Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Giao thức Sharding là gì? Giải pháp mở rộng Blockchain. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
Khi nói về Blockchain, những người ủng hộ công nghệ này khẳng định rằng nhờ việc sổ cái tự động ghi lại lịch sử giao dịch, các giao dịch luôn được thực hiện với một lớp bảo mật chống sai sót tích hợp. Do đó, Blockchain được dự đoán sẽ là một công nghệ xử lý giao dịch an toàn và hiệu quả trong tương lai vì chúng ta sẽ không cần phải phụ thuộc vào một hệ thống ghi nhận và xác định dự liệu tập trung nữa. Nói đơn giản hơn là sẽ không cần một hệ thống trung gian như ngân hàng để thực hiện các giao dịch của chúng ta. Mặc dù chúng ta có thể thấy rằng Blockchain chắc chắn sẽ mang lại sự chuyển đổi mô hình kinh doanh và nhiều ứng dụng mới, nhưng vẫn còn tồn tại một vấn đề “nhỏ”. Đó chính là khả năng mở rộng (scale up) của hệ thống Blockchain.
ẩn
Khả năng mở rộng của Blockchain
Đầu tiên, đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Khi tìm kiến chủ đề về Blockchain trên Google sẽ cho ra hàng trăm kết quả từ các diễn đàn, trang web và blog liên quan đến vấn đề này. Trong khi các loại tiền mã hóa đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn ở một số lĩnh vực nhất định, tốc độ xử lí giao dịch của chúng vẫn chưa đủ nhanh để được sử dụng trên quy mô lớn. Gần đây nhất vào tháng 6, Bitcoin, loại tiền mã hóa phổ biến nhất hiện nay, chỉ có thể xử lý tối đa 7 giao dịch/ giây (tps) trong điều kiện tối ưu. Trong khi đó, con số này của PayPal và VISA lần lượt là 115 tps và 2000 tps, vượt hơn nhiều lần so với Bitcoin. Điều này cho thấy, công nghệ Blockchain nếu muốn trở thành một cuộc cách mạng trong việc tái cơ cấu hệ thống tài chính thì nó phải chứng minh khả năng mở rộng và xử lý được số lượng giao dịch tối thiểu là bằng với VISA hiện nay.
Blockchain Ethereum hiện đang thực hiện một số dự án như Plasma và Raiden nhằm mục đích gia tăng số lượng giao dịch xử lý ngang bằng VISA. Tuy nhiên những dự án này lại dự tính sử dụng các kênh ngoài chuỗi hoặc kênh phụ thay thế để mở rộng hệ thống Blockchain chính. Trong khi đó, đối với các nền tảng Blockchain khác thì tốc độ xử lý giao dịch phụ thuộc vào chức năng và giao thức chúng sử dụng. Ví như IOTA hiện có thể xử lý 500-800 tps, Waves đã đạt đến vài trăm giao dịch mỗi giây và Ripple đã đạt trên 13 tps. NEO đang sử dụng công nghệ có tên là Delegated Byzantine Fault Tolerance và hiện tại có thể đạt đến 1000 tps.
Nền tảng Blockchain mới có tên là Zilliqa cho thấy khả năng xử lý 2488 tps bằng “phương pháp Sharding – một giao thức an toàn được xây dựng theo quy mô trong một mạng lưới phân tán mở và ít yêu cầu quyền truy cập, giúp duy trì khả năng phục hồi và bảo mật.”
Giao thức Sharding là gì?
Ở thời điểm hiện tại, để thực hiện giao dịch trên Blockchain, tất cả các máy tính, hoặc các nút (node) trong mạng phải xác nhận giao dịch hợp lệ hoặc thực hiện thành công một hợp đồng thông minh (smart contract) – là một đoạn mã được lưu trữ trong đó mô tả các điều kiện cần thiết cho giao dịch được thực hiện. Nếu tất cả các nút đạt được kết quả tương tự và đạt được sự đồng thuận, giao dịch sẽ được xác nhận. Điều này có nghĩa là cần có thời gian để xử lý các giao dịch trên Blockchain.
Trong khi đó, giao thức Sharding tiến hành xử lí song song thông qua nhiều máy tính trên mạng lưới, qua đó chia sẻ số lượng giao dịch cần xác minh. Giao thức này tự động phân chia các mạng thành từng phần nhỏ hơn, còn được gọi là “mảnh” (shards), mỗi mảnh chạy trên giao thức đồng thuận với quy mô nhỏ hơn. Việc mạng lưới chạy song song có thể xử lí hàng trăm giao dịch trong một giây trên một mảnh trên tổng số hàng ngàn giao dịch. Khi nhiều nút tham gia, mạng sẽ ngày càng trở nên nhanh hơn khi xác nhận các giao dịch. Một khi mạng lưới này lớn bằng với Ethereum, nó sẽ có thể xử lý nhiều giao dịch hơn trong mỗi giây. Điều này khiến mạng lưới này trở nên nhanh hơn và tiềm năng rẻ hơn VISA.
Nếu hệ thống này đạt được tốc độ cần thiết để đảm nhận khối lượng công việc của hệ thống ngân hàng hiện tại mà không phải loại bỏ việc cấp phép của mạng phân tán, những ứng dụng sử dụng tất cả mọi thứ từ đấu giá đến thanh toán sẽ có thể hoạt động một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả hơn. Phương pháp Sharding có thể giúp tạo ra một bước đột phá lớn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng khả năng mở rộng của Blockchain.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet