Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Chứng quyền là gì? Chứng quyền có bảo đảm ở Việt Nam. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
Việc đa dạng hoá các loại chứng khoán là một điều tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Một trong số những sản phẩm được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt thị trường chứng khoán Việt Nam chính là chứng quyền. Trong bài viết này hãy cùng Bitcoin Vietnam News tìm hiểu chứng quyền là gì, cũng như các thông tin hữu ích liên quan đến chứng quyền đảm bảo tại Việt Nam.
ẩn
Chứng quyền là gì?
Tại Việt Nam, Chứng quyền có bảo đảm được định nghĩa tại Nghị định 60/2015/CP-NĐ là chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành; cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước thời điểm đã được ấn định, hoặc được nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.
Chứng quyền có nhiều tên gọi khác nhau như Covered Warrant (Anh, Đức, Úc, Canada), Derivative Warrant (Hong Kong, Thái Lan), Structured Warrant (Malaysia), Call/put Warrant (Đài Loan), Equity-linked Warrant (Hàn Quốc).
Phân loại chứng quyền
Có 3 loại chứng quyền phổ biến là:
- Chứng quyền Truyền thống: được phát hành để đi kèm với trái phiếu và đại diện cho quyền được mua cổ phiếu của tổ chức phát hành trái phiếu đó. Trong đó:
- Chứng quyền mua (call warrant): cho phép người sở hữu có quyền nhưng không phải là nghĩa vụ được mua một chứng khoán cơ sở với mức giá được xác định trước vào hoặc trước ngày đáo hạn.
- Chứng quyền bán (put warrant): cho phép người sở hữu có quyền nhưng không phải là nghĩa vụ được bán một chứng khoán cơ sở với mức giá được xác định trước vào hoặc trước ngày đáo hạn.
- Chứng quyền không có trái phiếu đi kèm: Được phát hành mà không cần phải có Trái phiếu đi kèm. Loại chứng quyền này cũng được giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán và thường được phát hành bởi ngân hàng hay các công ty Chứng khoán. Hình thức này không có ở Việt Nam.
- Chứng quyền do Chính phủ phát hành: Khi một cơ quan Nhà nước phát hành Séc mà lại không có khả năng trả bằng tiền mặt (do thiếu tiền mặt), nhưng cơ quan đó lại có thể trả được trong tương lai cùng với một mức lãi suất nhất định, thì loại Séc như thế cũng được gọi là chứng quyền. Hình thức này không có ở Việt Nam.
Các kiểu chứng quyền
Giống như quyền chọn của chứng khoán phái sinh, chứng quyền có bảo đảm có thể được phát hành theo kiểu Châu Âu hay kiểu Mỹ.
- Chứng quyền kiểu Mỹ cho phép người sở hữu thực hiện quyền vào bất kỳ thời điểm nào, trước hoặc đến khi chứng quyền đáo hạn.
- Chứng quyền kiểu Châu Âu chỉ cho phép người sở hữu thực hiện quyền khi chứng quyền đáo hạn.
Chứng quyền có bảo đảm được niêm yết và giao dịch ở đâu?
Theo thông lệ quốc tế, chứng quyền có bảo đảm được giao dịch trên thị trường giao ngay cùng với cổ phiếu, ETF, quyền mua, chứng quyền công ty với phương thức giao dịch hoàn toàn tương tự như cổ phiếu.
Chính vì phương thức giao dịch tương tự như cổ phiếu nên nhiều nhà đầu tư quên rằng bản chất của chứng quyền là một chứng khoán phái sinh có ngày đáo hạn, có giá được xác định dựa trên giá của tài sản cơ sở… Do đó, khi tham gia giao dịch chứng quyền có bảo đảm nhà đầu tư cần phải trang bị kiến thức và hiểu biết về những lợi ích và rủi ro của sản phẩm này.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền đó là:
- Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền
- Thời gian đáo hạn
- Biến động giá chứng khoán cơ sở
- Lãi suất
Lợi ích và rủi ro của chứng quyền
Lợi ích
- Tỷ suất sinh lợi cao
- Xác định mức lỗ tối đa, lãi không giới hạn
- Giao dịch dễ dàng, tương tự như chứng khoán cơ sở
- Vốn đầu tư thấp so với mua chứng khoán cơ sở
- Không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
Rủi ro
- Nếu như tại ngày đáo hạn giá thanh toán nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện chứng quyền đối với chứng quyền mua thì nhà đầu tư sẽ không được nhận thanh toán chênh lệch và mất toàn bộ phần phí mua chứng quyền.
- Biến động mạnh theo giá chứng khoán cơ sở
- Tại thời điểm đáo hạn nhà đầu tư sẽ nhận được phần lãi chênh lệch (nếu có) từ Tổ chức phát hành chứng quyền. Sau đáo hạn, chứng quyền sẽ không còn niêm yết trên sàn chứng khoán và không còn giá trị.
- Tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet