Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài CoinMarketCap là gì? Hướng dẫn đọc dữ liệu trên CMC. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
Ngoài những top coin (đồng coin vốn hóa lớn) và nổi tiếng như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH)… thì thị trường Crypto còn rất, rất nhiều đồng coin và token khác. Do đó, để có thể chọn lựa được trong số hàng nghìn đồng coin khác nhau, bạn bắt buộc phải tìm hiểu về thông tin của chúng.
Vậy, tôi có thể tìm thấy danh sách, thông tin của các đồng coin ở đâu? Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về trang web Coinmarketcap.com – trang web tổng hợp thông tin về các đồng coin lớn nhất hiện tại!
ẩn
CoinMarketCap là gì?
![]() Đáp ứng nhu cầu của độc giả về FOREX. Webtaichinh xin chia sẽ với các bạn lộ trình A-Z cho người mới khi tham gia vào thị trường này Danh sách bài viết nên đọc bao gồm: |
✅ 14 Sàn Forex Tốt Và Uy Tín Nhất Việt Nam, Thế Giới 2021 |
✅ 9 Kinh Nghiệm Đầu Tư Forex Từ Số 0 Giúp Nhiều Người Đổi Đời |
✅ Cách Tạo Lập Và Đăng Ký Tài Khoản Forex Chi Tiết Từ A-Z Cho Newbie |
✅ Tất Cả Mọi Thứ Về Trading Forex, Có Hợp Pháp, Có Nên Tìm Hiểu Hay Đầu Tư ? |
♻️ Ghi rõ nguồn Webtaichinh.vn trước khi share |
🛑 Lưu ý: TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM |
CoinMarketCap (viết tắt là CMC) là một trang thông tin cung cấp số liệu về các loại tiền điện tử. CMC thu thập các dữ liệu quan trọng từ các sàn giao dịch lớn nhỏ cho từng loại tiền điện tử. Tại đây, thông tin được cập nhật với tần suất lớn, liên tục và mới nhất để mọi người có thể theo dõi thường xuyên. CMC cũng đánh giá và xếp hạng các đồng coin dựa trên vốn hóa thị trường của chúng.
Tại sao nên dùng CoinMarketCap?
Khi mới bước chân vào thị trường, bạn sẽ rất dễ bắt gặp cảnh “ông nói gà, bà nói vịt” xảy ra như cơm bữa trên các mặt báo hoặc diễn đàn. Bạn muốn tự tìm hiểu thị trường và đưa ra những nhận định đầu tư cho riêng mình; v.v… thì CoinMarketCap (CMC) chính là nơi giúp bạn thực hiện được điều đó!
CoinMarketCap chính là nơi tổng hợp thông tin của tất cả các đồng coin lớn bé trên thị trường, từ những đồng coin lớn như BTC, ETH, … đến những đồng coin vừa ra mắt. Đây cũng chính là lý do vì sao mà CMC là website “quốc dân” của các nhà đầu tư crypto. Theo số liệu từ SimilarWeb (trang web thống kê số liệu website uy tín), CMC đang nằm trong top 16 những website phổ biến nhất của danh mục Tài chính – Đầu tư, với hơn 30 triệu lượt truy cập mỗi ngày.
Vào sinh nhật lần thứ 6 của mình (tháng 05/2019), CMC đã thành lập Liên minh Trách nhiệm Minh bạch Dữ liệu (DATA) bao gồm các sàn giao dịch lớn như Binance, Bittrex, OKEx, Houbi, Liquid, Upbit, KuCoin, BitBTC, Gate.io, OceanEx, và Bitfinex. Theo đó, Liên minh này sẽ tham gia “hội bàn tròn” định kỳ 2 lần/năm nhằm đưa ra những đề xuất tăng tính minh bạch. Ngoài ra, CMC cũng yêu cầu các sàn được niêm yết cung cấp dữ liệu giao dịch và số lệnh trực tiếp trong vòng 45 ngày kể từ ngày thông báo, nếu không muốn bị “trục xuất” khỏi trang web này.
Ra đời vào năm 2013, với mục tiêu củng cố tính công bằng và minh bạch cho không gian cryptocurrency, CMC đã không ngừng cải thiện cách trình bày và cung cấp các số liệu để mang đến cái nhìn công bằng nhất cho người dùng. Tuy nhiên, củng cố tính minh bạch không phải là việc làm được trong thời gian ngắn; vì thế, các số liệu hiện tại cũng chỉ mang tính chất tương đối. Trong thời gian gần đây, CMC đã cung cấp số liệu về tính thanh khoản (liquidity) nhằm chống lại khối lượng giao dịch giả, làm “náo động” cả thị trường.
Các chỉ số cần chú ý trong CoinMarketCap
Hiện nay, CMC đang niêm yết thông tin của gần 2000 đồng coin và hơn 300 sàn giao dịch. Để hiểu được khối lượng thông tin “khổng lồ” này, chúng ta cần phải nắm được các khái niệm cơ bản và lưu ý đến một số chỉ số quan trọng.
Trên đây là Giao diện chính của CoinMarketCap. Bạn cần nắm các thông tin được liệt kê dưới đây.
Market Capitalization (hay Market cap)
Nếu tinh ý, bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng cái tên CoinMarketCap cũng xuất phát từ chính chỉ số này. Như vậy thôi cũng đủ để thấy rằng market cap (giá trị vốn hoá thị trường) quan trọng đến thế nào rồi!
Hiểu một cách đơn giản, đây là giá để bạn mua tất cả coin trong thị trường đó. Nhìn vào hình trên, mọi người có thể thấy rằng giá trị vốn hoá thị trường của Bitcoin (BTC) là $136.737.374.384, đây chính là giá để bạn có thể mua hết BTC trên thị trường. Như vậy, chỉ số này càng cao nghĩa là thị phần của đồng coin đó càng lớn.
Chắc hẳn mọi người đã biết công thức tính market cap: Chúng ta có thể thấy, nếu muốn giá tăng, thì market cap phải tăng (khối lượng tài sản đầu tư vào đồng coin đó tăng) hoặc circulating supply giảm (tính khan hiếm tăng). Như vậy, nhà đầu tư có thể ước lượng được mức độ khả thi của kỳ vọng so với thực tế về giá dựa vào chỉ số này.
Volume (24h)
Đây chính là chỉ số khối lượng giao dịch trong 24h của một đồng coin. Khi khối lượng giao dịch càng nhiều, đồng nghĩa với việc đồng coin đó đang được nhiều người quan tâm đầu tư vào nó. Thông thường, nhà đầu tư nhìn vào volume để dự đoán tính thanh khoản của một đồng coin. Tuy nhiên, số liệu vẫn không thể phản ánh hoàn toàn khi thị trường bị thao túng!
Circulating Supply
Đây là số liệu chỉ lượng cryptocurrency đã đào được và đang lưu thông trên thị trường. Trong thực tế, không phải tất cả số coin đào được đều được lưu thông trên thị trường. Trong số đó, có thể có một số bị thất thoát vì bị mất cắp hoặc các giao dịch trùng lặp, v.v… Ngoài ra, ở Circulating Supply trên CMC, chúng ta thấy dấu * bên cạnh một số đồng coin như XRP, EOS, USDT, … Điều này có nghĩa là những đồng coin đó không thể đào được.
Price
Giá thị trường hiện tại của đồng coin đó, được cập nhật thường xuyên. Giá của một đồng coin tại CMC sẽ được tính dựa trên giá của đồng coin đó tại tất cả các sàn được niêm yết trên CMC.
Ví dụ, giá BTC hiện tại là $7.570,14 được tính theo trung bình trọng số của giá BTC tại các sàn được niêm yết: Cụ thể: $7.570,14 = (3,32% x $7.579,55) + (3.02% x $7.580,52) + …
BTC Dominance
Đây chính là chỉ số chiếm ưu thế của BTC, chính là “thị phần” của BTC trong thế giới cryptocurrency. Giá trị vốn hoá thị trường (market cap) của Bitcoin càng cao thì chỉ số này càng cao. BTC Dominance càng cao chứng tỏ các đồng coin khác bị bán ra nhiều và/hoặc Bitcoin được mua vào nhiều. Như vậy, đây là chỉ số thể hiện nhu cầu của thị trường đối với Bitcoin so với các Altcoin khác. Sỡ dĩ BTC Dominance được xem là một trong những chỉ số quan trọng vì:
- Bitcoin là cryptocurrency đầu tiên, là “vua” của các loại cryptocurrency khác, và luôn có giá trị vốn hoá thị trường ở mức cao nhất.
- Bitcoin và các loại cryptocurrency khác (altcoin) là 2 loại hình đầu tư đối lập nhau, có xu hướng ngược nhau, thường dùng để đa dạng hoá các danh mục đầu tư một cách hiệu quả.
- Trên một số sàn giao dịch, BTC thường được chọn là cryptocurrency ‘trung gian’ để trao đổi với các đồng coin khác vì tính thanh khoản cao của nó.
Liquidity
Nhờ vào chỉ số này, người dùng có thể xác định chính xác tính thanh khoản của sàn giao dịch một cách minh bạch và an toàn. Danh sách các sàn giao dịch được sắp xếp theo tính thanh khoản (Liquidity)
Theo CMC, Liquidity chính là công cụ để hạn chế sự phụ thuộc vào khối lượng giao dịch (volume) được các sàn báo cáo. Như chúng ta đã đề cập ở trên, khối lượng giao dịch thường bị các sàn khai báo khống, hoặc xảy ra tình trạng giao dịch giả, giao dịch thao túng giá, rửa tiền,… nhằm làm tăng nhu cầu của thị trường đối với đồng coin đó.
Tra cứu thông tin với CoinMarketCap
Thông tin thị trường cryptocurrency
Về cơ bản, CMC cung cấp thông tin của các đồng coin theo mô hình dạng bảng bằng cách liệt kê. Tại giao diện chính, bạn có thể theo dõi các danh sách như Cryptocurrencies (Danh sách đồng coin trên thị trường), Exchanges (Danh sách các sàn giao dịch được niêm yết), và Watchlist (Danh sách đồng coin mà bạn quan tâm). Để sắp xếp danh sách theo các tiêu chí cho riêng mình, bạn chỉ cần nhấn vào dấu mũi tên bên cạnh các danh sách đó và chọn tiêu chí mà bạn muốn.
Thông tin của các loại cryptocurrency
Sau khi theo dõi thị trường để tìm ra những đồng coin có tiềm năng, bạn sẽ phải nghiên cứu từng đồng coin để xem đâu là thứ đáng đầu tư nhất. Để làm được việc này, bạn chỉ cần ấn vào tên đồng coin trên danh sách cryptocurrency: Thông tin đầy đủ của cryptocurrency tại đây, bạn có thể theo dõi được thông tin cơ bản của đồng coin đó, cũng như các giai đoạn thăng, trầm từ khi đồng coin hình thành cho đến nay. Biểu đồ thể hiện các thông tin như giá trị vốn hoá thị trường (đường xanh lá), giá thị trường (đường xanh da trời), giá theo BTC (xuất hiện tại biểu đồ của các đồng coin khác BTC – đường màu vàng) và khối lượng giao dịch (màu xám).
Bên cạnh đó, bạn còn có thể theo dõi những thông tin khác như:
- Market Pairs: biểu thị mối liên hệ giữa các cặp coin với nhau, vd: BTC/USDT, BTC/ETH,…
- Social: thể hiện những bình luận/ nhận xét của cộng đồng về đồng coin
- Tools: công cụ để tính toán giá coin trên CMC
- Ratings: đo lường sức khoẻ của đồng coin, được thực hiện bởi bên thứ ba
- Historical Data: ghi lại số liệu của đồng coin theo ngày
Thông tin của sàn giao dịch
Bên cạnh thông tin của cryptocurrency, CMC cũng cung cấp đầy đủ các thông tin về sàn giao dịch được niêm yết tại website của mình. Tương tự như cách xem thông tin của cryptocurrency, bạn chỉ cần ấn vào tên sàn trong danh sách sàn giao dịch (Exchanges): Thông tin đầy đủ của sàn giao dịch Tại đây, bạn có thể theo dõi danh sách các đồng coin được niêm yết trên sàn giao dịch này. Các số liệu mục này được cung cấp bởi các sàn giao dịch. Ngoài ra, bạn cũng có thể lọc danh sách theo các tiêu chí ở phía bên phải (trong ô màu tím) để tìm thông tin và so sánh các đồng coin mà mình quan tâm.
Watchlist – Theo dõi coin ‘ruột’
Công dụng của Watchlist chính là lưu lại các đồng coin mà bạn quan tâm mà không cần phải tìm lại chúng trong danh sách 2000 cryptocurrency được niêm yết ở danh sách bên kia. Để thực hiện việc này, bạn cần: Bước 1: Mở thông tin của đồng coin bằng cách ấn vào tên trên danh sách Bước 2: Ấn vào mục Watch để thêm tên đồng coin vào Watchlist của mình Bước 3: Xem lại danh sách các đồng coin ‘ruột’ trong Watchlist Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm đồng coin mà mình quan tâm bằng cách chọn trong mục “Add to Watchlist”.
CoinMarketCap Interest – Lãi suất giữ coin
Vào tháng 10/2019, CMC đã cho ra mắt Coinmarketcap Interest – nơi cung cấp lãi suất của một số cryptocurrency, giúp người dùng có thể ước lượng được mức độ lạm phát của từng loại coin và đưa ra quyết định phù hợp. Theo đó, người dùng có thể kiếm được khoản lãi suất khi gửi coin hoặc có thể vay cryptocurrency để thực hiện đầu tư. Giao diện chính của CoinMarketCap Interest
Tại giao diện chính của website, chúng ta có thể tìm thấy đầy đủ các thông tin như các đồng coin (cột bên trái), thông tin cơ bản (mục đầu tiên của cột bên phải), và thông tin các nền tảng trả lãi suất gửi coin (Earn Interest) hay nền tảng cho vay (Borrow Crypto).
Tại đây, bạn cũng có thể theo dõi thông tin cơ bản, mức lãi suất của các nền tảng dành cho đồng coin mà bạn chọn. Để xem thông tin chi tiết về dịch vụ này, bạn chỉ cần ấn vào tên của nền tảng, hệ thống sẽ kết nối với website chính thức của các nhà cung cấp, nơi có đầy đủ những thông tin cần thiết.
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin và cách sử dụng CoinMarketCap mới nhất. Đây là công cụ cực kỳ quan trọng mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần để theo dõi thông tin các danh mục đầu tư của mình một cách chính xác và minh bạch nhất. Tuy nhiên hãy nhớ rằng CoinMarketCap chỉ cung cấp một cái nhìn tổng quan và là một công cụ chung để khám phá thế giới cryptocurrency.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet