo chiều. Ô số 1 chỉ ra thời điểm giá phá vỡ đường xu hướng đi lên. Hãy xem cây nến đỏ lớn đóng bên ngoài TrendLine. Đây được xem là cú phá ngưỡng xung lượng lớn xuống phía dưới.
Ô số 2 cho thấy giá giảm sâu hơn đáy liền trước nó, đồng thời đáy đảo chiều được hình thành. Ô số 3 chỉ ra cú thử lại TrendLine bị phá vỡ, giờ đây được xem như ngưỡng kháng cự.
Các trader bạo gan sẽ tìm cách vào lệnh tại khu vực này. Chờ cây nến đỏ lớn (đứng liền sau cây doji) đóng xong sẽ là một điểm vào tốt. Và ô số 4 cho thấy cú sụt giá phá ngưỡng mạnh mẽ bên dưới đáy đảo chiều.
Có một cách để giao dịch theo xu hướng là kết hợp TrendLine, chỉ báo Volume và MACD. Chúng ta có thể tìm cách liên kết tín hiệu từ chỉ báo MACD và TrendLine tiềm ẩn rồi tiến hành phân tích volume. Thử hình dung bạn có một xu hướng giá tăng trên biểu đồ.
Tại cùng một thời điểm, MACD xảy ra giao cắt hướng đi lên từ dưới mức 0, báo hiệu giá sẽ tăng. Trong trường hợp này, chúng ta có thể vào lệnh mua cho đến khi thấy một tín hiệu trái ngược từ MACD. Khi này bạn nên đặt một lệnh cắt lỗ dưới đáy đảo chiều.
Kỹ thuật tương tự được áp dụng cho xu hướng giảm. Nếu xuất hiện các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn, chúng ta sử dụng điểm giao cắt MACD hướng đi xuống từ trên mức 0 để bán một cặp tỷ giá.
Hình ảnh dưới đây sẽ cho bạn thấy cách thức hoạt động của chiến lược giao dịch này.
Phía trên là biểu đồ khung 1H của cặp EUR/USD. Ví dụ này bắt đầu với một cú giao cắt MACD hướng đi lên. Lưu ý rằng tại thời điểm giao cắt và tiếp sau đó, giá EUR/USD đi vào vùng giằng co. Tuy nhiên, trong suốt quãng giá đi ngang này, volume liên tục tăng.
Bất ngờ giá tạo ra một đỉnh cao hơn, phá vỡ ngưỡng đỉnh trước đó. Điều này báo hiệu khả năng giá sẽ tăng, và sau một sóng điều chỉnh ngắn, một cơ hội để vào lệnh mua được mở ra. Bạn nên đặt lệnh cắt lỗ ngay dưới đáy.
Hành động giá tiếp tục với một sóng thuận xu hướng mới trên biểu đồ. Sóng điều chỉnh sau đó gần chạm điểm đặt cắt lỗ. Tuy nhiên, hành động giá không giảm đáng kể xuống dưới đáy trước đó, và ngưỡng cắt lỗ vượt qua được nguy hiểm. Giá tiếp tục đi chuyển với hai sóng thuận xu hướng và sóng điều chỉnh đi kèm.
Lưu ý rằng chỉ báo MACD giờ đang ở khu vực đỉnh của nó, báo hiệu rằng chúng ta có thể sẽ sớm thấy sự kết thúc của xu hướng tăng này.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên giữ giao dịch cho đến khi hai đường MACD giao cắt theo hướng đi xuống như đã nói trong chiến lược ban đầu. Sóng điều chỉnh cuối cùng trên biểu đồ đột ngột hơn bình thường, khiến hai đường MACD cắt nhau – một tín hiệu chốt lệnh để kiếm lợi nhuận. Bên cạnh việc sử dụng điểm giao cắt MACD làm điểm chốt lệnh, bạn cũng có thể chờ điểm TrendLine bị phá vỡ để đóng position mua của mình.
Như trong định nghĩa đã thể hiện cách vẽ trendline rồi đúng không, tôi sẽ lấy ví dụ minh họa:
Bạn có thấy trong ví dụ này, cấu trúc xu hướng của EURUSD khung D1 đã thay đổi từ giảm sang tăng sau khi đáy 2 và đỉnh 2 hình thành cao hơn đáy 1 và đỉnh 1.
Sau khi hình thành đáy 2 và đỉnh 2, đường thẳng nối 2 đáy 1-2 chính là đường trendline tăng trong xu hướng tăng.
Rất đơn giản phải không!
Vậy ví dụ nếu 1 xu hướng tăng với nhiều hơn 2 đáy và các đáy KHÔNG THẲNG HÀNG thì bạn sẽ vẽ trendline như thế nào?
Ví dụ cặp EURUSD khung D1:
Cũng như ví dụ trên, cấu trúc xu hướng đã thay đổi từ giảm sang tăng. Sau khi hình thành đáy 2 và đỉnh 2 cao hơn đáy 1 và đỉnh 1. Qua đáy 1 và đáy 2 bạn sẽ vẽ được đường trendline tăng.
Sau khi tạo đỉnh 2, thị trường đảo chiều giảm phá qua trendline tăng nối đáy 1-2 và tạo thành đáy 3 (đáy tạm thời), bạn hãy trả lời tôi các câu hỏi sau:
Tôi sẽ trả lời bạn như sau, nếu bạn có đóng góp hay thắc mắc, hãy bình luận phía dưới nhé.
Có một lưu ý vô cùng quan trọng khi vẽ trendline: Đáy được sử dụng để vẽ trendline tăng bắt buộc phải là điểm bắt đầu một đoạn giá tăng có đỉnh cao hơn đỉnh cũ. Ngược lại, đỉnh được sử dụng để vẽ trendline giảm bắt buộc phải là một điểm bắt đầu một đoạn giá giảm có đáy thấp hơn đáy cũ.
Tôi sẽ giải thích bằng hình ảnh:
Bạn hãy nhìn vào hình ảnh, nét liền màu đỏ đại diện cho chuyển động giá trong quá khứ, nét đứt màu đỏ đại diện cho chuyển động giá trong tương lai.
Chúng ta hãy quay ngược thời gian một chút, tôi sẽ mô tả các giai đoạn của thị trường:
Trendline là một công cụ rất đơn giản để sử dụng. Bạn đang kết nối các dấu chấm trên biểu đồ. Hy vọng ba lời khuyên trên sẽ giúp bạn biết cách vẽ trendline hợp lý và hiệu quả.
Đảm bảo rằng các đường bạn vẽ đang kết nối hai hoặc nhiều đỉnh hoặc hai hoặc nhiều đáy hơn, và không bị phá vỡ bởi đỉnh/đáy ở giữa. Nên tìm kiếm lần nảy thứ 3 để xác thực độ tin cậy của trendline.
Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn đang tận dụng lợi thế của giao dịch với xu hướng bằng cách tìm mua ở thị trường tăng giá và bán ở thị trường giảm giá.
Và một điều quan trọng bạn cần nhớ là hãy luôn đặt dừng lỗ cũng như tuân thủ chiến lược giao dịch, chiến lược quản lý rủi ro hợp lý