Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư

Menu
  • Forex
  • Đánh Giá Sàn
  • Chứng Khoán
  • Cryptocurrency
  • Liên Hệ
  • Giá Cafe Hôm Nay
Home
Cryptocurrency
2021 MACD là gì? Hướng dẫn sử dụng đường trung bình động
Cryptocurrency

2021 MACD là gì? Hướng dẫn sử dụng đường trung bình động

Adam Ly Tháng Tư 8, 2021

Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài MACD là gì? Hướng dẫn sử dụng đường trung bình động. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.

Khuyến nghị:

Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật

Bitcoin Vietnam News 14/01/2021

StudentCoin

MACD (Trung Bình Động) là một chỉ báo thị trường rất phổ biến mà mọi người hay dùng, cũng như được tin tưởng và áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nó khá khó sử dụng với những người bắt đầu giao dịch. Do đó trong bài viết này, hãy cùng Bitcoin Vietnam News tìm hiểu MACD là gì cũng như hướng dẫn cách sử dụng đường trung bình động qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung bài viết
ẩn
Mục Lục ẩn
1 MACD là gì?
2 Cấu tạo chỉ báo MACD
3 Cách thức hoạt động của MACD
3.1 Đường MACD cắt đường Zero
3.2 Đường MACD cắt đường Signal
3.3 Biểu đồ Histogram hội tụ và phân kỳ
4 Cách giao dịch với chỉ báo MACD
4.1 MACD cơ bản
4.2 MACD nâng cao – Hội tụ / Phân kỳ
4.3 Kết hợp MACD cùng các chỉ báo khác
4.3.1 Sóng Elliott
4.3.2 Bollinger Band
4.3.3 RSI
4.3.4 Fibonacci
5 Kết luận

MACD là gì?

Đáp ứng nhu cầu của độc giả về FOREX. Webtaichinh xin chia sẽ với các bạn lộ trình A-Z cho người mới khi tham gia vào thị trường này

Danh sách bài viết nên đọc bao gồm:

✅ 14 Sàn Forex Tốt Và Uy Tín Nhất Việt Nam, Thế Giới 2021
✅ 9 Kinh Nghiệm Đầu Tư Forex Từ Số 0 Giúp Nhiều Người Đổi Đời
✅ Cách Tạo Lập Và Đăng Ký Tài Khoản Forex Chi Tiết Từ A-Z Cho Newbie
✅ Tất Cả Mọi Thứ Về Trading Forex, Có Hợp Pháp, Có Nên Tìm Hiểu Hay Đầu Tư ?
♻️ Ghi rõ nguồn Webtaichinh.vn trước khi share
🛑 Lưu ý: TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

MACD (Moving Average Convergence Divergence, hay Đường Trung bình Hội tụ Phân kỳ), là một chỉ báo momentum và theo xu hướng. MACD được các trader sử dụng để biết dấu hiệu của một xu hướng mới và xem xét xu hướng này tăng hay giảm.

MACD cũng là một chỉ báo có độ trễ (lagging indicator), được phát triển bởi Gerald Appel vào năm 1979. Tuy nhiên so với đường trung bình động MA, thì MACD có thể xem là công cụ lọc tín hiệu tốt.

Chỉ báo MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Đường trung bình động hội tụ phân kỳ).

Trước khi đi vào các cách giao dịch hiệu quả với MACD, tất nhiên bạn cũng cần hiểu rõ cấu tạo và các thông số của chỉ báo này vậy cấu tạo và các thông số cài đặt của chỉ báo MACD là gì?

Cấu tạo chỉ báo MACD

MACD là gì? Hướng dẫn sử dụng đường trung bình động

Như trên hình thì biểu đồ MACD đầy đủ gồm có 3 thành phần chính:

  • Đường MACD: đường MACD = EMA(12) – EMA (26)
  • Đường tín hiệu Signal: đường Signal = EMA(9) của đường MACD
  • Biểu đồ Histogram: biểu đồ Histogram = Đường MACD – đường Signal

Các đường MACD, đường Signal và biểu đồ Histogram đều chạy quanh đường Zero (trục mốc số 0).

Cách thức hoạt động của MACD

Trên biểu đồ MACD, các đường hoạt động như sau:

  • Đường MACD và đường Signal là các đường trung bình động, có thể xem xét các đường này để nhận ra xu hướng giá
  • BIểu đồ Histogram dùng để đo mức độ phân kỳ/hội tụ của hai đường ở trên, cho thấy tốc độ biến đổi giá tại một thời điểm nào đó là nhanh hay chậm.
  • Đường Zero là mốc tính bắt đầu của xu hướng.

Đường MACD cắt đường Zero

Khi đường EMA(12) cắt đường EMA(26) thì khi nhìn biểu đồ MACD, bạn sẽ thấy đường MACD cắt đường Zero.

Khi đường EMA nhanh hơn (ít chu kỳ hơn) cắt đường EMA (chậm hơn (nhiều chu kỳ hơn) từ trên xuống, giá có xu hướng tăng. Ngược lại, khi EMA nhanh hơn cắt EMA chậm hơn từ dưới lên, giá có xu hướng giảm.

MACD là gì? Hướng dẫn sử dụng đường trung bình động

Đường MACD cắt đường Signal

  • Khi đường MACD cắt đường Signal từ dưới lên, giá có xu hướng tăng.
  • Khi đường MACD cắt đường Signal từ trên xuống, giá có xu hướng giảm.

MACD là gì? Hướng dẫn sử dụng đường trung bình động

Biểu đồ Histogram hội tụ và phân kỳ

  • Histogram hội tụ: Khi Histogram co rút lại, đường MACD và đường Signal đang có xu hướng tiến lại gần nhau và cắt nhau, nghĩa là giá đang chậm lại và có dấu hiệu đảo chiều.
  • Histogram phân kỳ: Ngược lại, khi biểu đồ histogram giãn ra, chiều cao tăng lên (cả âm và dương) nghĩa là đường MACD đang tách ra xa khỏi đường Signal và đây là tín hiệu báo hiệu giá đang tăng nhanh và mạnh theo xu hướng hiện tại.

MACD là gì? Hướng dẫn sử dụng đường trung bình động

Cách giao dịch với chỉ báo MACD

MACD cơ bản

Đường MACD cắt đường Zero:

  • Tín hiệu mua: đường MACD cắt đường Zero từ dưới lên
  • Tín hiệu bán: đường MACD cắt đường Zero từ trên xuống

Đường MACD cắt đường Signal:

  • Tín hiệu mua: đường MACD cắt đường Signal từ dưới lên
  • Tín hiệu bán: đường MACD cắt đường Signal từ trên xuống

Biểu đồ Histogram:

  • Tín hiệu mua: khi Histogram nằm dưới đường Zero và có xu hướng hội tụ về đường Zero
  • Tín hiệu bán: khi Histogram nằm trên đường Zero và có xu hướng hội tụ về đường Zero

Đây là tín hiệu của Histogram là tín hiệu bị trễ (đi sau giá), nên các trader nên kết hợp cùng các chỉ báo khác để xác định điểm vào lệnh tốt hơn.

MACD nâng cao – Hội tụ / Phân kỳ

MACD là gì? Hướng dẫn sử dụng đường trung bình động

  • Tín hiệu mua: khi đường MACD và giá hội tụ, đặc biệt hơn khi đường MACD cắt đường Signal từ dưới lên.
  • Tín hiệu bán: đường MACD và giá phân kỳ, tín hiệu này được củng cố thêm khi đường MACD cắt đường Signal từ trên xuống.

Kết hợp MACD cùng các chỉ báo khác

Sóng Elliott

Chỉ báo MACD rất hữu hiệu để nhận ra các vị trí sóng của Elliott: sóng 3, sóng 4, sóng 5.

Cụ thể:

  • Sóng 3 thường là điểm mà đường MACD hoặc Histogram đạt mức cực đỉnh.
  • Sóng 4 thường diễn ra khi MACD kiểm tra lại đường Zero và “xuyên thủng” đường Zero.
  • Sóng 5 thường xuất hiện khi giá và đường MACD hoặc Histogram phân kỳ.

Bollinger Band

Tín hiệu mua:

  • Khi dải Bollinger co lại, nghĩa là thị trường biến động thấp
  • Tiếp theo, chờ cho giá chạm lên dải trên của dải Bollinger, đồng thời Histogram nằm trên đường Zero nhưng dưới cả hai đường EMA nhanh và đường EMA chậm.
  • Lúc này, xu hướng tăng mạnh mẽ và bạn vào lệnh mua vào lúc này.

MACD là gì? Hướng dẫn sử dụng đường trung bình động

Tín hiệu bán:

  • Chờ cho dải Bollinger thu hẹp lại.
  • Tiếp theo, chờ đến khi giá chạm dải dưới của dải Bollinger, đồng thời Histogram nằm dưới đường Zero nhưng nằm trên hai đường EMA nhanh và EMA chậm.
  • Lúc này, xu hướng giảm đã mạnh. Lúc này, bạn vào lệnh bán.

MACD là gì? Hướng dẫn sử dụng đường trung bình động

RSI

MACD là gì? Hướng dẫn sử dụng đường trung bình động

Để chắc chắn tín hiệu mua và bán, bạn có thể sử dụng kết hợp thêm chỉ báo RSI.

Ở hình trên, bạn có thể thấy khi đường MACD cắt xuống dưới đường Signal, nghĩa là tín hiệu bán. Cùng lúc đó, đường RSI cũng đang chạm vào vùng quá mua, nghĩa là một tín hiệu bán khác. Tương tự, khi đường MACD cắt lên đường Signal, lúc này RSI cũng chạm và vùng quá bán, đây là hai tín hiệu để vào lệnh mua.

Fibonacci

MACD là gì? Hướng dẫn sử dụng đường trung bình động

Ví dụ này, chúng ta thấy rằng có một xu hướng tăng trong quá khứ. Một khi giá tạm dừng xu hướng tăng và pullback, chúng ta kẻ Fibonacci thoái lui để đo xem giá sẽ pullback tới đâu.

Ở ví dụ này thì giá pullback về tới vùng 38.2% – 50%. Đây là tín hiệu sơ khởi.

Lúc này, đường MACD chưa có tín hiệu gì, biểu đồ Histogram cũng chưa qua đường Zero. Chờ cho đến khi đường MACD cắt đường Signal và Histogram phía trên đường Zero. Ngay lúc này, bạn vào lệnh mua.

Kết luận

Cũng có những trở ngại khi dùng MACD mà điểm nổi bật là MA thường bị chậm sau giá, đồng thời, nó cũng chỉ là bình quân của giá mà thôi. Trung bình động hội tụ phân kỳ được cấu thành từ trung bình động của đường trung bình khác và được làm mượt bởi đường trung bình khác nên dễ hiểu là tại sao chúng lại chậm. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những công cụ chỉ báo được sử dụng rất nhiều hiện nay.

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.

Facebook Group Telegram

Theo Crypto Viet

Rate this post
Tweet Pin It
Prev Article
Next Article

Related Articles

Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Cách đào Ethereum …
Adam Ly Tháng Tư 29, 2021

2021 Cách đào Ethereum trên máy tính

Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Huobi Token là …
Adam Ly Tháng Ba 20, 2021

2021 Huobi Token là gì? Thông tin CHUẨN NHẤT về Huobi Token (HT)

Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Phần mềm đào …
Adam Ly Tháng Tư 8, 2021

2021 Phần mềm đào Bitcoin tốt nhất hiện nay

Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Đầu tư Bitcoin …
Adam Ly Tháng Ba 19, 2021

2021 Đầu tư Bitcoin là gì? Bitcoin liệu có phải là Bong Bóng Kinh Tế 2020

About The Author

Adam Ly

Chào các trader, Mình là Adam Lý, mình có kinh nghiệm hơn 3 năm lĩnh vực tài chính nói chung và forex nói riêng. Cũng không dám vỗ ngực xưng tên gì cả, những kiến thức mình chia sẽ trên đây chỉ hướng đến đối tượng là các nhà đầu tư mới.

Leave a Reply Cancel Reply

Sàn Forex Uy Tín

Miễn Trừ Trách Nhiệm

Webtaichinh.vn là trang thông tin tài chính, kiến thức về đầu tư giao dịch forex mang tính tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào của bạn đọc

Webtaichinh.vn không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả trong quá trình đăng tải, và những sự cố khách quan khác

Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư

Mới Đăng

  • Đâu là kênh đầu tư sáng giá năm 2022 ngoài 7 kênh sau
  • Pixeller: Tổng Quan Về Sàn Này, Ưu Nhược, Đánh Giá A-Z
    Pixeller: Tổng Quan Về Sàn Này, Ưu Nhược, Đánh Giá A-Z
  • Bị Lừa Đảo Vay Tiền Online Phải Làm Sao? 5 Phút Thoát Liền

Xem Nhiều

  • Nhà môi giới trực tuyến tốt nhất cho người mới 6/2022
  • Bị Lừa Đảo Vay Tiền Online Phải Làm Sao? 5 Phút Thoát Liền
  • Pixeller: Tổng Quan Về Sàn Này, Ưu Nhược, Đánh Giá A-Z
    Pixeller: Tổng Quan Về Sàn Này, Ưu Nhược, Đánh Giá A-Z
Copyright © 2022 Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư
Miễn Trừ Trách Nhiệm Điều Khoản Cookie Giới Thiệu

Ad Blocker Detected

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo trên máy tính hoặc điện thoại của bạn. Vui lòng gỡ bỏ để có trải nghiệm tốt hơn

Refresh