Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Lạm phát là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
Trong nền kinh tế thị trường phát triển với nhiều cạnh tranh như hiện nay thì lạm phát là một vấn đề bất cập được nhiều quốc gia quan tâm. Tuy nhiên bản chất của lạm phát là điều mà không phải ai cũng hiểu hết được. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ tóm tắt lạm phát là gì, nguyên nhân dẫn đến lạm phát, hậu quả và cách phòng chống lạm phát với mỗi cá nhân.
ẩn
Lạm phát là gì?
![]() Đáp ứng nhu cầu của độc giả về FOREX. Webtaichinh xin chia sẽ với các bạn lộ trình A-Z cho người mới khi tham gia vào thị trường này Danh sách bài viết nên đọc bao gồm: |
✅ 14 Sàn Forex Tốt Và Uy Tín Nhất Việt Nam, Thế Giới 2021 |
✅ 9 Kinh Nghiệm Đầu Tư Forex Từ Số 0 Giúp Nhiều Người Đổi Đời |
✅ Cách Tạo Lập Và Đăng Ký Tài Khoản Forex Chi Tiết Từ A-Z Cho Newbie |
✅ Tất Cả Mọi Thứ Về Trading Forex, Có Hợp Pháp, Có Nên Tìm Hiểu Hay Đầu Tư ? |
♻️ Ghi rõ nguồn Webtaichinh.vn trước khi share |
🛑 Lưu ý: TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM |
Lạm phát là tình trạng vật giá leo thang khiến giá của tất cả các loại hàng hóa hay dịch vụ trở nên cao hơn mức trước đó. Lạm phát làm cho sức mua của người dân suy giảm, nghĩa là với cùng một lượng tiền nhưng giờ đây bạn sẽ mua được ít hàng hóa hơn so với trước đó.
Ví dụ: Năm 2020 bạn mua 1 ổ bánh mì thịt với giá 10.000 đồng, nhưng đến năm 2030 bạn mua 1 ổ bánh mì cũng như vậy nhưng với giá 50.000 đồng. Đó chính là sự mất giá của đồng tiền hay còn gọi là lạm phát.
Lạm phát cũng có nghĩa là sự giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.
Ví dụ: Đô la Mỹ năm 2020 có thể quy đổi được 23.100 Việt Nam Đồng. Nhưng năm 2030 thì 1 đô la Mỹ có thể quy đổi được chẳng hạn như 30.000 Việt Nam Đồng, thì ta gọi VNĐ bị lạm phát, hay đồng tiền này bị suy giảm so với kinh tế nước Mỹ và thế giới.
Lạm phát có thể ảnh hưởng đến các nền kinh tế theo nhiều cách tích cực và tiêu cực khác nhau.
Phân loại mức độ lạm phát
Có 3 loại như sau:
Lạm phát vừa phải
Lạm phát vừa phải là lạm phát có tỷ lệ dưới 10%/1 năm, tác động tới giá cả tạo nên biến động tương đối. Trong thời kỳ lạm phát vừa phải, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của lao động ổn định, giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không có tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn…
Lạm phát phi mã
Lạm phát phi mã khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm, làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế. Lúc này người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường.
Siêu lạm phát
Siêu lạm phát khá khủng khiếp, nó khiến tốc độ lưu thông tiền tệ tăng nhanh, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn.
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, chúng được liệt kê như sau:
Do cầu kéo: Khi nhu cầu của thị trường với một mặt hàng nào đó tăng lên, kéo theo giá cả của mặt hàng đó tăng lên. Lúc này giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Nói cách khác, nếu nhu cầu tăng nhanh hơn cung ứng, giá sẽ tăng. Điều này thường xảy ra ở các nền kinh tế đang phát triển.
Ví dụ: Giá thịt heo cuối năm 2019 tăng liên tục, điều này làm cho giá thịt bò và thịt gà tăng theo. Sau cùng là các loại hàng hoá và dịch vụ khác cũng góp phần tăng. Đó là lạm phát.
Do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận và thế là mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng sẽ tăng.
Do cơ cấu: Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát. Khi chi phí kinh doanh tăng lên, họ cần phải tăng giá để duy trì lợi nhuận của họ. Chi phí gia tăng có thể bao gồm những thứ như tiền lương, thuế hoặc tăng chi phí nhập khẩu
Do cầu thay đổi: Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.
Do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.
Do nhập khẩu: Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.
Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.
Mức độ lạm phát được tính như thế nào?
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế, thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh…Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.
Không có phép đo chính xác cho chỉ số lạm phát vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Tuy nhiên, thước đo phổ biến nhất chính là chỉ số giá tiêu dùng CPI (consumer price index) là chỉ số đo giá cả của một số lượng lớn các loại hàng hóa và dịch vụ, bao gồm thực phẩm, lương thực, chi trả cho các dịch vụ y tế…, được mua bởi “người tiêu dùng thông thường”.
Hậu quả của lạm phát
Lạm phát để lại hậu quả tuỳ thuộc vào mức độ, tuy nhiên nhìn chung thì:
- Làm mất đi sự ổn định của thước đo giá trị tiền tệ.
- Khiến cho tiền tệ và thuế bị vô hiệu hóa. Đồng tiền mất giá, các biểu thuế không thể điều chỉnh kịp thời nên bị hạn chế.
- Làm phân phối lại thu nhập. Người nắm giữ hàng hóa có giá trị tăng lên đột biến sẽ nhanh giàu và ngược lại, người nắm giữ hàng hóa không tăng giá trị hoặc tăng chậm sẽ giảm thu nhập,
- Khiến cho nhiều người có tâm lý đầu cơ tích trữ dẫn đến lãng phí và khan hiếm hàng hóa.
- Xuyên tạc các yếu tố của thị trường khiến điều kiện thị trường dễ bị biến dạng.
- Xuyên tạc các yếu tố của thị trường khiến điều kiện thị trường dễ bị biến dạng.
- Giảm sức mua của người tiêu dùng.
Những người bị ảnh hưởng là ai?
Khi lạm phát xảy ra thì có 3 thành phần chịu nhiều thiêt thòi nhất là:
- Người về hưu: Lương hưu là một trong những “hàng hoá” ổn định nhất về giá cả, thường chỉ được điều chỉnh tăng lên đôi chút sau khi giá cả hàng hoá đã tăng lên gấp nhiều lần.
- Những người gửi tiền tiết kiệm: Hẳn nhiên sự mất giá của đồng tiền khiến cho những người tích trữ tiền mặt nói chung và những người gửi tiền tiết kiệm đánh mất của cải nhanh nhất.
- Những người cho vay nợ: Khoản nợ trước đây có thể mua được một món hàng nhất định thì nay chỉ có thể mua được những món hàng có giá trị thấp hơn.
Ứng phó với lạm phát như thế nào?
Một trong những giải pháp để vượt qua đó là: ĐẦU TƯ.
Có rất nhiều cách để đầu tư như: mua vàng, mua bất động sản, mua cổ phiếu, đầu tư quỹ mở,… và việc của bạn là lựa chọn kênh đầu tư thế nào cho phù hợp với mình.
Bitcoin có thể xem là một hàng rào chống lại các tác động xấu của lạm phát. Điều này là do Bitcoin có tổng nguồn cung cố định là 21 triệu đồng. Mặc dù có một số tranh cãi, nhiều người tin rằng điều này làm cho Bitcoin trở thành một đồng tiền giảm phát, và do đó, chống lại lạm phát. Vì lý do này, nhiều người dân Venezuela đã bắt đầu sử dụng Bitcoin hoặc các loại tiền điện tử khác để đối phó với siêu lạm phát của quốc gia này.
Kết luận
Trên đây là những thông tin mà Bitcoin Vietnam News mang đến giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm lạm phát. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích và bạn đã có biện pháp bảo vệ tài sản của mình nếu chẳng may xảy ra lạm phát phi mã. Chúc bạn thành công.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet