Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Margin Call là gì? Cách tính Margin Call và phòng tránh thua lỗ. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
Khái niệm Margin có thể nói là rất quan trọng vì nó liên quan đến cách quản lý vốn của trader. Tuy nhiên để hiểu được Margin Call là gì, chúng ta cần nắm một số thuật ngữ trong giao dịch ký quỹ, các thuật ngữ này sẽ liên quan chặt chẽ và là cơ sở để sinh ra Margin Call.
Các khái niệm liên quan đến Margin Call
Equity – Vốn chủ sở hữu
Hiểu một cách đơn giản thì Equity chính là số dư trong tài khoản giao dịch của nhà đầu tư, bao gồm luôn cả khoản lợi nhuận dự kiến hoặc trừ đi các khoản thua lỗ trong hiện tại.
Ví dụ: Bạn nạp vào tài khoản $1000 để trade, thì Equity hiện tại là $1000. Sau một thời gian kiếm được thêm $500, thì Equity lúc này là $1500. Và tiếp tục nữa, nếu bạn thua lỗ $300 thêm, thì Equity hiện tại không còn là $1500, mà là $1200.
Margin – Tiền ký quỹ
Tiền ký quỹ là số tiền mà trader đặt cọc cho sàn môi giới trên mỗi giao dịch của mình.Tùy theo mức Leverage (đòn bẩy) cao hay thấp mà số tiền ký quỹ sẽ khác nhau.
Used Margin – Tiền ký quỹ đã sử dụng
Trên mỗi lệnh giao dịch, bạn cần một khoản tiền đặt cọc ký quỹ. Với nhiều lệnh giao dịch thì bạn phải ký quỹ nhiều lần và tổng toàn bộ số tiền ký quỹ mà bạn đặt cọc sẽ gọi là Used Margin.
Free Margin – Tiền ký quỹ còn dư
Free Margin là số tiền còn dư lại trong tài khoản sau khi đã sử dụng để ký quỹ.
Free Margin = Equity – Used Margin
Margin Level – Mức ký quỹ
Margin Level là thước đo cho sức chống chịu tài khoản, được tính bằng tỷ số của số vốn trong tài khoản của bạn với số tiền ký quỹ đã sử dụng, tính bằng đơn vị %.
Margin Level = (Equity / Used Margin) * 100%
Margin Level cũng là một khái niệm mà nhiều trader nhầm lẫn trong việc tính toán nhất, kể cả trader có kinh nghiệm.
Lấy ví dụ ở trên:
- Bạn nạp vào tài khoản giao dịch $1000: Equity = $1000
- Bạn giao dịch 5 lệnh, giả sử mỗi lệnh ký quỹ $20: Used Margin = $100
- Lúc này mức ký quỹ còn dư của bạn: Free Margin = $1000 – $100 = $900
- Mức ký quỹ của tài khoản của bạn: Margin Level = ($1000 / $100) *100% = 1000%
Vậy Margin là gì?
Margin chính là số tiền ký quỹ cần thiết để bạn có thể mua một lượng chứng khoán, hàng hóa, tiền tệ hay coin… mà có giá trị lớn hơn số tiền Margin đó.
Nhưng thực ra khái niệm quan trọng hơn lại là Margin Rate (tỷ lệ ký quỹ). Ví dụ bạn mua 3 lot dầu với giá trị 100.000 USD. Nếu tỷ lệ ký quỹ cho phép bạn là 3% thì bạn chỉ phải dùng đến 3%*100.000 = 3.000$. Nếu trong tài khoản của bạn có 10.000 USD thì 3.000 USD đó là Use Margin (Margin đã sử dụng), còn 7.000 USD còn lại được gọi là Free Margin (Margin tự do).
Hiện nay nhiều sàn Forex cho phép bạn ký quỹ ở mức 1% hoặc 0.5%. Điều này có nghĩa là để mua 100.000 USD tiền dầu (hoặc bằng một đồng tiền nào đó) thì trong tài khoản của bạn chỉ cần có 1.000 USD hoặc 500 USD là đã có thể thực hiện được giao dịch.
Mối quan hệ giữa Leverage và Margin
Khái niệm Margin có liên quan khá chặt chẽ đến Leverage. Khi bạn chỉ dùng 1.000 USD trong tài khoản mà bạn có thể mua được một lượng hàng hóa có giá trị 100.000 USD tức là bạn đã vay mượn thêm của nhà môi giới 99.000 USD. Điều này cũng có nghĩa là bạn đã dùng đòn bẩy 100 lần (100:1).
Margin Call là gì?
Sau khi hiểu được khái niệm Margin Level, Equity và Used Margin, chúng ta sẽ đi vào khái niệm Margin Call.
Margin Call hay là lệnh gọi ký quỹ, sau khi set up các lệnh giao dịch, nhưng không may đi ngược hướng dự đoán của bạn, lúc này Equity của bạn đi xuống. Khi Equity xuống ngang bằng với Used Margin thì bạn không còn vốn để mua thêm bất kỳ một vị thế nào nữa thì lệnh Margin Call xuất hiện.
Thông thường Broker sẽ để cho tài khoản của các bạn một mức Margin Level (thường là 30%), nếu Margin Level giảm xuống dưới mức này thì tài khoản giao dịch của bạn sẽ bị báo động, sự báo động đó gọi là Margin Call.
Khi Equity của bạn cạn, tức bạn đã không còn đủ tiền dư trong tài khoản để giao dịch nữa, đó gọi là “cháy tài khoản“.
Tài khoản bị Margin Call thì sẽ về đâu?
Khi tài khoản bạn bị Margin Call, có 2 trường hợp xảy ra đó là:
- Lệnh giao dịch sẽ bị Stop Out một cách tự động để giảm Used Margin.
- Sàn sẽ yêu cầu nạp thêm tiền để “chữa cháy” cho tài khoản.
Tại sao phải làm 2 trường hợp trên, đây là giải thích:
Vì công thức mức ký quỹ là Margin Level = (Equity / Used Margin) * 100%.
Nên rõ ràng Margin Level phụ thuộc vào Equity và Used Margin.
- Việc Stop Out là để giảm Used Margin, từ đó tăng Margin Level.
- Việc tăng số vốn Equity lên sẽ làm tăng Margin Level theo.
Cả 2 trường hợp đều nhằm mục đích tăng Margin Level cả.
Phòng tránh Margin Call như thế nào?
Margin Call là điều không ai mong muốn, vậy làm thế nào để tránh bị Margin Call? Sau đây là một vài trải nghiệm đúc kết trong quá trình giao dịch của tôi, có thể giúp ích cho các bạn né tránh vấn đề này.
Chọn đòn bẩy không quá cao
Đòn bẩy là con dao 2 lưỡi, bạn có thể kiếm lợi nhuận nhanh hơn nhưng cũng có thể thua lỗ nhanh vì nó. Khi đó Equity và Margin Level của bạn sẽ sụt giảm nhanh chóng, khi đó việc bị Margin Call có lẽ chỉ là điều sớm muộn mà thôi.
Do đó bạn nên dùng Leverage thấp thôi, trong khoảng 1:50 hoặc 1:100 là được.
Giao dịch với khối lượng vừa đủ
Bạn cần quy định rõ ràng mức độ thua lỗ chấp nhận là bao nhiêu % trong tổng Equity của mình. Nếu bạn giao dịch với khối lượng quá lớn, hoặc nhồi nhiều lệnh nhỏ khi thua lỗ, khi ấy Used Margin của bạn sẽ tăng nhanh chóng, và Equity sẽ tỷ lệ nghịch theo, khi đó Margin Call là điều sớm muộn sẽ xảy ra.
Mức độ chấp nhận thua lỗ của mỗi người mỗi khác nhau, có người chỉ chấp nhận rủi ro 5% tài khoản, nhưng cũng có những người chấp nhận rủi ro nhiều hơn, có khi tới 20% – 30% tài khoản. Nhưng hãy nhớ rủi ro cao thì đi kèm lợi nhuận cao, tuy nhiên dù gì đi chăng nữa thì có quản lý vẫn sẽ tốt hơn là hành động mang tính cảm tính, làm tăng khối lượng giao dịch một cách mất kiểm soát.
Và lời kết cho bài viết này mình muốn chia sẻ là hy vọng bạn đọc sẽ không rơi vào tình huống này. Hãy tính toán và cân đối thật kỹ khối lượng vào lệnh thật nhỏ hoặc thật sự hợp lý (so với số dư tài khoản) để tránh rơi vào trạng thái này nhé.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet
Leave a Reply