Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Biểu đồ Renko là gì? Tại sao nên dùng Renko thay nến Nhật?. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
Bạn đã bao giờ nhìn thấy một biểu đồ Renko chưa? Nhìn rất là đẹp – chỉ cần một cái nhìn thôi là “nhớ nhau cả đời” luôn. Trong bài viết này hãy cùng Bitcoin Vietnam News tìm hiểu biểu đồ Renko là gì nhé.
ẩn
Biểu đồ Renko là gì?
![]() Đáp ứng nhu cầu của độc giả về FOREX. Webtaichinh xin chia sẽ với các bạn lộ trình A-Z cho người mới khi tham gia vào thị trường này Danh sách bài viết nên đọc bao gồm: |
✅ 14 Sàn Forex Tốt Và Uy Tín Nhất Việt Nam, Thế Giới 2021 |
✅ 9 Kinh Nghiệm Đầu Tư Forex Từ Số 0 Giúp Nhiều Người Đổi Đời |
✅ Cách Tạo Lập Và Đăng Ký Tài Khoản Forex Chi Tiết Từ A-Z Cho Newbie |
✅ Tất Cả Mọi Thứ Về Trading Forex, Có Hợp Pháp, Có Nên Tìm Hiểu Hay Đầu Tư ? |
♻️ Ghi rõ nguồn Webtaichinh.vn trước khi share |
🛑 Lưu ý: TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM |
Biểu đồ Renko hay Renko Chart, là ý tưởng của người Nhật – không có gì đáng ngạc nhiên vì bạn biết đấy cũng chính người Nhật đã phát minh ra Biểu đồ nến. Biểu đồ Renko cũng là một trong những phát minh tuyệt vời của họ. Renko có nguồn gốc từ tiếng Nhật là “Renga” – nghĩa là “gạch”. Theo đó, Renko dựa trên những chuyển động giá dựa vào việc ”Xếp gạch” – với mỗi viên gạch chứa đựng một ”giá trị” nhất định.
Biểu đồ Renko hình thành như thế nào?
Biểu đồ Renko được hình thành theo phương thức ”xếp gạch”. Nếu giá đóng cửa cao hơn viên gạch trước đó đúng bằng giá trị của 1 viên gạch thì viên gạch mới sẽ xuất hiện – Ngược lại với chiều xuống.
Trong trường hợp giá đóng cửa ngày hôm sau không vượt được qua giá trị của một viên gạch, chúng ta sẽ không có thêm chuyển động nào xuất hiện thêm trên đồ thị và đó được coi là nhiễu!
Chúng ta cùng quan sát ví dụ sau để hiểu rõ hơn:
Trên đây là một ví dụ với giá Vàng, do giá vàng nằm trong khoảng giá 1000$-2500$ nên chúng ta đặt giá trị 1 viên gạch là 10$.
- Hãy quan sát giá vàng tại viên gạch khoanh đỏ giữ đồ thị nến và đồ thị Renko. Viên gạch đó đại diện cho khoảng giá 1410 và 1420$.
- Để vẽ thêm 1 viên gạch xanh ở trên, chúng ta cần một mức giá đóng cửa nằm trên 1430$ (Cao hơn giá trị 1 viên gạch) nhưng giá vàng đã không làm được điều đó trong 4 ngày liên tiếp sau đó, chính vì thế chúng ta không có viên gạch nào xuất hiện thêm.
- Cũng tương tự để vẽ thêm 1 viên gạch đỏ xuống phía dưới chúng ta cần giá đóng cửa xuống thấp hơn 1400$ (Thấp hơn giá trị 1 viên gạch) và giá vàng cũng không làm được điều đó trong 4 ngày sau đó cho đến ngày thứ 5 giá vàng đã tạo Gap và đóng cửa dưới 1390$, chính vì thế, viên gạch tiếp theo đã xuất hiện.
Đây là một số kiến thức thêm để chúng ta hiểu được đồ thị Renko hình thành như thế nào. Trong thực tế giao dịch, chúng ta chỉ cần chọn giá trị một viên gạch và giao dịch theo những gì diễn ra trên đồ thị này là đủ mà không cần xem xét chuyển động của đồ thị nến.
Cách giao dịch trong biểu đồ Renko
Cách đơn giản nhất để giao dịch với đồ thị Renko đó là giao dịch Breakout.
Mặc dù chúng ta nhìn backtest trên biểu đồ Renko này chúng ta thấy nó sẽ rất đúng đắn nhưng trong thực tế đây cũng là một đồ thị tĩnh. Giá có thể chạy rất xa trước khi đóng cửa và tạo một viên gạch khác màu.
Do bản chất hành động giá cơ bản của Renko, các nhà giao dịch thường sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để cung cấp thông tin bổ sung trong biểu đồ của họ và củng cố hoặc cảnh báo chống lại các tín hiệu mua và bán. Chẳng hạn, sự hội tụ / phân kỳ trung bình động (MACD) là một thước đo động lượng giá cho tín hiệu tăng khi đường MACD vượt qua đường tín hiệu và tín hiệu giảm khi đường MACD đi qua đường tín hiệu. Cả hai dòng được tạo bằng cách sử dụng giá trung bình động theo cấp số nhân trong các khoảng thời gian khác nhau, với giá gần đây hơn cho trọng số lớn hơn.
Tại sao nên dùng Renko thay cho nến Nhật?
Sự khác biệt nổi bật nhất đó là Renko mượt mà hơn. Mỗi viên gạch trong Renko có giá khá giống nhau, tạo cho biểu đồ một diện mạo đồng nhất. Còn trên biểu đồ nến Nhật, mỗi thân nến và bóng của nó xuất hiện khác nhau.
Một viên gạch Renko mới luôn hình thành ở góc trên cùng hoặc dưới cùng bên phải của viên gạch Renko cuối cùng, có nghĩa là hành động giá luôn được mô tả ở góc 45 độ. Điều đó có nghĩa là các viên gạch không bao giờ bên cạnh nhau.
Một điểm khác biệt lớn giữa hai loại biểu đồ là biểu đồ Renko không luôn cung cấp cho bạn thông tin mới nhất. Biểu đồ chỉ cập nhật khi một viên gạch mới được tạo. Biểu đồ nến và biểu đồ Renko được chụp cùng một lúc thường hiển thị các mức giá khác nhau. Đó là bởi vì biểu đồ nến luôn hiển thị giá hoặc giao dịch cuối cùng (giả sử bạn có báo giá theo thời gian thực), trong khi biểu đồ Renko hiển thị giá đã tạo ra viên gạch cuối cùng.
Bởi vì biểu đồ Renko dựa trên kích thước gạch, chúng cũng sẽ không phản ánh chính xác mức giá cao hoặc thấp của tài sản đạt được. Kích thước gạch càng nhỏ, thông tin giá sẽ cập nhật nhanh hơn trên biểu đồ Renko. Nhưng một kích thước gạch nhỏ hơn cũng sẽ làm cho biểu đồ trông rối hơn.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet