Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Brexit là gì? Nguyên nhân, diễn biến và tác động của sự kiện Brexit. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
Việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu EU, hay còn gọi là sự kiện Brexit, đã thu hút được quan tâm của dư luận thế giới suốt từ năm 2016 và trở nên nóng hơn trong thời gian gần đây. Bởi vấn đề này không chỉ gây chấn động trên toàn Vương quốc Anh, mà còn tác động đến kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Vậy sự kiện Brexit là gì? Tại sao Brexit lại xảy ra và nó tác động đến nền kinh tế của nước Anh và các nước khác thế giới như thế nào?
ẩn
Brexit là gì?
![]() Đáp ứng nhu cầu của độc giả về FOREX. Webtaichinh xin chia sẽ với các bạn lộ trình A-Z cho người mới khi tham gia vào thị trường này Danh sách bài viết nên đọc bao gồm: |
✅ 14 Sàn Forex Tốt Và Uy Tín Nhất Việt Nam, Thế Giới 2021 |
✅ 9 Kinh Nghiệm Đầu Tư Forex Từ Số 0 Giúp Nhiều Người Đổi Đời |
✅ Cách Tạo Lập Và Đăng Ký Tài Khoản Forex Chi Tiết Từ A-Z Cho Newbie |
✅ Tất Cả Mọi Thứ Về Trading Forex, Có Hợp Pháp, Có Nên Tìm Hiểu Hay Đầu Tư ? |
♻️ Ghi rõ nguồn Webtaichinh.vn trước khi share |
🛑 Lưu ý: TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM |
Brexit là một cụm từ được ghép từ Britain và Exit, dùng để chỉ hành động mà Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu âu. Sự kiện Brexit bắt đầu từ ngày 13/11/2018, sau khi Anh và Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc rời khỏi khối liên minh. Tuy chỉ là thỏa thuận sơ bộ nhưng đây là tín hiệu tích cực cho những động thái tiếp theo của cả hai bên.
Sự kiện Brexit có ảnh hưởng rất sâu rộng tới nền kinh tế, chính trị của nước Anh và một số nước khác. Đây không phải lần đầu tiên mà Liên minh châu âu EU có thành viên đàm phán để rời khỏi tổ chức. Trước đó người ta cũng dùng cụm từ Grexit khi Hy Lạp rời khỏi Liên minh châu âu EU. Tuy nhiên Grexit khá đơn giản, nhưng còn Brexit thì lại gặp khá nhiều vấn đề về một thoả thuận có lợi cho đôi bên. Để hiểu được những thoả thuận đó thì chúng ta cần phải tìm hiểu một chút về Liên minh châu Âu bạn nhé.
Liên minh châu Âu (EU) là gì?
Liên minh châu Âu – thường gọi là EU – là một tổ chức hợp tác kinh tế chính trị gồm có 28 quốc gia châu Âu. Tổ chức này bắt đầu hình thành sau Chiến tranh Thế giới Thứ 2, nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, với ý tưởng là các quốc gia giao thương với nhau thì có thể dễ dàng tránh được chiến tranh với nhau hơn.
EU kể từ đó đã phát triển trở thành một “thị trường riêng” cho phép hàng hoá và người dân qua lại, về cơ bản thì giống như các quốc gia thành viên nằm trong một quốc gia lớn vậy. Quốc gia ấy có đồng tiền riêng, gọi là đồng Euro, và được 19 nước thành viên sử dụng, có nghị viện và hiện đặt ra các luật lệ trong nhiều lĩnh vực – trong đó có môi trường, giao thông, quyền người tiêu dùng và thậm chí cả những thứ như phí điện thoại di động.
Nguyên nhân dẫn đến sự kiện Brexit
Khủng hoảng dân nhập cư
Sự kiện Brexit bắt đầu từ nguyên do là cuộc khủng hoảng người nhập cư ngày càng gia tăng, khiến Anh lo ngại về giá trị bản sắc văn hóa của họ sẽ bị thay đổi do phải tiếp nhận những trào lưu văn hóa mới. Bên cạnh đó, chính phủ Anh cũng lo ngại về sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Hồi giáo Cực đoan, khiến tình hình an ninh của nước Anh trở nên bất ổn và khó kiểm soát.
Tình hình chính trị trong nước bất ổn
Tình hình nội chính diễn ra bất ổn, xuất phát từ những thành viên trong Đảng Bảo thủ. Họ luôn hoài nghi về khả năng của Liên minh châu Âu EU và gây sức ép để thực hiện cuộc trưng cầu dân ý cho việc rời khỏi Liên minh châu âu EU.
Nguyên nhân khác
Nước Anh lo sợ Liên minh châu Âu EU sẽ đe dọa chủ quyền của Anh khi hiệp ước chuyển nhượng một lượng lớn quyền lực từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương tại Bỉ được thực thi. Bên cạnh đó, nước Anh cũng bắt đầu bất mãn với các quy định của EU và cho rằng nó không phù hợp với bản sắc dân tộc của họ.
Diễn biến của quá trình Brexit
Tại sao nước Anh phải rời đi?
Theo các cuộc thăm dò, người dân Anh bị chia rẽ khá đồng đều. Đảng Độc lập Anh, vốn đã giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử châu Âu gần đây nhất, và nhận được gần 4 triệu phiếu bầu – 13% trong tổng số phiếu – trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5, đã phát động các chiến dịch vận động để nước Anh rời khỏi EU. Khoảng một nửa thành viên Đảng Bảo thủ, bao gồm 5 thành viên nội các, một vài Nghị viên Công đảng và Đảng Hợp nhất Dân chủ cũng ủng hộ việc rời khỏi EU.
Họ cho rằng Anh đang bị EU kéo tụt lại, mà theo họ thì EU áp đặt quá nhiều luật lệ kinh doanh và một năm thu hàng tỷ bảng Anh tiền phí thành viên nhưng trả lại rất ít.
Họ cũng muốn Anh được quyền kiểm soát đầy đủ biên giới của mình và giảm số người đến sống và làm việc tại Anh. Một trong những nguyên tắc chính của EU là “đi lại tự do”, tức là không cần thị thực cũng đi đến và sống được ở một quốc gia EU khác. Họ cũng phản đối ý tưởng “liên minh gần gũi hơn bao giờ hết” và họ coi đó là động thái để thành lập ”Hiệp chúng quốc châu Âu“.
Tuy nhiên Thủ tướng Anh David Cameron lại muốn Anh ở lại EU. 16 thành viên nội các của ông cũng ủng hộ việc ở lại. Trong khi đó Đảng Bảo thủ tuyên bố trung lập trong chiến dịch này – nhưng phe ủng hộ còn có Công đảng, Đảng Quốc gia Scotland (SNP), Plaid Cymru (Đảng xứ Wales), và Dân chủ Tự do. Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama khi đó cũng muốn Anh tiếp tục ở lại EU, các quốc gia châu Âu như Pháp và Mỹ cũng muốn như vậy.
Những người ủng hộ Anh ở lại EU nói Anh sẽ nhận được nhiều hỗ trợ từ liên minh này – bán hàng qua các nước EU dễ dàng hơn và, theo họ biện luận, dòng người nhập cư, phần lớn là người trẻ và khao khát làm việc, sẽ tiếp sức cho phát triển kinh tế và giúp thanh toán các dịch vụ công ích. Họ cũng cho rằng vị thế của Anh trên thế giới sẽ bị thiệt hại nếu rời EU và là một phần của câu lạc bộ 28 quốc gia thì an toàn hơn là đứng một mình.
Các công dân Anh, Ireland và công dân các nước thuộc khối Thịnh vượng Chung đủ 18 tuổi trở lên hiện đang thường trú tại Anh. Bên cạnh đó là các công dân Anh sống ở nước ngoài có đăng ký bầu cử tại Anh trong vòng 15 năm qua. Công dân từ các nước EU, trừ Ireland, Malta và Cyprus, không được phép bỏ phiếu.
Sau cùng, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào Thứ Năm ngày 23 tháng 6 năm 2016 khi cử tri chỉ được hỏi một câu hỏi “Liệu Vương quốc Anh nên rời khỏi hay ở lại Liên minh Châu Âu?”. Kết quả là có 17.4 triệu phiếu bầu rời liên minh (tức chiếm 52%) và viễn cảnh Brexit được bắt đầu.
“Quyết định của nước Anh nên được thực hiện tại Anh”
Thỏa thuận Brexit bao gồm những gì ?
Để giúp cho việc rời đi không gây tổn thất cho cả hai bên, Anh và EU dự kiến sẽ đồng ý một thỏa thuận, đó là một nhóm các điều khoản hỗ trợ quá trình rời đi bao gồm:
- Vương quốc Anh sẽ phải trả tiền cho Liên minh châu Âu EU để phá vỡ mối quan hệ đối tác trong quá khứ, số tiền này rơi vào khoảng 39 tỷ Bảng.
- Điều gì sẽ xảy ra với công dân Vương quốc Anh sống ở nơi khác trong EU, và tương tự điều gì sẽ xảy ra với công dân EU sống ở Vương quốc Anh.
- Vấn đề Backstop trên biên giới Ireland, làm thế nào để tránh sự tái lập một biên giới “vật lý” giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland khi nó trở thành biên giới giữa Vương quốc Anh và EU.
Một khoảng thời gian được gọi là giai đoạn chuyển tiếp, đã được chấp thuận cho phép Anh-EU thực hiện một thỏa thuận thương mại, và cho các doanh nghiệp thời gian để điều chỉnh.
Tại sao Brexit liên tục bị trì hoãn?
Brexit bị hoãn lại nhiều lần vì một số vấn đề — chủ yếu là do vấn đề backstop.
Biên giới giữa Bắc Ireland (một phần của Vương quốc Anh) và Cộng hòa Ireland (một quốc gia có chủ quyền) là biên giới đất liền duy nhất giữa Anh và EU. Hiện tại, vị trí này không có đồn biên phòng hoặc khu vực kiểm tra về người hoặc hàng hóa qua biên giới. Vấn đề này có vai trò vô cùng quan trọng cho thương mại hậu Brexit.
- EU đã đề xuất ‘backstop’ — một bảo đảm pháp lý để tránh đường biên giới cứng trong trường hợp Brexit không đạt được thỏa thuận. Thay đổi này đặc biệt sẽ tác động tới Bắc Ireland.
- Nước Anh không thích ý tưởng này bởi những thay đổi trong khu vực Bắc Ireland có thể sẽ đe dọa sự tồn tại của quốc gia.
Vấn đề Ireland trở thành một phần của thỏa thuận rút bỏ đồng thời cũng là nguyên nhân trì hoãn Brexit.
Kịch bản nước Anh rời đi mà không có thoả thuận nào
Viễn cảnh không đạt được thỏa thuận sẽ đồng nghĩa với việc Vương quốc Anh sẽ phải rời đi ngay lập tức mà không có thỏa thuận nào được ký kết. Dưới đây là những gì sẽ xảy ra ngay sau khi Brexit không đạt được thỏa thuận:
- Vương quốc Anh buộc phải rời khỏi thị trường đơn lẻ và liên minh hải quan
- Vương quốc Anh buộc phải rời khỏi các tổ chức EU như Tòa án Công lý Châu Âu và Europol
- Chấm dứt tư cách thành viên Vương quốc Anh trong các cơ quan khác nhau của EU
- Ngừng đóng góp cho ngân sách EU — khoảng 9 tỷ bảng mỗi năm
Tác động của sự kiện Brexit đến trên toàn thế giới
Với nước Anh
Kinh tế: khi Brexit đạt được thỏa thuận cuối cùng cũng là lúc mở ra mộ thời kì bất định cho kinh tế nước Anh đối với các mối quan hệ với châu Âu trong tương lai. Anh vẫn sẽ chịu các tác động và ảnh hưởng chung của nền kinh tế châu Âu nhưng lại không còn có vị thế lớn trên các bàn đàm phán chung và không đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định các vấn đề mang tầm ảnh hưởng.
Người dân Anh sẽ phải chịu mức thuế mà vốn trước nay họ vẫn được hỗ trợ khi còn trong Liên minh châu Âu EU. Anh sẽ phải tự xoay sở khi rời khỏi ngôi nhà chung EU, kinh tế nước Anh dự kiến có thể sẽ tuột dốc trong vòng 5 năm tới. Anh có thể phải chịu tổn thất lên đến 100 tỷ bảng (khoảng 5% GDP), đồng bảng mất giá 20%, thất thu về thương mại và tài chính, hàng triệu người mất việc làm do các doanh nghiệp rời khỏi Anh…
Chính trị – Xã hội: Brexit khiến cho nước Anh bị chia rẽ sâu sắc. Điều này được thể hiện rõ nhất thông qua kết quả của cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 6/2016 với 52% ủng hộ Brexit và 48% phản đối. Sự đối lập ý kiến trong việc rời khỏi EU đã gây ra sự chia rẽ mạnh trong xã hội Anh.
Brexit gây chia rẽ ngay cả trong Chính phủ và Quốc hội Anh khi mà Thượng viện Anh thì đồng ý Brexit còn Hạ viện Anh lại có nhiều ý kiến phản đối Brexit.
Sự chia rẽ cũng thể hiện qua các nhóm lợi ích trong xã hội Anh. Cụ thể, nhóm hưởng lợi từ các chính sách toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế quyết tâm đấu tranh phản đối Brexit, còn các nhóm lợi ích được hưởng lợi từ chủ nghĩa biệt lập, các chính sách đi theo chủ nghĩa dân túy rất ủng hộ Brexit.
Quân sự – Đối ngoại: Anh sẽ không còn là đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực châu Âu. Người ta lo ngại tầm ảnh hưởng của quân sự Anh có thể bị tổn hại.
Đối với EU
Brexit ảnh hưởng lớn nhất đến EU do kinh tế nước Anh chiếm 1/6 GDP của EU và thị trường Anh chiếm tới 10% kim ngạch xuất khẩu của EU. Khi Brexit xảy ra, kinh tế của EU giảm đáng kể về quy mô, thương mại Anh với các nước trong EU sụt giảm do rào cản thương mại tăng. Kinh tế của các nước còn lại trong EU.
Brexit là dấu hiệu của một EU đang “hấp hối” và rất có thể sẽ tạo ra tiền lệ xấu với các nước thành viên đang có ý định rời khỏi EU khiến liên minh này tan rã. Nếu EU tan rã, kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động nghiêm trọng, nguy cơ về một cơn khủng hoảng mới với mức độ tàn phá mạnh có thể sẽ nhấn chìm nền kinh tế thế giới.
Đối với EU, Brexit là cú giáng mạnh dẫn đến sự thay đổi lớn không chỉ về kinh tế mà còn là một cuộc cách mạng về chiến lược và địa chính trị của liên minh kinh tế chính trị lớn nhất thế giới hiện nay với gần nửa tỷ người.
Đối với thế giới
Nổi bật nhất là kinh tế Hoa Kỳ, quan hệ thương mại và đầu tư với Anh sẽ khiến cho quốc gia này với sẽ chịu nhiều thiệt hại từ sau Brexit. Anh là đối tác thương mại lớn hàng đầu của Hoa Kỳ ở châu Âu nên khi Anh tách khỏi EU, khả năng tiếp cận thị trường EU của Hoa Kỳ sẽ giảm, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp Hoa Kỳ giảm buộc họ phải rời Anh sang các nước EU khác.
Đối với Nhật Bản, Brexit tác động tiêu cực tới các nguồn đầu tư của Nhật tại Anh. Hậu Brexit khiến đồng yên tăng giá mạnh, gây tác động lớn đến nền kinh tế Nhật Bản và ảnh hưởng đến các chính sách cải tổ nền kinh tế của chính phủ nước này.
Đối với Trung Quốc, quan hệ thương mại giữa EU và Trung Quốc rất lớn, do vậy, nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn của nước này ít nhiều sẽ chịu những ảnh hưởng ngắn hạn từ những Brexit khi mà thị trường EU đang chao đảo, kém ổn định.
Đối với Việt Nam
Khi Anh rời khỏi EU, chính sách thuế quan của EU có thể được điều chỉnh làm ảnh hưởng đến Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA).
Quan hệ thương mại của Việt – Anh có thể bị ảnh hưởng do chính sách thương mại và thuế quan của Anh sẽ thay đổi hậu Brexit.
Có nhiều cơ hội hơn cho thương mại và ngoại giao đối với EU do Eu cần lấp chỗ trống mà Anh để lại sau Brexit.
Kim ngạch xuất khẩu của nước ta sẽ bị ảnh hưởng do EU là thị trường rất quan trọng của Việt Nam mà hậu Brexit, thị trường này lại đang gánh chịu những biến đổi lớn về quy mô, sức ổn định.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet