Physical Address
304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124
Physical Address
304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124
Mimblewimble – tên một loại phép thuật trong truyện Harry Potter dùng để “trói” lưỡi nạn nhân khiến họ không đọc thần chú được. Đừng nghĩ rằng bạn đang tìm kiếm sai chủ đề, Mimblewimble cũng là giao thức chạy trên hai nền tảng siêu ẩn danh Grin Coin và Beam, đồng thời tăng cường khả năng mở rộng, quyền riêng tư cho Blockchain. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Bitcoin Vietnam News tìm hiểu Mimblewimble là gì và cách đào đồng Grin Coin đang khá hot này nhé.
Vào ngày 02/08/2016, một nhà phát triển lấy tên là Tom Elvis Jedusor (tên tiếng Pháp của Voldermort trong Harry Potter) post một đường link đuôi .onion dẫn đến một file text trên IRC chat lấy tên là MIMBLEWIMBLE. Filetext này miêu tả cách thức mà giao dịch trong mạng lưới phân quyền được triển khai và khác với cách mà Bitcoin đang làm.
Ngay lập tức, chủ đề này nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà phát triển và họ đã cải thiện khả năng mở rộng dựa trên ý tưởng này.
Ngày 20/10, một nhà phát triển ẩn danh lấy tên chủ nhân đầu tiên của chiếc áo choàng tàng hình Ignotus Peverell xuất hiện trên IRC giới thiệu về dự án triển khai hiện thực hóa ý tưởng của Mimblewimble trên github. Sau đó, dự án bắt đầu thu hút số lượng lớn nhà phát triển tham gia.
Hai dự án Grin Coin và Beam đang phát triển nhằm hiện thực ý tưởng Mimblewimble và đã phát hành vào tháng 01/2019.
Bản thân cái tên Grin Coin bắt nguồn từ ngân hàng phù thuỷ trong Harry Potter là Gringotts.
Trước tiên chúng ta cần hiểu cách thức hoạt động của Mimblewimble thì mới biết được nó là gì. Mimblewimble là một cách để triển khai của giao dịch bí mật (confidential transactions). Giao dịch bí mật cho phép người gửi mã hóa lượng Bitcoin bằng cách sử dụng các yếu tố mù (blinding factors). Các yếu tố mù đơn giản là các chuỗi số được sử dụng để mã hóa số Bitcoin trong một giao dịch.
Trong một giao dịch bảo mật, chỉ có người bán và mua là biết được số lượng Bitcoin đang được giao dịch, người ngoài không thể biết được. Tuy nhiên, người ngoài vẫn có thể đảm bảo rằng giao dịch hợp lệ bằng cách so sánh lượng input và output; nếu cả hai đều giống nhau, thì giao dịch là hợp lệ.
Chức năng của Mimblewimble cũng tương tự như vậy, ngoại trừ, yếu tố mù là do người nhận Bitcoin tạo ra. Yếu tố này sau đó được sử dụng như là bằng chứng về quyền sở hữu của người nhận, cho phép họ chi tiêu Bitcoin (chức năng tương tự Private Key).
Ngoài ra, các giao dịch Mimblewimble cũng thừa hưởng một công nghệ mã hóa mới khác được gọi là CoinJoin, cũng là của Gregory Maxwell, CoinJoin là cách giao dịch trộn lẫn các input và output để đảm bảo không một ai có thể biết xác định được lượng Bitcoin đã gởi là từ địa chỉ nào.
Bitcoin duy trì mọi dữ liệu giao dịch xuất hiện kể từ khối nguyên thủy (Genesis Block), có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể tải xuống và xác minh toàn bộ lịch sử giao dịch công khai của nó.
Nhưng Mimblewimble chỉ giữ thông tin cần thiết – đồng thời đảm bảo yếu tố bảo mật hơn. Các trình xác thực đảm bảo rằng không có hoạt động bất thường nào xảy ra (ví dụ: chi tiêu hai lần) và số lượng tiền đang lưu hành là chính xác.
Ngoài ra, Mimblewimble loại bỏ hệ thống tập lệnh của Bitcoin, đây là một danh sách bao gồm các hướng dẫn để xác định cách thức giao dịch được cấu trúc. Việc loại bỏ tập lệnh cho phép các chuỗi khối của MW trở nên riêng tư và có thể mở rộng hơn. Tính riêng tư hơn là vì không ai có thể theo dõi các địa chỉ, và khả năng mở rộng hơn là nhờ vào dữ liệu trên blockchain nhỏ hơn.
Vì vậy, một điểm khác biệt quan trọng khác giữa Bitcoin và Mimblewimble là kích thước dữ liệu của các blockchain của chúng – có liên quan đến tính năng cắt ngang đã thảo luận trước đó. Bằng cách xóa các dữ liệu giao dịch không cần thiết, Mimblewimble cần đến ít tài nguyên tính toán hơn.
Mimblewimble cho phép nén dữ liệu, giảm kích thước blockchain chung. Các nút có thể xác minh lịch sử giao dịch nhanh hơn nhiều với lượng tài nguyên ít hơn đáng kể. Ngoài ra, các nút (node) mới có thể tải xuống và đồng bộ hóa với chuỗi khối (blockchain) MW dễ dàng hơn.
Việc chi phí tham gia mạng và vận hành một nút giảm có thể tạo ra một cộng đồng đa dạng và phân tán hơn, điều này có thể sẽ giúp quá trình khai thác trở nên ít tập trung hơn, điều thường thấy ở các blockchain PoW.
Cuối cùng, Mimblewimble có thể được sử dụng như một giải pháp từ bên ngoài chuỗi, giải pháp này có thể được gắn vào Bitcoin hoặc chuỗi mẹ khác. Thiết kế của MW cũng có thể giúp cải thiện hiệu suất của các kênh thanh toán, chẳng hạn như các kênh được sử dụng bởi Lightning Network.
Việc loại bỏ hệ thống tập lệnh của Bitcoin, kết hợp với việc sử dụng Giao dịch Bảo mật giúp nâng cao tính bảo mật cho người dùng bằng cách ẩn đi các chi tiết của giao dịch.
Ngoài ra, các đồng tiền dựa trên blockchain Mimblewimble có thể được thay thế. Tính chất thay thế được nghĩa là có thể trao đổi mỗi đơn vị của một đồng tiền với bất kỳ một đơn vị nào khác của cùng một đồng tiền đó (không thể phân biệt được chúng).
Giao dịch Bí mật làm giảm đáng kể năng suất giao dịch. Khi so sánh với một hệ thống không riêng tư, một blockchain sử dụng CT có tính bảo mật cao hơn nhưng tỷ lệ TPS (giao dịch mỗi giây) thấp hơn. Tuy nhiên, hạn chế này có thể được bù đắp nhờ quy mô nhỏ gọn của MW.
Các hệ thống Mimblewimble không có khả năng chống lại các máy tính lượng tử (các máy tính tiên tiến và mạnh mẽ). MW dựa vào các thuộc tính tương đối đơn giản của chữ ký số. Tuy nhiên, phải mất vài thập kỷ nữa để có thể phát triển một máy tính lượng tử hoàn thiện, và loại tiền mã hóa sử dụng Mimblewimble có thể sẽ tìm được các cách thức để ngăn chặn các cuộc tấn công lượng tử trong những năm tới.
Sự ra đời của Mimblewimble đánh dấu một cột mốc đáng chú ý trong lịch sử của blockchain. Một mặt, tính năng cắt ngang giúp các mạng MW có chi phí thấp hơn và dễ dàng mở rộng hơn. Mặt khác, giao thức MW có thể được triển khai như một giải pháp ngoài chuỗi hoặc một kênh thanh toán, giúp nâng cao tính bảo mật và khả năng mở rộng.
Cho đến nay, đã có một số dự án blockchain sử dụng thiết kế Mimblewimble, bao gồm các nhóm dự án Litecoin, Grin và Beam. Trong khi Grin là một dự án hướng đến cộng đồng sử dụng thiết kế dựa trên bằng chứng về khái niệm gọn nhẹ của giao thức MW, thì Beam áp dụng cách tiếp cận giống như một công ty khởi nghiệp. Mặc dù cả hai dự án đều dựa trên Mimblewimble, nhưng chúng khác biệt về mặt kỹ thuật vì mỗi dự án có một cách riêng để triển khai thiết kế MW.
Câu hỏi bây giờ là liệu Mimblewimble có thể được tin cậy và áp dụng rộng rãi hay không. Đó là một ý tưởng thú vị và đầy hứa hẹn, nhưng cũng còn non trẻ. Do đó, các trường hợp sử dụng tiềm năng vẫn đang được nghiên cứu và tương lai của Mimblewimble vẫn chưa chắc chắn.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.