Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài NFT là gì? Toàn tập về Non-Fungible Token!. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
Mình nhận được khá nhiều thắc mắc của bạn đọc cho câu hỏi: Non – Fungible Token (NFT) là gì? Liệu rằng NFT có thực sự tiềm năng và có thể phát triển trong tương lai? Đâu là những dự án NFT có thể đâu tư? Hãy cùng Nghiện Crypto tìm hiểu toàn bộ về NFT trong bài viết hôm nay nhé!
1. Ý tưởng
Trong đời sống thực tế, mỗi người luôn có những sở thích khác nhau, một trong số đó là sở thích sưu tầm những thứ mà họ cho rằng có giá trị. Ví dụ: tiền xu cổ, tem phiếu, đồ cổ, tranh vẽ hội họa…
Một đồng 5 đô cũ có thể chỉ là 5 đô với người này, nhưng có giá trị cả nghìn đô với người khác.
Vậy, liệu rằng crypto có thể tạo ra giao thức riêng phục vụ cho việc này không? Chúng ta được biết rằng, 1 bitcoin A thì hoàn toàn có giá trị tương đương 1 bitcoin B, nó không mang tính không thể thay thế.
Điều gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta có thể tìm thấy một cách thức tạo ra tài sản kỹ thuật số tương tự như Bitcoin, Ethereum nhưng thêm một số nhận dạng đảm bảo từng tài sản trong số chúng đều là duy nhất?
Đây chính là cách mà NFT ra đời.
Có thể bạn cần xem: Hướng dẫn sử dụng sàn giao dịch Binance chi tiết cho người mới!
2. NFT hoạt động như thế nào?
NFT là các vật phẩm chuyên biệt dưới dạng kỹ thuật số, mang ý nghĩa không thể bị thay thế, thường dùng để sưu tầm, không phải là token dạng có nhiều incentives để làm tăng lực mua.
Việc định giá NFT tương tự như định giá một món đồ quý hiếm ngoài đời thật, có nghĩa: nếu người nào cảm thấy có giá trị thì nó sẽ có giá trị, người nào không thì nó vẫn là… không.
Về chuẩn phát hành, thông thường các token phát hành trên hệ sinh thái Ethereum Blockchain là ở ERC-20. Tuy nhiên, NFT sẽ có các chuẩn khác được sử dụng, trong đó nổi bật nhất hiện nay là ERC-721 và ERC-1155. (mình sẽ giải thích chi tiết về các chuẩn này ở phần sau).
Về lưu trữ, tương tự các token khác, NFT có thể lưu trữ trên ví cá nhân, ví dụ như TrustWallet, MetaMask.
Quan trọng: NFT không thể được sao chép hoặc chuyển đổi, kể cả bởi nhà phát hành NFT mà không có sự cho phép của chủ sở hữu.
3. NFT dùng để làm gì?
NFT thường được sử dụng bởi các ứng dụng phi tập trung (DApps) để phát hành các mặt hàng kỹ thuật số và các bộ sưu tập tiền điện tử. Những token này có thể là một vật phẩm, một sản phẩm đầu tư…
Ví dụ phổ biến nhất là lĩnh vực gaming. Các tựa game cho phép bạn nâng cao tính năng nhân vật với những trang phục, items xịn xò không còn xa lạ. Khi đó, các vật phẩm, nhân vật trong game chính là “tiền” trong phạm vi game đó.
Ngoài ra, tương lai, NFT còn có thể được sử dụng để đại diện cho những món đồ quý giá trong thế giới thực như tranh, đồ cổ, đá quý…, giúp những món đồ này được lưu trữ, giao dịch dưới dạng token trên blockchain. Điều này sẽ mang lại nhiều ưu điểm như:
- An toàn và bảo mật hơn.
- Tăng tính thanh khoản.
Bên cạnh đó, NFT cũng có thể được sử dụng trong nhận dạng kỹ thuật số, khi thông tin về từng cá thể được mã hóa và truyền tải thông qua các blockchain, đảm bảo không thể bị trùng lặp hoặc thay thế.
4. Các tiêu chuẩn của Non-Fungible Token
Các tiêu chuẩn riêng là một phần khiến cho các NFTs trở nên đặc biệt. Các bạn có thể cùng mình tìm hiểu về những chuẩn đang được áp dụng cho NFTs ngay sau đây:
ERC-721
Tiên phong bởi CryptoKitties (một trong những dự án NFT thành công nhất), ERC-721 là chuẩn đầu tiên đại diện cho tài sản điện tử không thể thay thế.
ERC-721 kế thừa tiêu chuẩn hợp đồng thông minh (smart contract) của Solidity. Các nhà phát triển có thể dễ dàng tạo ra những contract theo chuẩn ERC-721 bằng cách chiết xuất từ thư viện của OpenZeppelin.
ERC-721 hoạt động theo cơ chế như sau: nó sẽ cung cấp một lộ trình gồm các định danh cụ thể (mỗi một cái đại diện cho một đơn vị tài sản) để trình bày. Đồng thời ERC-721 cung cấp cách thức cho phép chuyển giao những tài sản này thông qua phương pháp transferFrom.
ERC-1155
ERC-1155 là ý tưởng của dự án Enjin (ENJ), tập trung vào việc tạo ra semi-fungibility. Với ERC1155, các ID không còn đại diện cho 1 đơn vị tài sản mà sẽ đại diện cho một nhóm tài sản.
Ưu điểm của ERC-1155 chính là hiệu quả. Với ERC721, nếu người dùng muốn chuyển 1000 vật phẩm, họ sẽ phải hiệu chỉnh trạng thái của smart contract 1000 token cụ thể. Với ERC-1155, nhà phát triển chỉ cần thực hiện 1 lần chuyển duy nhất. Điều này giúp làm tăng hiệu suất.
Lưu ý rằng ERC1155 cung cấp một bộ công cụ đầy đủ các tính năng của ERC721. Có nghĩa là một tài sản ERC721 có thể được xây bằng việc sử dụng ERC1155 (bạn đơn giản chỉ cần tách ID và số lượng 1 cho mỗi tài sản). Do những lợi ích này, mình đã thấy một sự phát triển người dùng lớn với chuẩn ERC1155. OpenSea gần đây đã phát triển một repository trên Github để mọi người có thể bắt đầu với chuẩn ERC1155.
Các tiêu chuẩn Non-Ethereum
Trong khi mọi hoạt động hầu hết được diễn ra trên Ethereum, có một vài chuẩn NFT trên các nền tảng blockchain khác. DGoods, tiên phong bởi đội Mythical Games, tập trung vào cung cấp tính năng cross-chain bắt đầu với EOS. Dự án Cosmos cũng đang phát triển một Module NFT có đòn bẩy như một phần của Cosmos SDK.
5. Lịch sử NFTs
Trước CryptoKitties
Các thí nghiệm triển khai NFT bắt đầu với sự xuất hiện của các colored coin (tiền xu màu) trên mạng luwoits Bitcoin Rare Pepes. Các minh hoạt về nhân vật chú ếch Pepe được xây trên các hệ thống đối tác với Bitcoin, chính là NFT đầu tiên.
Thử nghiệm đầu tiên dựa trên nền tảng Ethereum là CryptoPunks, bao gồm 10,000 vật sưu tầm độc nhất, mỗi một trong số đố đều là một gói nhân vật duy nhất. Được phát triển bởi Larva Labs, CryptoPunks tích hợp một marketplace on-chain mà có thể được sử dụng với những ví như metamask, hạn chế rào cản để có thể tương tác với các NFT.
Ngày nay vì nguồn cung giới hạn và một thương hiệu mạnh trong cộng đồng những người tiên phong. Cryptopunks có thể được coi là một trong những ứng cử viên tốt nhất cho những cổ vật điện tử thật sự. Thêm vào đó, sự thật rằng Cryptopunks đang tồn tại trên mạng lưới Ethereum làm chúng có thể tương tác với các marketplace và ví (dù vẫn còn một chút cách biết với các tài sản mới, khi chúng vẫn tụt hậu so với tiêu chuẩn ERC721).
Sự ra đời của CryptoKitties
CryptoKitties là dự án đầu tiên đưa NFTs thành xu hướng. Ra mắt vào cuối năm 2017 trong sự kiện ETH Waterloo hackathon, điểm nổi bật CryptoKitties là một trò chơi on-chain cho phép người dùng lai tạo giữa các chú mèo với nhau để tạo ra những chú mèo mới với các độ hiếm khác nhau. Các chú mèo “Thế hệ 0” được đấu giá ngược và các giống mèo mới có thể được bán ở các thị trường thứ thứ cấp.
Bất chấp một vài cộng đồng gaming về sau liệt kê CryptoKitties “không phải là game thực sự”. Đội phát triển đã làm rất nhiều để tiên phong cơ chế game on-chain, tạo ràng buộc giữa blockchain và thiết kế.
Đầu tiên họ phát triển một thuận toán lai tạo on-chain, được giấu bên trong một smart contract mã nguồn đóng mà sẽ xác định các code di truyền cho chú mèo (hay còn gọi là “cattribute”). Đội phát triển CryptoKitties còn đảm bảo sự ngẫu nhiên trong việc lai tạo thông qua một cơ chế incentive phức tạp và có tầm nhìn xa để lưu giữ các chú mèo có giá trị thấp làm công cụ khuyến mãi về sau. Cuối cùng họ tiên phong trong việc sử dụng contract đấu giá ngược mà sau này trở thành một cơ chế định giá cho các NFT. Tầm nhìn của đội phát triển CryptoKitties đã tạo không gian phát triển mạnh và sớm cho NFT.
Mình nghĩ tính lan truyền của CryptoKitties có thể có được do những nguyên do sau:
Cơ chế đầu cơ
Cơ chế lai tạo và trao đổi của CryptoKitties tạo ra một cơ hội lợi nhuận rõ ràng: Mua một vài con mèo, lai giống để tạo ra những con mèo hiếm hơn, mang đi bán, lặp lại quá trình (hay chỉ đơn giản là mua một con mèo hiếm và hi vọng ai đó sẽ đến và mua nó). Điều này tạo động lực cho sự phát triển của cộng đồng những người lai tạo: Người tâm huyết trong việc lai gtạo và bán những con mèo hiếm. Chỉ cần càng nhiều người đến và chơi trò chơi, giá sẽ tăng.
Trong đỉnh cao của con sóng đầu cơ, CryptoKitties đã thấy gần 5000 ETH khối lượng giao dịch với chủ nhân của con mèo #18 bán với giá 253 ETH (110,000$ tại thời điểm bán). Mức giá này về sau bị vượt qua bởi 600 ETH của Dragon tương đương 170,000$ lúc bấy giờ (tháng chín, năm 2018). Dù theo nhiều dự đoán việc bán của Dragon là không hợp pháp. Những mức giá cao đó vẫn thu hút nhiều người dùng hơn tham gia vào con sóng đầu cơ.
Câu chuyện mang tính lan truyền
Một mẩu truyện khác về sự thành công CryptoKitties. CryotoKitties đáng yêu, có thể chia sẻ, vui vẻ và ý tưởng mua một chú mèo điện tử trị giá 1000$ quá hấp dẫn, điều này đã tạo ra một câu truyện tuyệt vời.
Thêm vào đó việc người dùng sử dụng smart contract đến quá tải làm “sập Etherreum” đã đủ để có một câu chuyện cho riêng bản thân nó rồi. Vì Ethereum chỉ có thể vận hành một số lượng giao dịch giới hạn cùng một lúc (khoảng 15 giao dịch/ giây), lưu lượng cao hơn trên mạng lưới dẫn tới việc tăng số lượng các giao dịch pending trong pool và làm tăng phí gas. Lượng giao dịch pending hàng ngày tăng từ 1,500 giao dịch lên 11,000 giao dịch. Nhiều người mua mèo tiềm năng đã trả những con số “thiên văn” và đợi hàng giờ liền để giao dịch của họ được chấp thuận.
Các yếu tố trên dẫn đến “ bong bóng CryptoKitty”: Nhu cầu tham gia vào thế giới CryptoKitty khiến giá tăng và giá tăng khiến cầu tăng. Đương nhiên mọi bong bóng cuối cùng cũng phải nổ.
Vào đầu tháng mười hai, giá một kitty trung bình bắt đầu hạ và khối lượng cũng giảm. Nhiều người nhận ra rằng trò chơi CryptoKitties, căn bản cũng giống với những “trò chơi thực tế”, không thể giữ lại một lượng khán giả lớn hơn lượng đầu cơ. Khi sự mới lạ đã hết, thị trường sẽ gánh chịu. Hiện nay, CryptoKitties có lượng giao dịch khoảng 50ETH một tuần.
2018: Hype, hot-potato games và layer 2
Mặc dù thị trường quay đầu giảm, những ngày đầu của CryptoKitties đã vẽ nên những khoảng khắc diệu kỳ với nhiều người. Lần đầu tiên, một đội có thể triển khai một ứng dụng phi tài chính dựa trên nền tảng blockchain mà có thể thành công trở thành một xu hướng công nghệ, cho dù chỉ trong một vài tuần.
Sau CryptoKitties, các NFT lại trải qua một xu hướng hype tiếp theo vào đầu năm 2018 khi các nhà đầu tư và doanh nhân bắt đầu nghĩ ra phương thức mới để sở hữu tài sản điện tử.
Hot Potatoes
Giai đoạn này cũng chứng kiến sự xuất hiện của các “hot potato” game. Nếu anh em đã biết “hot potato” game là gì, anh em đúng là một NFT OG thực thụ.
Tháng 01/2018, ra mắt game mang tên “CryptoCelebrities”. Cơ chế hoạt động rất đơn giản. Đầu tiên, mua một vật phẩm sưu tầm NFT người nổi tiếng. Ngay lập tức, người nổi tiếng đó có thể mua được (hoặc “chụp được”) với giá cao hơn, tăng hơn giá trước kia. Khi một ai đó mua người nổi tiếng của anh em, anhe m thu về lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa giá mua của anh em và giá mua mới (trừ khoản phí của nhà phát triển). Chỉ cần còn một ai đó muốn mua người nổi tiếng của anh em, anh em sẽ có lãi. Tuy nhiên, nếu như anh em là người cuối cùng nắm giữ người nổi tiếng đó, anh em sẽ thua lỗ.
Cơ chế của CryptoCelebrity trở nên đặc biệt lan tỏa cũng chính vì cơ chế đầu cơ này, với những người nổi tiếng như Donald Trump được bán với một mức giá thiên văn (123ETH hay 137,000$ vào lúc đó). Mặc dù game CryptoCelebrity rất có thể gây tổn hại đến thị trường nói chung, mình cũng nghĩ rằng việc thí nghiệm với cơ chế giá cả và đấu giá là một một điều thú vị trong không gian thiết kế dành cho các NFT.
Sự quan tâm của các quỹ đầu tư
Các quỹ đầu tư mạo hiểm và các quỹ crypto cũng cho thấy sự hứng thú của mình về thế giới NFT vào đầu năm 2018.
CryptoKitties đã gây quỹ được 12 triệu đô từ những nhà đầu tư hàng đầu và 15 triệu đô nữa trong tháng mười một. Rare Bits, thành lập bởi co-founder của Farmville, nhận về 6 triệu đô đầu năm 2018 và studio về blockchain game Lucid Sight mang về 6 triệu đô. Sau đó, Forte nhận về 100 triệu đô tiền quỹ cho blockchain game với Ripple. Immutable (công ty đằng sau Gods Unchained) nhận về 15 triệu đô từ Naspers Ventures và Galaxy Digital. Mythical Games mang về 19 triệu đô từ các đối tác của Javelin Venture cho game Blankos Block Party trên EOS.
OpenSea gây quỹ khiêm tốn nhất qua 2 vòng seed round và strategic investment để phát triển xa hơn tham vọng xây dựng một thì trường chung cho tất cả. Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các nhà đầu tư.
2018-2019: Quay trở lại việc xây dựng
Sau một chu kỳ hype ngắn đầu năm 2018, các dự án NFT đã bắt đầu ổn định và các bên bắt đầu quay trở lại việc xây dựng. Các đội như Axie infinity và Neon District, khởi động ngay sau CryptoKitties, giảm một nửa thành viên năng động của mình. NonFungible.com bắt đầu theo dõi các platform cho thị trường NFT và nhấn mạnh và cụm từ “non-fungible” như một cụm từ chính để miêu tả nhóm tài sản mới.
Nghệ thuật số
Thời gian qua giới nghệ thuật đang rất hào hứng với NFT. Nghệ thuật số hóa ra chính là một bệ phóng tự nhiên cho các token non-fungible. Một phần cốt lõi khiến các tác phẩm nghệ thuật đáng giá đó chính là khả năng chứng minh quyền sở hữu của một đồ vật và trưng bày nó ở một nơi nào đó, trong thế giới kỹ thuật số mọi thứ không thể thật hơn. Một nhóm bao gồm những nghệ sỹ nhiệt huyết bắt đầu thử nghiệm.
Các platform nghệ thuật số bắt đầu xuất hiện. SuperRare, Known Origin, MakersPlace và Rare Art Labs đều xây dựng những platform chú trọng vào việc xuất bản và khám phá nghệ thuật số. Các nghệ sĩ khác như JOY và Josie phát triển các smart contract của riêng họ, tạo ra một thương hiệu cho chính mình. Cent, một mạng xã hội với hệ thống thanh toán đặc biệt trở thành một cộng đồng nổi tiếng cho những ai muốn chia sẻ và bàn luận về nghệ thuật số.
Các platform đào NFT
Platform đào NFT khiến việc đào NFT đơn giản hơn cho bất kỳ ai, cho dù họ có hay không có khả năng lập trình để triển khai smart contract. Mintbase và Mintable đã phát triển những công cụ tập trung trong việc đơn giản hóa cho những người bình thường tạo ra NFT của riêng họ. Platfotm Kred đơn giản hóa cho những influencer để tạo ra danh thiếp, đồ sưu tầm và phiếu giảm giá. Kred cũng kết hợp với hội thảo Consensus của CoinDesk để tạo ra NFT điện tử “Swag Bag” cho người tham gia.
Một dự án tên Marble Cards thêm vào một điểm thú vị, cho phép người dùng tạo ra những thẻ bài riêng biệt dựa trên bất kỳ một URL trong một quá trình gọi là “marbling”. Chúng sẽ tự tạo mẫu thiết kế và ảnh dựa vào nội dung của URL và đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới nghệ thuật số phản ánh về “marbling: Của nghệ thuật crypto.
Các thử nghiệm khác.
Trong khi các thử nghiệm của NFT đều nhắm vào mảng đồ sưu tầm và game, có những cách dùng khác đang xuất hiện NFT.NYC và Token Summit đều bán vé cho sự kiện của họ là những NFT và Coin.Kred ra mắt “NFT swag bag” cho sự kiện. Binance gần đây phát hành holiday collectibles và Microsoft ra mắt Azure Heroes, phù hiệu cho những người đóng góp vào hệ sinh thái Azura.
6. Tiềm năng thị trường Non-Fungible Token
Kích cỡ thị trường hiện tại
Thị trường cho non-fungible token vẫn còn khá nhỏ và một phần nào đó khó tính toán hơn thị trường crypto vì thiếu chuẩn giá giao dịch cho các tài sản. Vì mục đích của bài phân tích này, mình tập trung vào khối lượng giao dịch thứ cấp (VD: Khối lượng mua bán peer to peer của các non-fungible token) như một chỉ báo của kích thước thị trường. Dùng số liệu này, mình ước tính thị trường thứ cấp trị giá khoảng từ 2-3 triệu đô khối lượng giao dịch hàng tháng. Trong 6 tháng vừa qua, những dự án này dẫn đầu về chi phí giao dịch.
Sự tăng trưởng của thị trường
Sau bong bóng Cryptokitties cuối năm 2018, số lượng tài khoản tương tác với các NFT đã tăng trưởng tuy chậm mà chắc, từ 8,500 tài khoản vào tháng hai 2018 đến hơn 20,000 tài khoản vào tháng 12 năm 2019. Thị trường có vẻ được dẫn dắt bởi một vào nhóm người dùng có tiềm lực.
Trên OpenSea, một người ở nhóm giữa bán 71.96$ giá trị đồ vật, trái lại một người bán trung bình 1,178$ giá trị đồ vật, chỉ ra có một lượng lớn người bán có tiềm lực . 1 người mua trung bình trên OpenSea 943.81$ giá trị vật phẩm và một người nhóm giữa mua 42.72$
Để đánh giá trong thời gian đầu, có lẽ cách tốt nhất để đo sự phát triển của thị trường là nhìn vào chỉ báo đứng đầu: Hứng thú của nhà phát triển dành cho không gian. Trong năm vừa qua, số lượng contract của mainnet ERC721 đã tăng một cách chóng mặt khi các nhà phát triển mới tham gia vào đây, chạm mốc 1000 contract vào tháng sáu 2019.
Ở phần tiếp theo, mình sẽ phân tích sâu hơn về tiềm năng phát triển của NFTs trong thời gian tới. Đừng bỏ lỡ nhé!
Để lại comment nếu bạn cần giải đáp hoặc trao đổi, và đừng quên theo dõi Nghiện Crypto để nhận thêm nhiều bài viết hữu ích!
Theo Nghien Cryto