Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài IOTA là gì? Thông tin mới nhất về đồng MIOTA hôm nay 07/04/2021. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
IOTA – đồng tiền điện tử sử dụng nền tảng Tangle thay vì Blockchain. Công nghệ Tangle và đồng IOTA là gì? Đó là những câu hỏi của rất nhiều người khi tham gia thị trường tiền điện tử đặt ra. Để giải đáp cho các câu hỏi trên, trong bài viết hôm nay hãy cùng Bitcoin Vietnam News tìm hiểu về IOTA Coin, cách thức hoạt động, tạo ví lưu trữ IOTA ở đâu và mua bán đầu tư trên sàn giao dịch nào giá rẻ, an toàn và uy tín nhất?
ẩn
IOTA là gì ?
Thị trường tiền thuật toán đang dần nóng lên từng ngày. Khi các nhà đầu tư và nhà phát triển nắm bắt cốt yếu vấn đề trong tương lai thì điều tự nhiên là công nghệ mới này sẽ phát triển.
Tuy nhiên vào thời điểm này thì tất cả sự chú ý đang tập trung vào duy nhất Bitcoin. Hầu như không ai tự hỏi: “IOTA là gì, hay lợi điểm của IOTA như thế nào?”
Rất dễ hiểu bởi vì Bitcoin đang được coi như là “ông vua”. Việc nó tăng trưởng dẫn đầu thị trường khiến mọi người nghĩ Bitcoin là một loại tiền tệ có sức mạnh ghê gớm theo cách mà nó đang thể hiện. Mức vốn hoá thị trường 275 tỷ USD đang làm Bitcoin trở nên có giá trị hơn tất cả các công ty hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên đằng sau sự điên cuồng đó, các loại tiền thuật toán khác đang miệt mài phát triển để giải quyết những điểm yếu của Bitcoin. Đó là tại sao IOTA (MIOTA) có thể trở thành một phần trong cuộc đua này.
MIOTA là gì ?
Đừng nhầm lẫn khi thấy câu hỏi “MIOTA là gì?”. Đó là ký hiệu của IOTA, và “M” là viết tắt của “Mega”, hay còn gọi là “1 triệu IOTA”, đơn vị cơ sở sử dụng trong giao dịch.
Mặc dù đó là loại tiền tệ ít được nhắc đến, nhưng vốn hoá thị trường của IOTA đã là 13 tỷ USD. Đứng trong Top 10 các loại tiền thuật toán hàng đầu. Giá của IOTA đang còn khá thấp và vẫn còn khả năng cho các nhà đầu tư trong tương lai.
Giá cả chỉ là một phần, công nghệ của IOTA mới thực sự là thứ mang lại giá trị cho nhà đầu tư và người sử dụng. Không giống như hệ thống Blockchain của Bitcoin, IOTA/MIOTA xây dựng trên hệ thống phi chuỗi khối Tangle – một giao thức sổ cái phân cấp mã nguồn mở thế hệ tiên tiến hơn.
Tangle là gì?
Đã gần một thập niên kể từ khi khái niệm về tiền thuật toán ra đời, các nhà phát triển trên toàn thế giới đã gặp khá nhiều băn khoăn. Điều này có thể hiểu rằng bởi vì Blockchain đang trên con đường tìm kiếm hướng đi tương lai.
Một khái niệm hoàn toàn mới. “Tangle là gì?” – Đó là một biến thể của Blockchain, hay còn gọi là đồ thị không đạo trình. Tangle hoạt động dựa trên tập hợp các nút (hoặc các đỉnh) và kết nối nhau để không có bất kỳ đường viền tròn nào. (Phần khái niệm này sẽ dễ hiểu đối với những ai học đại cương môn “Lý thuyết đồ thị”).
Theo sách trắng của IOTA, các cạnh đồ thị của Tangle được tạo ra theo nguyên lý nhất định: mỗi một giao dịch mới phải chấp nhận hai giao dịch trước đó. Điều này có thể xảy ra trực tiếp hoặc gián tiếp.
Đó là lý do tại sao Tangle lại khác biệt với Blockchain như vậy. Hệ thống mà Bitcoin đang xây dựng hoạt động dựa trên thợ mỏ, những người xác thực giao dịch bằng cách sử dụng sức mạnh điện toán và năng lượng điện (bằng lượng điện năng của 160 quốc gia hợp lại).
Thợ mỏ được khen thưởng cho phần công sức lao động của mình. Tuy nhiên mức độ tắc nghẽn giao dịch ngày càng cao đã đẩy mức phí giao dịch lên theo. Hiện tại những giao dịch của Bitcoin đang nằm trong tình huống thắt nút cổ chai, phí tăng và làm chậm thời gian thực hiện giao dịch.
Tangle dựa trên mỗi giao dịch để xác nhận 2 giao dịch khác trên cùng mạng lưới, do đó không cần thợ mỏ, không cần khối và không bị thắt nút cổ chai.
Ai đã tạo ra IOTA và tại sao ?
Khi Bitcoin ngày càng lớn hơn (và giá cũng thế) đã khiến các nhà đầu tư chú ý, Serguei Popov khi đó cũng rất phấn khích. Thành công của Bitcoin đã khiến ông thấy được giá trị thực tế của công nghệ Blockchain, cùng những khiếm khuyết của nó. Tất cả đã góp phần mang đến IOTA ngày hôm nay.
Một trong số những than phiền của Serguei Popov là phí giao dịch. Mỗi giao dịch Bitcoin đều mất phí, dù là nhỏ nhất. Điều đó có nghĩa là các hoạt động giao dịch vi mô sẽ không khả thi theo hệ thống hiện tại. Việc loại bỏ hệ thống này không hề dễ đối với Blockchain, bởi vì nó là động lực kinh tế cho việc xác thực giao dịch.
Popov là một tiến sĩ toán học, cùng với David Sønstebø, Sergev Ivancheglo và Dominik Schiener đã cùng nhau xây dựng giải pháp. Popov xây dựng nền tảng toán học, Ivanchegle và Schiener viết code. Sønstebø là người giám sát dự án.
Cùng với nhau, họ đã tạo ra token này vào tháng 12/2015. Sách trắng có đoạn viết: “Khi bắt đầu Tangle, sẽ có một địa chỉ với một số dư chứa toàn bộ token. Sử dụng giao dịch khởi nguyên này để chuyển token đến địa chỉ của các nhà phát triển khác”.
Quay lại vấn đề đầu tiên, IOTA là gì. Nói đơn giản IOTA là một hệ thống token nhằm giải phóng tải trọng của Blockchain. Còn đồng tiền IOTA thì khác gì với hệ thống IOTA ?
Lý giải rằng trong một hệ thống không có thợ mỏ, không có phần thưởng cho nỗ lực lao động, vậy thì tại sao lại tạo ra một token cho tương lai như vậy ? Tất cả các token IOTA sẽ cùng xuất hiện trong một giây phút đặc biệt (tổng cộng là 2,779,530,277,761 token IOTA). Toàn bộ đã ra đời trong sự kiện huy động vốn, mà sau này chúng ta thường gọi là ICO. Khi đó chỉ có 1,137 BTC được huy động để phát triển dự án.
Không có phần thưởng cho nỗ lực lao động, IOTA hoạt động dựa trên thiện chí của người dùng. Là một tổ chức phi lợi nhuận tại Đức, những người hỗ trợ cho IOTA cống hiến toàn bộ tài nguyên và công sức cho dự án này.
IOTA khác với các loại tiền thuật toán khác như thế nào ?
Ngay từ khái niệm, IOTA khác với Bitcoin ở phí giao dịch bằng 0. Mức phí giao dịch cho Bitcoin thay đổi dựa trên giá Bitcoin. Mạng lưới này chỉ có thể đáp ứng 4 giao dịch trong một giây. Từ đó phí giao dịch đã bị đẩy lên mức khủng khiếp vào tháng 12/2017.
Tại thời điểm tháng 11/2017, phí giao dịch Bitcoin trung bình là 6 USD. Điều đó khiến Bitcoin không thể nào trở thành đồng tiền để thanh toán cho các sản phẩm giá trị nhỏ, như tách cafe. Khi giá Bitcoin vượt mức 10.000 USD – thậm chí là 15.000 USD, phí giao dịch đã tăng lên thấp nhất là 26 USD.
Lợi điểm của IOTA
- Rẻ
- Nhanh
- Có thể mở rộng
Rẻ
Mức phí giao dịch còn có giá hơn cả một bữa ăn. Từ đó Popov, Sønstebø và đội ngũ phát triển nhìn ra tiềm năng của các giao dịch vi mô diễn ra hằng ngày giữa hệ thống máy tính.
Với tên gọi xuất phát từ Internet of Things (Internet của Vạn vật), Sønstebø và nhóm nhận ra rằng phí giao dịch là một rào cản khá lớn. Đối với Tangle, phí giao dịch là không cần thiết cho một hệ thống hoạt động phi lợi nhuận và cống hiến.
Thoạt nhìn thì mọi thứ không đáng chú ý, nhưng Internet of Things chứa đựng một tiềm năng khá lớn. Hãy nhìn công ty Alphabet (hay còn gọi là Google) vừa mua lại Nest với giá 3 tỷ USD như thế nào.
Thị trường Internet of Things được dự đoán sẽ đạt giá trị trên 100 tỷ USD với 20 tỷ thiết bị vào cuối thập kỷ này.
Là một dự án phi lợi nhuận xây dựng trên Tangle, IOTA mang đến nhiều lợi điểm chưa hề có ở Blockchain. Bỏ qua phí giao dịch là một động lực mạnh để giao dịch trở nên lưu thông hơn, từ đó đẩy IOTA vào dòng chính thống như Bitcoin, Litecoin hay các loại tiền tệ khác đã làm.
Nhanh
IOTA được thiết kế để hoạt động rất nhanh theo thời gian thực. Thậm chí nó còn là cơ chế an toàn và siêu vi mô cho các giao dịch từ máy móc sang máy móc. Bằng cách này nó sẽ trở thành đồng tiền dẫn đầu trong hệ thống Internet of Things.
Không có việc thắt nút cổ chai, đồ thị không đạo trình của Tangle không chỉ rẻ mà còn nhanh hơn và có thể mở rộng quy mô hơn. Nếu so sánh IOTA với Bitcoin hay IOTA với Ethereum, không thể bỏ qua thời gian giao dịch. Đối với loại token này, càng nhiều người dùng nghĩa là mọi thứ sẽ trơn tru hơn.
Theo lý thuyết, nhờ hệ thống mỗi nút phát triển theo đồ thị không đạo trình của Tangle nên người dùng và quy mô mở rộng của nó là vô hạn.
Khả năng mở rộng
Tất cả những gì đề cập bên trên đã tạo sự chú ý và có thể mọi người bắt đầu tò mò về IOTA hơn. Gần đây thì IOTA đã công bố mối quan hệ đối tác với 20 tổ chức khác nhau. Cùng nhau họ sẽ xây dựng một thị trường dữ liệu công khai cho Internet of Things.
Mục tiêu của IOTA nhằm chia sẻ và khai thác lợi nhuận từ dữ liệu một cách an toàn nhất. Đối tác của nó bao gồm các ông lớn như Accenture, Microsoft và Bosch.
Việc công khai mối quan hệ đối tác trên đã đẩy giá IOTA tăng gần như 30% ngay lập tức. Câu hỏi về “giá trị của IOTA” đang là một chủ đề được các nhà đầu tư quan tâm nhất.
Lợi điểm khác
Một khía cạnh khác đang bị làm lu mờ trong cuộc chơi này chính là tác động vào môi trường. Ước tính hơn 29 terawatt giờ (Twh) điện năng đã được sử dụng để đào Bitcoin trong năm nay. Hơn cả mức tiêu thụ điện của Israel trong cùng kỳ, 25 Twh. Dân số của Israel chỉ có 5 triệu người. (Trích số liệu từ “Đào Bitcoin đang tiêu thụ điện năng hơn 159 quốc gia bao gồm Israel và hầu hết các quốc gia châu Phi).
Một chi phí khổng lồ về tài nguyên là cái giá khá đắt và không phù hợp với thế giới khi hầu hết các quốc gia đã ký vào hiệp định ứng phó với biến đổi khí hậu. Tangle của IOTA là một cải tiến mới cho việc bảo vệ môi trường.
Tangle còn tích hợp tính năng khác mà đang là một ưu điểm cạnh tranh. Nó cho phép người dùng giao dịch ngay cả khi offline. Nghĩa là tại những nơi xa xôi và không có kết nối Internet đủ tin cậy, mọi người vẫn có thể sử dụng IOTA. Điều này đặc biệt quan trọng khi các tác vụ cho Internet of Things đòi hỏi khả năng ứng biến kịp thời.
Không có phí giao dịch, công nghệ mới tiên tiến và khả năng mở rộng vô hạn, IOTA thực sự là một khoản đầu tư giá trị cho tương lai. Nền tảng đột phá của IOTA có thể trở thành xương sống của Internet of Things trong tương lai và là một phần cho hướng đi mới của thương mại điện tử.
Có nên đầu tư IOTA không?
Nếu bạn có một số tiền dư kha khá thì bạn nên đầu tư và HODL đồng coin này vì trong tương lai IOTA sẽ tăng cao vì những giá trị đồng này mang lại. Còn nều bạn cảm thấy không chắn chắn có thể giữ lâu dài thì bạn có thể chơi trade trên đồng này vì khối lượng giao dịch hàng ngày của đồng coin này vô cùng khủng khiếp.
Tuy nhiên Bitcoin Vietnam News vẫn tin đây là một đồng coin khá tiềm năng.
Mua bán, giao dịch IOTA (MIOTA) ở đâu?
Hiện tại IOTA được giao dịch ở nhiều sàn giao dịch lớn như Binance, Bitfinex, Huobi… Tuy nhiên, theo Bitcoin Vietnam News, tốt nhất là bạn hãy chia vốn của mình thành nhiều phần và mua đồng tiền coin này ở ít nhất 2 sàn giao dịch khác nhau. Để mua đồng IOTA thì bạn có thể mua Bitcoin hoặc Ethereum sau đó chuyển lên các sàn rồi mua.
Tạo ví lưu trữ IOTA (MIOTA) ở đâu?
Nếu bạn sở hữu một lượng lớn IOTA, thì bạn nên cài đặt ví lưu trữ IOTA chính chủ trên máy tính của mình. Các bạn có thể xem hướng dẫn tạo ví tại đây:https://iota.readme.io/docs/general phần download client nhé!
Nếu bạn sử dụng điện thoại thì có thể tìm ứng dụng Trinity IOTA trên các cửa hàng App Store và CH Play.
Kết luận
Hi vọng bài viết ” IOTA là gì?” của Bitcoin Vietnam News đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích cho bản thân cũng như có thêm kiến thức để có thể quyết định đầu tư một cách đúng đắn. Chúc các bạn luôn vui vẻ và thành công!
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet