Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Biểu đồ giá là gì? Các loại biểu đồ giá phổ biến nhất thị trường tài chính. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
Biểu đồ giá là công cụ mà nhà bất kỳ nhà phân tích kỹ thuật nào cũng phải biết. Nếu biết nhận dạng phân loại, ưu nhược điểm và biết cách áp dụng từng loại biểu đồ sẽ giúp bạn gặt hái rất nhiều thành công.
ẩn
Biểu đồ giá là gì?
Trên tất cả các thị trường, từ Forex, Hàng Hoá, Chứng Khoán hay Coin, biểu đồ giá là thứ giúp trader theo dõi giá trị tài sản hiện tại và quá khứ, và từ đó, giúp dự đoán hướng đi của giá trong tương lai.
Các thành phần trong một biểu đồ giá
Tất cả các biểu đồ giá đều có khung thời gian (trục x trên biểu đồ) và giá (trục y trên biểu đồ).
THỜI GIAN: Trục X (Trái qua Phải)
Phần thời gian của một biểu đồ giá nằm trên trục X, tính theo hướng từ trái qua phải. Mỗi nến hoặc thanh biểu thị một đơn vị thời gian (1 phút, 5 phút, 15 phút, 1 giờ, 1 ngày….) và nến hoặc thanh mới nhất biểu thị giá trong giai đoạn hiện tại
GIÁ: Trục Y (Trên xuống Dưới)
Giá được thể hiện trên trục Y. Nến hoặc thanh càng cao, giá trong giai đoạn đó càng cao. Ngược lại, nến hoặc thanh mà gần xuống dưới của biểu đồ sẽ biểu thị mức giá thấp.
Trong đó mỗi nến hoặc thanh biểu thị 4 yếu tố:
- GIÁ MỞ: Đây là giá khởi đầu của giai đoạn.
- GIÁ CAO: Giá cao nhất trong giai đoạn đó.
- GIÁ THẤP: Giá thấp nhất trong giai đoạn đó.
- GIÁ ĐÓNG: Giá đóng trong giai đoạn đó. Màu được dùng để phân biệt giữa đóng và mở.
Khi kết thúc mỗi giai đoạn, quá trình lặp lại với một nến hoặc thanh mới.
Ba loại biểu đồ giá phổ biến
Ba loại biểu đồ giá phổ biến nhất là: đường, thanh, và nến.
Biểu đồ đường (Line Chart)
Biểu đồ đường (Line Chart) được cho là hình thức đơn giản nhất của biểu đồ giá trong thị trường tài chính. Thường được sử dụng trong thị trường chứng khoán. Chúng dựa trên các đường kẻ được vẽ ra từ một giá đóng cửa một phiên đến giá đóng cửa phiên tiếp theo. Nhìn chung biểu đồ này khá dễ dàng để thể hiện sự chuyển động giá chung của một thị trường trong một khoảng thời gian cụ thể.
Biểu đồ thanh (Bar Chart)
Biểu đồ thanh (Bar Chart) phức tạp hơn một chút. Nó cho biết giá mở cửa và đóng cửa, cũng như đỉnh và đáy trong giai đoạn đó. Dưới cùng của thanh cho thấy giá giao dịch thấp nhất trong khoảng thời gian đã chọn, trong khi chỉ số trên cùng cho biết mức giá cao nhất đã đã chạm tới. Toàn bộ thanh đại diện cho phạm vi giao dịch trong khoảng thời gian cụ thể. Giá mở và đóng được thể hiện bằng dấu ngang ở bên trái và bên phải của thanh dọc tương ứng.
Có hai loại thanh có thể xuất hiện trên biểu đồ là thanh tăng (Bull) hoặc thanh giảm (Bear). Bạn có thể phân biệt nó bằng ví dụ dưới đây:
Biểu đồ nến (Candlestick Chart)
Biểu đồ nến (Candlestick Chart) trực quan và dễ tiếp cận hơn. Tương tự với biểu đồ thanh, nó cũng đề cập tới phạm vi cao thấp với các giá mở và đóng. Tim nến phía trên là giá cao nhất và tim nến phía dưới là giá thấp nhất. Thân nến càng dài, áp lực của việc mua hoặc bán càng lớn. Ngược lại, nến ngắn cho thấy sự biến động giá rất ít và biểu tượng cho thị trường sắp rơi vào thế tích lũy (khoảng thời gian mà trường tương đối yên bình).
Sự khác biệt duy chỉ là cấu trúc của thân nến. Trong biểu đồ thanh, các cấp mở và đóng được minh họa bởi các dấu ngang bên trái và bên phải. Trong biểu đồ nến thì là màu sắc (trắng – đen hoặc xanh – đỏ) của phần phần thân (giữa) thể hiện nó là một nến tăng (Bull) hay nến giảm (Bear).
Nhìn chung thì phần biểu đồ nến này rất phổ biến và bạn có thể tìm hiểu thêm về Biểu Đồ Nến TẠI ĐÂY.
Nên sử dụng loại biểu đồ giá nào?
Mỗi biểu đồ giá có những lợi thế và nhược điểm riêng của mình. Để giao dịch thành công, bạn nên sử dụng loại đồ thị phù hợp với mình.
Nếu bạn là người mới thì có thể bắt đầu với biểu đồ đường thẳng cho các xu hướng cơ bản, và nếu là trader có nhiều kinh nghiệm hơn có thể dùng biểu đồ nến để phát triển chiến lược giao dịch của mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy các biểu đồ nâng cao khác như:
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet