Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Impermanent Loss là gì? Phải biết trước khi tham gia AMM!. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
Impermanent Loss là một trong những cơ chế rất thú vị khi bạn tham gia cung cấp thanh khoản tại các Pool với cơ chế AMM. Hãy cùng Nghiện Crypto tìm hiểu ngay Impermanent Loss là gì để sẵn sàng tham gia cung cấp thanh khoản nhé!
1. Tìm hiểu về cung cấp thanh khoản
![]() Đáp ứng nhu cầu của độc giả về FOREX. Webtaichinh xin chia sẽ với các bạn lộ trình A-Z cho người mới khi tham gia vào thị trường này Danh sách bài viết nên đọc bao gồm: |
✅ 14 Sàn Forex Tốt Và Uy Tín Nhất Việt Nam, Thế Giới 2021 |
✅ 9 Kinh Nghiệm Đầu Tư Forex Từ Số 0 Giúp Nhiều Người Đổi Đời |
✅ Cách Tạo Lập Và Đăng Ký Tài Khoản Forex Chi Tiết Từ A-Z Cho Newbie |
✅ Tất Cả Mọi Thứ Về Trading Forex, Có Hợp Pháp, Có Nên Tìm Hiểu Hay Đầu Tư ? |
♻️ Ghi rõ nguồn Webtaichinh.vn trước khi share |
🛑 Lưu ý: TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM |
Các sàn giao dịch sử dụng AMM như Uniswap, Sushiswap thường tạo ra sự trượt giá (slippage) khi xuất hiện các lệnh giao dịch có khối lượng lớn so với tổng thanh khoản.
Do đó, để các Dexes này hoạt động tốt hơn, Uniswap hay Sushiswap thường cho phép người dùng cung cấp thanh khoản cho các Pool. Người cung cấp thanh khoản (Liquidity Providers) sẽ add các token theo cặp vào Pool theo 1 tỷ lệ nhất định để tạo ra thanh khoản cho pool đó. Đổi lại, họ được thưởng một phần phí giao dịch trên Pool đó.
Nếu chỉ hiểu đến đây, có lẽ bạn sẽ thấy cung cấp thanh khoản là một hình thức đầu tư “ngon ăn”. Thực tế, một số nhà cung cấp thanh khoản khi rút thanh khoản ra thì lại nhận thấy tài sản mình đã bị giảm đi so với khi thêm vào. Đó chính là hiện tượng Impermanent Loss.
2. Impermanent Loss (Tổn thất tạm thời) là gì?
Tổn thất tạm thời được hiểu là sự chênh lệch giá xảy ra một cách tạm thời khi các mã thông báo bên trong AMM phân kỳ (tăng/giảm không theo tỉ lệ thuận với nhau) dẫn đến sự thay đổi về giá và gây ra tổn thất.
Sở dĩ người ta gọi là tạm thời bởi vì giá tương đối của các mã thông báo trong AMM trở lại trạng thái ban đầu khi bạn cung cấp thanh khoản cho AMM thì khoản lỗ đó sẽ biến mất.
Thực tế, trường hợp trên hiếm khi xảy ra, những tổn thất tạm thời thường trở thành tổn thất vĩnh viễn. Do đó, bạn cần tính toán đến yếu tố này khi quyết định tham gia vào việc cung cấp thanh khoản trên các AMM.
Để hiểu sâu hơn, bạn cần bỏ chút thời gian nghiên cứu lại công thức của AMM sử dụng tại Uniswap. Mình sẽ giải thích sơ lược ngay dưới đây:
3. Cách thức hoạt động của Uniswap
Bất kỳ token ERC-20 nào cũng có thể được list vào Uniswap bằng cách cung cấp 1 pool thanh khoản bằng ETH. Cơ chế hoạt động của Pool được thực hiện dựa trên cơ chế AMM (Automated Market Maker).
AMM là khái niệm chỉ một thuật toán giúp tạo ra mối quan hệ giữa 02 token nhất định, giả sử token A và ETH
Đối với UniSwap, công thức được sử dụng là:
X * Y = K
Trong đó:
- X là số lượng token A
- Y là số lượng ETH
- K là giá trị Pool.
Đối với phương trình nói trên, bạn có thể nhận thấy:
- TH1: Khi K thay đổi (có thêm người góp tài sản vào Pool), khi đó X hoặc Y thay đổi. Trường hợp này nếu tỉ lệ X và Y thay đổi tỉ lệ thuận, giá của token A và B sẽ không đổi hoặc thay đổi ít.
- TH2: Khi K không đổi, nhưng X và Y thay đổi, khi đó giá trị token A và B phải thay đổi.
Bạn có thể thấy đối với TH1, K thay đổi khi X hoặc Y thay đổi, tức giá trị pool thay đổi khi số lượng token X và Y thay đổi. Điều này có nghĩa là đã có thêm các LP (Liquidity Providers) cung cấp thêm thanh khoản cho Pool theo tỉ lệ nhất định.
Đối với TH2, giá trị pool không thay đổi, khi đó X và Y thay đổi, đồng nghĩa với có người đã swap X lấy Y hoặc ngược lại. Khi đó, để k tiếp tục là hằng số, giá trị của token phải thay đổi.
Ví dụ: Pool 1 được tạo ra từ 10 ETH (X) và 1000 USDT (Y). Giả sử 1 ETH = 100 USDT.
Khi đó ta có: K = X * Y = 10 x 1000 =10.000
Mình swap 2 ETH lấy USDT, khi đó X’ = 10 – 2 = 8 ETH.
K = 10.000 không thay đổi nên Y’ = 10.000/8 = 1.250
Như vậy, 2 ETH đổi đc 250 USDT => 1 ETH = 125 USDT.
Việc đổi ETH lấy USDT đã làm giá ETH tăng lên.
4. Ví dụ về Impermanent Loss
Tương tự ví dụ trên, mình giả sử Pool ETH/DAI được tạo ra bởi 100 ETH (X) và 10.000 DAI (Y), tại mức giá 1 ETH = 100 DAI.
K = 100 x 10.000 = 1.000.000
Hùng tham gia cung cấp thanh khoản tại Pool này với số lượng token cụ thể là 1 ETH và 100 DAI. Nếu tính toán một chút, bạn sẽ thấy Hùng chiếm 1% số thanh khoản của Pool, tức được chia 1% phí giao dịch.
Giả sử sau một số giao dịch, 1 ETH = 120 DAI. Giả sử số token mới là X’ và Y’ => K = 1.000.000 = X’ x Y’
Mà 1ETH=120DAI, do Pool cung cấp theo tỉ lệ X và Y phải cố định => Y’ = X’ x 120 => X’ x (X’ x 120) = 1.000.000
khi đó Số ETH mới của các nhà cung cấp được tính như sau: X’ = sqrt (1.000.000 / 120) = 91,28; Y’ = X’ x 120 = 91,28 x 120 = 10.953,6
Vậy số token ETH mới (X’) là 91,28 còn số token DAI (Y’) mới là 10.953,6.
Hùng cung cấp 1% thanh khoản tức Hùng có số ETH là 0,9128 và số DAI là 109,536. Tính theo tỉ giá lúc đó (1ETH=120DAI) thì số tiền theo DAI (tương đương USDT) Hùng có là ~ 219 DAI.
Quay lại vấn đề, nếu Hùng không cung cấp thanh khoản, chỉ bỏ ETH và DAI trong ví, khi đó với tỉ giá trên Hùng sẽ có số tiền 1 ETH x 120 + 100 DAI = 220 DAI.
Như vậy, Hùng đã bị lỗ 1 DAI, chưa kể chi phí add pool và exit pool.
5. Có nên tham gia cung cấp thanh khoản?
Như mình đã nói ở trên, chừng nào bạn chưa rút thanh khoản, phần tổn thất trên chỉ là tốn thất tạm thời. Nếu sau thời gian giao dịch, giá ETH quay trở lại giá trị ban đầu như khi bạn tham gia thanh khoản thì khoản lỗ này sẽ biến mất.
Do đó, nếu bạn có một số vốn nhàn rỗi, chưa biết làm gì thì có thể cung cấp thanh khoản và hold vị thế này trong một thời gian dài. Theo nhiều tính toán, việc cung cấp thanh khoản sẽ mang lại tầm 11,8% lợi nhuận 1 tháng. Con số này có thể còn tăng lên nhiều hơn khi khối lượng giao dịch tại các Dexes ngày một gia tăng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo nhiều dự án giúp hạn chế, thậm chí triệt tiêu Impermanent Loss. DoDo và Balancer là những dự án như vậy.
Theo Coin68