Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Maker và Taker là gì?. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
Hầu như đa số các sàn giao dịch đều hoạt động theo cơ chế maker-taker với cách tính phí giao dịch là khác nhau.Thông thường phí giao dịch của maker sẽ thấp hơn của taker. Nguyên do của vấn đề này nằm ở chỗ, một “maker” sẽ cung cấp khả năng thanh khoản cho Sổ lệnh – Order Book (bằng cách đặt các “lệnh” có thể được khớp trong tương lai, chính điều này đã “tạo nên” thị trường; tương tự như việc trưng bày sản phẩm hàng hóa lên kệ hàng). Ngược lại, khi một “taker” nhận một lệnh trên Sổ lệnh, tức là người đó đã tiêu thụ mất một lượng thanh khoản từ Sổ lệnh (lấy đi một phần hàng hóa từ cửa hàng).
- Maker: Khi bạn đặt một lệnh mà không được khớp ngay tức thì, lệnh đó sẽ được thêm vào sổ lệnh. Nếu một người dùng đặt một lệnh khác và khớp với lệnh mà bạn đã đặt trước đó, bạn được coi là Maker.
- Taker: Khi bạn đặt một lệnh mà được khớp ngay tức thì, bạn được coi là Taker.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet