Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Giao thức IPFS là gì? IPFS có phải là đối thủ của HTTP trên Blockchain?. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
HTTP – giao thức hoạt động dựa trên mô hình Client – Server và hiện vẫn đóng vai trò là nền tảng cho mạng lưới Internet nhiều khả năng sắp bị thay thế bởi một giao thức mới nhanh hơn, an toàn hơn với tên gọi là IPFS. Vậy IPFS là gì?
ẩn
HTTP là gì?
![]() Đáp ứng nhu cầu của độc giả về FOREX. Webtaichinh xin chia sẽ với các bạn lộ trình A-Z cho người mới khi tham gia vào thị trường này Danh sách bài viết nên đọc bao gồm: |
✅ 14 Sàn Forex Tốt Và Uy Tín Nhất Việt Nam, Thế Giới 2021 |
✅ 9 Kinh Nghiệm Đầu Tư Forex Từ Số 0 Giúp Nhiều Người Đổi Đời |
✅ Cách Tạo Lập Và Đăng Ký Tài Khoản Forex Chi Tiết Từ A-Z Cho Newbie |
✅ Tất Cả Mọi Thứ Về Trading Forex, Có Hợp Pháp, Có Nên Tìm Hiểu Hay Đầu Tư ? |
♻️ Ghi rõ nguồn Webtaichinh.vn trước khi share |
🛑 Lưu ý: TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM |
HTTP là chữ viết tắt của HyperText Transfer Protocol (giao thức truyền tải siêu văn bản), hiện vẫn là yếu tố cốt lõi giúp cho chúng ta có thể kết nối và đọc các thông tin trên mạng Internet. Mặc dù được sử dụng một cách rộng rãi, nhưng giao thức HTTP vẫn sở hữu nhiều hạn chế, mà đa phần là về tính bảo mật và tốc độ truyền tải dữ liệu.
Đây cũng là lý do mà HTTPS ra đời từ năm 1994, nhằm mục đích tăng cường khả năng bảo mật thông tin của các website về tài chính, doanh nghiệp hoặc chính phủ, nhưng vẫn chưa mang đến sự hoàn thiện tối đa.
Mãi tới năm 2016, khi người ta bắt đầu làm lễ sinh nhật tròn 20 năm cho HTTP như một công nghệ mang tính cách mạng của nhân loại, thì đã bắt đầu có những thông tin về một giao thức mới nhanh hơn, an toàn hơn mang tên IPFS, hứa hẹn sẽ là sự thay thế hoàn hảo cho cả HTTP và HTTPS trong tương lai như là chế độ truyền thông tiêu chuẩn của các website.
Vấn đề của HTTP
Internet hiện nay được xây dựng trên nền tảng giao thức HTTP (HyperText Transfer Protocol – Giao thức truyền tải siêu văn bản), là giao thức cốt lõi mà chúng ta đang sử dụng trong việc truyền và nhận dữ liệu trên mạng Internet. Mặc dù được sử dụng một cách rộng rãi nhưng HTTP có một số hạn chế nổi bật như: mức độ bảo mật, khả năng truyền tải.
Giao thức HTTP làm cho các hoạt động của chúng ta trên mạng Internet bị phụ thuộc vào máy chủ. Nhìn hình ảnh dưới đây chắc các bạn cũng rất quen thuộc, nỗi ác mộng của mọi người khi máy chủ thông báo không tìm thấy nội dung mà chúng ta truy cập tới.
Lỗi trên thường gặp phải khi chúng ta truy cập vào các nội dung đã cũ hoặc máy chủ hiện thời không thể trả về kết quả mong muốn. đây là một hạn chế rất lớn của HTTP.
Tưởng tượng rằng dữ liệu của bạn được lưu ở trên máy chủ, bỗng một ngày đẹp trời có vài tên hackers rảnh tay không có gì làm, chúng tấn công DDOS vào máy chủ làm máy chủ bị shut down, hoặc tấn công ăn cắp thông tin trong cơ sở dữ liệu trên máy chủ, sau đó xoá toàn bộ các tệp tin báo cáo/source code cho đồ án tốt nghiệp của bạn. BOOM, mời bạn đăng ký học lại.
IPFS là gì
Về định nghĩa, IPFS (viết tắt của InterPlanetary File System) là một giao thức phân phối mã nguồn mở của giao thức hypermedia hoạt động dựa trên nội dung và danh tính. Cụ thể hơn, nó sẽ phân phối dữ liệu theo hình thức P2P, hay còn gọi là mạng ngang hàng (mạng đồng đẳng). Trong đó, các hoạt động của IPFS chủ yếu dựa vào khả năng tính toán băng thông của tất cả các máy tham gia chứ không tập trung vào một phần nhỏ các máy chủ trung tâm như các giao thức khác.
Để giải thích rõ hơn cho điều này, nhóm nhà phát triển đã mô tả cách thức hoạt động của IPFS sẽ tương tự như BitTorrent, đồng nghĩa với mỗi máy tính tham gia trong mạng lưới của nó sẽ đảm nhận cả việc download lẫn upload dữ liệu mà không cần có sự có mặt của một máy chủ trung tâm. So với HTTP, IPFS mang lại tiềm năng lớn nhờ cải thiện được tốc độ truyền tải, tránh sự phụ thuộc vào các máy chủ và có khả năng cải thiện cấu trúc của nền tảng Internet.
Những thuật ngữ chuyên ngành và cách thức hoạt động rắc rối có thể sẽ phù hợp hơn với dân IT, nhưng lại là những yếu tố quá xa vời đối với người dùng Internet. Do vậy, tất cả những gì chúng ta cần biết có lẽ chỉ là những câu hỏi như IPFS sẽ mang tới điều gì cho người dùng? Vì sao nó cải tiến hơn so với HTTP? Hay nói cách khác, tại sao chúng ta nên cân nhắc để chuyển qua IPFS.
Tránh sự phụ thuộc vào máy chủ
“404 Page Not Found” đã và đang là nỗi ác mộng với người dùng Internet, khi các nội dung mà bạn tìm kiếm trên Internet không tồn tại, hoặc đã bị xóa bỏ. Về mặt kỹ thuật, lỗi 404 được áp dụng trong trường hợp máy chủ của website không thể tìm thấy nội dung mà bạn yêu cầu.
Bạn thường dễ dàng tìm thấy lỗi 404 khi tìm kiếm các nội dung đã cũ, khi chúng ta đang ngoại tuyến, hoặc máy chủ đang gặp phải sự cố và không thể hồi đáp thông tin cho người dùng. Đây cũng là vấn đề lớn nhất mà giao thức HTTP gặp phải, điều mà nó không thể cải thiện cũng như khắc phục.
Mặt khác, giao thức IPFS hoàn toàn bỏ qua khái niệm máy chủ, mà chỉ quan tâm tới nội dung tìm kiếm. Điều này không chỉ giúp chúng ta rút ngắn con đường tới thông tin, mà lại không lo gặp phải các máy chủ kém chất lượng, kém tin cậy.
Không còn mô hình tập trung
Với mô hình Internet ngày nay, chúng ta luôn đứng trước các vấn đề mang tính dây chuyền, mà khởi nguồn là cuộc chiến tranh giành người dùng đến các máy chủ trung tâm tốt hơn, được điều hành bởi một số tên tuổi lớn trong lĩnh vực công nghệ như Amazon, Google, Yahoo,…
Điều này dẫn đến các vấn đề như nhiều bí mật của chính phủ bị hé lộ, các công ty sử dụng phần mềm gián điệp, tin tặc thực hiện các vụ tấn công DDoS, ISPs công khai chặn các dịch vụ mà họ không muốn bạn truy cập, dữ liệu bị ngăn cản khỏi nội bộ một quốc gia, hay dữ liệu của bạn có thể chống lại chính chúng ta.
Với mô hình website phân tán (decentralized) của IPFS, các vấn đề này hoàn toàn được khắc phục và không còn chế độ quản lý phân cấp. Một trang web được tạo ra với mục đích chia sẻ thông tin sẽ luôn đến được với người dùng. Ở điều kiện lý tưởng nhất, bạn thậm chí có thể truy cập website khi không có kết nối mạng. Đây không chỉ là một điểm cộng lớn đối với các nhà phát triển, mà còn đánh dấu sự tiến bộ đối với với các quyền cá nhân, quyền riêng tư của người dùng.
Giảm bớt chi phí
Ưu điểm tiếp theo của mô hình IPFS đó là giảm bớt chi phí đối với cả người cung cấp nội dung và người dùng thông thường.
Có thể bạn chưa biết, nhưng dữ liệu được sử dụng trong giao thức HTTP trên thực tế rất tốn kém. Các nhà cung cấp dữ liệu được phép tính phí và đề ra các thỏa thuận đối với những nội dung ăn khách trên Internet.
Lấy thí dụ như đoạn MV từng gây sốt trên YouTube từ năm 2013 là Gangnam Style có dung lượng khoảng 117 MB. Với lượt người xem khoảng 2,3 tỷ vào đầu năm 2016, ta tính được tổng cộng khoảng 274.286.340.432 MB hay 274,3 Petabyte dữ liệu được truyền tải trên Internet. Nếu tính trung bình với giá 1 cent cho mỗi gigabyte dữ liệu (bao gồm chi phí băng thông và máy chủ trên toàn thế giới), thì 2,74 triệu USD đã được sử dụng chỉ để phân phát đoạn video này tới người xem trên toàn thế giới.Với cách thức hoạt động khác biệt, IFPS sẽ cho phép đoạn video trên được tải hoàn toàn về mạng nội bộ IFPS dù bạn là ai và đang ở đâu. Do đó loại bỏ sự cần thiết của hàng loạt trạm kết nối và máy chủ Internet, giúp chi phí tổng thể giảm một cách rõ rệt.
Hướng dẫn cài đặt IPFS
Để sử dụng IPFS chúng ta tài về go-ipfs tại đây: https://ipfs.io/docs/install/. Cách cài đặt khá đơn giản, các bạn tải về (theo nền tảng của máy, ở đây máy mình là MACOS). Sau khi tải go-ipfs về chúng ta được file go-ipfs_v0.4.14_darwin-amd64.tar. Các bạn quay lại thư mục cha nơi chứa file tar vừa tải về, mở terminal tại thư mục đó và chạy câu lệnh:
tar xvfz go-ipfs.tar.gz
Giải nén xong ta được thư mục go-ipfs, các bạn mở terminal tại thư mục và chạy command sau để cài đặt ipfs:
./install.sh
Sau đó chạy thử command sau để xem đã cài đặt thành công chưa nhé:
ipfs help
Nếu xuất hiện dòng:
USAGE ipfs - Global p2p merkle-dag filesystem. ipfs [--config=<config> | -c] [--debug=<debug> | -D] [--help=<help>] [-h=<h>] [--local=<local> | -L] [--api=<api>] <command> ...
Là chúng ta đã cài đặt thành công rồi đó. Sau đây chúng ta sẽ làm một vài chức năng cơ bản của IPFS nhé. Đầu tiên chúng ta cần khởi tại nút của mình để tham gia vào hệ thống mạng IPFS bằng cách chạy command sau:
ipfs init
Sau đó chạy câu lệnh sau để bắt đầu tham gia vào mạng online:
ipfs daemon
Các bạn sẽ thấy thông báo như sau:
> ipfs daemon Initializing daemon... API server listening on /ip4/127.0.0.1/tcp/5001 Gateway server listening on /ip4/127.0.0.1/tcp/8080
Để upload một tệp tin lên IPFS, các bạn làm như sau:
ipfs add <path_to_file>
Ở đây mình có file cat.jpg để luôn ở trong thư mục go-ipfs, nên command add sẽ như sau:
ipfs add cat.jpg
Sau đó các bạn có thể thấy rằng IPFS trả về cho chúng ta như sau:
added Qmd286K6pohQcTKYqnS1YhWrCiS4gz7Xi34sdwMe9USZ7u cat.jpg
Ở đây phần Qmd286K6pohQcTKYqnS1YhWrCiS4gz7Xi34sdwMe9USZ7u chính là đoạn mã của file các bạn tải lên, và đoạn mã này là duy nhất, mã này đại diện cho duy nhất file các bạn tải lên, chỉ cần chúng ta thay đổi 1 kĩ tự sau đó add lại sẽ thấy đoạn mã khác hoàn toàn
Để check xem file của chúng ta đã được đưa lên IPFS thật hay chưa và có thể truy cập online được hay không, các bạn có thể truy cập vào https://gateway.ipfs.io/ipfs/Qmd286K6pohQcTKYqnS1YhWrCiS4gz7Xi34sdwMe9USZ7u. Và sẽ thấy như sau:
Vậy là file của các bạn đã được đưa lên IPFS và có thể được truy cập bởi các nút khác rồi đó. Để tải về một file trên IPFS các bạn chạy command sau:
ipfs cat <hash_of_file>
Ví dụ như với file ảnh bên trên mình sẽ làm như sau, xoá đi file cat.jpg ở trong thư mục go-ipfs mà chúng ta thêm vào ở bên trên:
ipfs cat Qmd286K6pohQcTKYqnS1YhWrCiS4gz7Xi34sdwMe9USZ7u
Vào lại thư mục go-ipfs các bạn có thể thấy đã tải về thành công file cat.jpg khi nãy chúng ta upload lên IPFS rồi đó.
Kết luận
Qua bài này mình đã hướng dẫn cơ bản các bạn về IPFS là gì và hướng dẫn sử dụng IPFS. Không biết liệu rằng IPFS có được phát triển để thay thế được HTTP trong tương lai hay không, tuy vẫn còn hạn chế nhưng chúng ta có thể thấy được nó đã khắc phục được các nhược điểm cơ bản của HTTP.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet