Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư

Menu
  • Forex
  • Đánh Giá Sàn
  • Chứng Khoán
  • Cryptocurrency
  • Liên Hệ
  • Sitemap
Home
Cryptocurrency
2021 Ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự là gì?
Cryptocurrency

2021 Ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự là gì?

Adam Ly April 27, 2021

Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự là gì?. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.

Khuyến nghị:

Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật

Hỗ trợ (Support) và Kháng cự (Resistance) là hai thuật ngữ rất quan trọng trong thị trường Forex, Crypto và cả Chứng Khoán. Có rất nhiều bài viết, nội dung chia sẻ về vấn đề này nhưng chưa hiểu rõ hết bản chất của chúng. Do đó, trong bài viết này, Bitcoin Vietnam News sẽ giải thích cho bạn một cách đầy đủ nhất vè nguỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự là gì, bản chất của phân cực ra sao.

Nội dung bài viết
ẩn
Mục Lục ẩn
1 Hỗ trợ và kháng cự là gì?
2 Xác định Hỗ Trợ và Kháng Cự
2.1 Dựa vào các đỉnh và đáy trong quá khứ
2.2 Dựa vào các mức giá tâm lý
2.3 Dựa vào đường Trendline
2.4 Dựa vào kênh xu hướng
2.5 Dựa vào đường SMA hoặc EMA
2.6 Dựa vào Bollinger Band
2.7 Dựa vào Fibonacci Retracement
3 Cách giao dịch với Hỗ Trợ và Kháng Cự
3.1 Giao dịch khi giá bật lại – Bounce
3.2 Giao dịch phá vỡ – Break
3.2.1 Cách hung hăng – Aggressive way
3.2.2 Cách dè dặt – Conservative Way
4 Những lưu ý quan trọng

Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ và Kháng cự ít nhiều có liên quan đến thuật ngữ Cung và Cầu, hay còn gọi là vùng giá mà tại đó đang xảy ra sự tranh chấp giữa phe mua và phe bán, khiến cho giá cả có thể tăng mạnh hoặc giảm mạnh.

Ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự là gì?

Từ khái niệm Cung và Cầu, chúng ta có thể hình dung Ngưỡng Hỗ Trợ nơi mà vùng giá đủ hấp dẫn để khiến nhu cầu tăng mạnh và chặn không cho giá giảm thêm, còn Ngưỡng Kháng Cự là vùng giá mà nguồn cung tăng mạnh và chặn không cho giá tăng thêm.

Xác định Hỗ Trợ và Kháng Cự

Có rất nhiều cách để xác định Hỗ Trợ và Kháng Cự, phổ biến nhất đó là:

Dựa vào các đỉnh và đáy trong quá khứ

Thông thường tại khu vực đáy trong quá khứ, giá thường có xu hướng dừng đà giảm, trong khi tại khu vực đỉnh trong quá khứ, giá thường có xu hướng dừng đà tăng. Do đó đáy trong quá khứ được sử dụng làm ngưỡng hỗ trợ, và đỉnh trong quá khứ được sử dụng làm ngưỡng kháng cự.

Dựa vào các mức giá tâm lý

Vùng cung cầu thường tập trung tại các mức giá tròn (10, 15, 20…), do đó giá thường có xu hướng dừng đà tăng hoặc giảm tại đây và hình thành vùng Hỗ Trợ và Kháng Cự.

Dựa vào đường Trendline

Trendline là đường thẳng được vẽ ngay phía trên hay phía dưới của diễn biến giá trong một khoảng thời gian giới hạn, được xác nhận khi có ít nhất hai đáy (trong xu hướng tăng) và hai đỉnh (trong xu hướng giảm) chạm đường này và đảo chiều. Khi xác định được Trendline thì nó sẽ trở thành đường hỗ trợ (trong xu hướng tăng) hoặc đường kháng cự (trong xu hướng giảm).

Dựa vào kênh xu hướng

Kênh xu hướng được định nghĩa là hai đường xu hướng phía trên và phía dưới của giá, trong đó hai đường này song song với nhau.

Đường phía trên sẽ là ngưỡng hỗ trợ và đường phía dưới sẽ là ngưỡng kháng cự của giá, khi đó diễn biến giá thường có khuynh hướng vận động giữa kênh xu hướng.

Dựa vào đường SMA hoặc EMA

Các đường trung bình động SMA và EMA có thể được sử dụng làm các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Bởi nhiều trader quan sát các đường SMA, EMA phổ biến và hành động dựa trên đó. Vì vậy giá thường có xu hướng dừng đà tăng/giảm tại đây.

Dựa vào Bollinger Band

Bollinger Band là một chỉ báo dùng để đo lường mức độ biến động của giá thị trường, và bao gồm 3 dải:

  • Dải giữa: Đường trung bình động SMA20
  • Dải trên: SMA20 + (2 lần độ lệch chuẩn biến động giá trong 20 ngày)
  • Dải dưới: SMA20 – (2 lần độ lệch chuẩn biến động giá trong 20 ngày)

Trong đó dải trên có tác động đến giá như một mức kháng cự, và dải dưới là một mức hỗ trợ. Ngoài ra khung thời gian được sử dụng càng dài, ngưỡng kháng cự – hỗ trợ này càng mạnh.

Dựa vào Fibonacci Retracement

Fibonacci Retracement (Fibonaccci thoái lui) dựa trên tỷ lệ vàng 0.618 thường thấy trong tự nhiên, và có các ngưỡng là 38.2%, 61.8%, 161.8% và 261.8% của sóng tăng/giảm trước đó.

Giá thường có xu hướng dừng đà tăng/giảm tại các ngưỡng này. Bạn có thể xác định Hỗ Trợ và Kháng Cự bằng cách kéo từ đỉnh xuống đáy (để xem kháng cự) hoặc đáy lên đỉnh (xem hỗ trợ) của sóng tăng/giảm gần nhất. Với các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự vừa được tạo, nhà đầu tư sẽ tạo ra chiến lược giao dịch phù hợp.

Cách giao dịch với Hỗ Trợ và Kháng Cự

Có 2 dạng : Giao dịch khi giá bật lại; giao dịch khi giá phá vỡ

Giao dịch khi giá bật lại – Bounce

Phương pháp này sẽ dựa trên việc giá bật lại sau khi chạm hỗ trợ hoặc kháng cự.

Nhiều trader sai lầm khi đặt lệnh chờ ngay tại vùng hỗ trợ – kháng cự và đợi cho giao dịch của mình thành công. Tất nhiên có thể sẽ thành công trong vài trường hợp, nhưng giao dịch kiểu này chính là thừa nhận những vùng hỗ trợ và kháng cự này sẽ được giữ vững mà không biết rằng giá có đi tới được vùng đó hay không.

Muốn giao dịch chắc chắn bằng cách này, tốt nhất là đợi 1 sự bật lại từ các vùng này trước khi vào lệnh. Như vậy sẽ tránh được rủi ro là giá sẽ phá vỡ các vùng hỗ trợ kháng cự. Trường hợp này chính là việc tránh bắt dao rơi (catch a falling knife), tức là vào lệnh khi giá chưa có dấu hiệu quay đầu.

Ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự là gì?

Ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự là gì?

Giao dịch phá vỡ – Break

Hầu như các trader cho rằng các mức hỗ trợ và kháng cự sẽ được giữ mãi mãi,  nhưng thật sự là nó thường xuyên bị phá vỡ. Vì vậy, không chỉ đơn giản giao dịch theo kiểu “bật lại” như trên, còn có thể giao dịch khi giá phá vỡ hỗ trợ và kháng cự. Có 2 cách để giao dịch là: cách hung hăng (aggressive) và cách dè dặt (conservative)

Cách hung hăng – Aggressive way

Cách đơn giản nhất để giao dịch việc phá vỡ là mua hoặc bán khi mà giá phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự một cách rõ ràng, tức là giá cắt qua vùng này rất mạnh

Ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự là gì?

Cách dè dặt – Conservative Way

Tưởng tượng 1 trường hợp sau: bạn quyết định mua EURUSD với hi vọng nó sẽ tăng điểm sau khi chạm vào vùng hỗ trợ. Ngay sau đó, vùng hỗ trợ này bị phá vỡ và bạn đang rơi vào tình trạng thua lỗ. Bạn sẽ: (1) Chấp nhận thất bại và quyết định thanh lý lệnh ; hoặc (2) giữ lệnh và hi vọng giá sẽ tăng trở lại?

Nếu bạn chọn giải pháp (2) thì bạn sẽ dễ dàng hiểu phương pháp giao dịch này. Hãy nhớ rằng khi bạn chốt lệnh tức là bạn đang thực hiện một lệnh ngược lại. Bạn đóng lệnh mua EURUSD tại hoặc gần vùng hòa vốn tức là bạn sẽ đặt lệnh bán EURUSD với một khối lượng lệnh tương tự. Bây giờ, nếu đã đủ lệnh bán và thanh lý lỗ xảy ra ở vùng phá vỡ hỗ trợ, giá sẽ đảo chiều và bắt đầu giảm trở lại. Hiện tượng này lý giải cho việc vì sao vùng hỗ trợ chuyển thành vùng kháng cự sau khi nó đã bị phá vỡ

Muốn giao dịch được theo phương pháp này, bạn cần sự kiên nhẫn. Thay vì vào lệnh ngay sau khi giá phá vỡ, bạn cần đợi cho giá “hồi lại” đến vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đã vỡ và vào lệnh khi giá bật trở ra.

Ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự là gì?

Chú ý rằng việc retest lại vùng phá vỡ này không phải lúc nào cũng diễn ra. Nhiều khi giá sẽ tiếp tục chạy sau khi đã phá vỡ mà không hồi. Chính vì vậy, hãy luôn sử dụng lệnh dừng lỗ và đừng bao giờ giữ lệnh chỉ vì hi vọng mà thôi

Những lưu ý quan trọng

  1. Đừng phức tạp hóa việc vẽ hỗ trợ và kháng cự, vì dù sao những mức này cũng chỉ là tương đối. Chúng có thể bị phá vỡ trong tương lai.
  2. Khi một mức/vùng kháng cự bị phá vỡ, nó có thể trở thành một mức/vùng hỗ trợ mới; tương tự, khi một mức/vùng hỗ trợ bị phá vỡ, nó có thể trở thành một mức/vùng kháng cự mới.
  3. Hãy cố gắng xác định hỗ trợ và kháng cự ở các đồ thị thời gian dài trước (ngày, tuần, tháng), vì chúng có độ tin cậy cao hơn rất nhiều so với các ngưỡng ở đồ thị thời gian ngắn như 1 giờ, 30 phút, hay 15 phút.
  4. Các mức/vùng hỗ trợ và kháng cự càng sát hiện tại thì càng đáng tin cậy. Vì thế, hãy luôn theo dõi và điều chỉnh các mức/vùng hỗ trợ và kháng cự sao cho phù hợp với diễn biến mới nhất của thị trường.

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.

Facebook Group Telegram

Theo Crypto Viet

Rate this post
Tweet Pin It
Prev Article
Next Article

Related Articles

Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Tương lai đồng …
Adam Ly April 28, 2021

2021 Tương lai đồng Ethereum (ETH) năm 2021

Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Darvas Box (Chiếc …
Adam Ly April 7, 2021

2021 Darvas Box (Chiếc Hộp Darvas) là gì?

Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài DropShipping là gì? …
Adam Ly March 19, 2021

2021 DropShipping là gì? Kiếm tiền NHANH KHỦNG KHIẾP với Drop Shipping

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các …
Adam Ly April 21, 2021

Lightening Cash (LIC) là gì? Chi tiết về đồng LIC Token

About The Author

Adam Ly

Chào các trader, Mình là Adam Lý, mình có kinh nghiệm hơn 3 năm lĩnh vực tài chính nói chung và forex nói riêng. Cũng không dám vỗ ngực xưng tên gì cả, những kiến thức mình chia sẽ trên đây chỉ hướng đến đối tượng là các nhà đầu tư mới.

Leave a Reply Cancel Reply

Miễn Trừ Trách Nhiệm

Webtaichinh.vn là trang thông tin tài chính, kiến thức về đầu tư giao dịch forex mang tính tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào của bạn đọc

Webtaichinh.vn không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả trong quá trình đăng tải, và những sự cố khách quan khác

Sàn Giao Dịch Uy Tín

  • Followin là gì? Tìm hiểu về mạng xã hội phi tập trung trên nền …
  • Sàn SuperEx là gì? Hướng dẫn đăng ký, tham gia Airdrop sàn SuperEx Nhận …
  • Pixeller: Tổng Quan Về Sàn Này, Ưu Nhược, Đánh Giá A-Z

Recent Posts

  • Đánh giá iZUMi Finance: Dự án DeFi cung cấp dịch vụ thanh khoản đa chuỗi hiệu quả
  • Đánh giá Lyra Finance: Giao thức giao dịch quyền chọn (Options) hoàn chỉnh hàng đầu trên Ethereum
  • BD Ventures là gì? Tìm Hiểu Về Điểm Độc Đáo Của Quỷ Đầu Tư Mạo Hiểm BD Ventures
  • Followin là gì? Tìm hiểu về mạng xã hội phi tập trung trên nền tảng Web 3.0
  • Sàn SuperEx là gì? Hướng dẫn đăng ký, tham gia Airdrop sàn SuperEx Nhận 1.000.000vnđ miễn phí
  • Review Elon Musk’s Birthday – Cách mua Presale EMB token cơ hội X100 khi mở bán
  • Onus Future là gì? Hướng dẫn cách chơi Futures trên Onus dành cho người mới
  • Pixeller: Tổng Quan Về Sàn Này, Ưu Nhược, Đánh Giá A-Z
  • Hướng dẫn rút tiền từ ví Metamask về ngân hàng trong 1 phút với App ONUS – Rút USDT, Bitcoin, BNB, ETH về ngân hàng nhanh chóng
  • App ONUS là gì? Hướng Dẫn Đăng Ký Ví ONUS Nhận 400K, Nạp – Rút Tiền Và 9 Cách Kiếm Tiền Từ Ứng Dụng Onus Mỗi Ngày

Đối Tác

Thefinances

Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư

Recent Posts

  • Đánh giá iZUMi Finance: Dự án DeFi cung cấp dịch vụ thanh khoản đa chuỗi hiệu quả
  • Đánh giá Lyra Finance: Giao thức giao dịch quyền chọn (Options) hoàn chỉnh hàng đầu trên Ethereum
  • BD Ventures là gì? Tìm Hiểu Về Điểm Độc Đáo Của Quỷ Đầu Tư Mạo Hiểm BD Ventures
  • Followin là gì? Tìm hiểu về mạng xã hội phi tập trung trên nền tảng Web 3.0
  • Sàn SuperEx là gì? Hướng dẫn đăng ký, tham gia Airdrop sàn SuperEx Nhận 1.000.000vnđ miễn phí

Bài Viết Nổi Bật

  • Đánh giá iZUMi Finance: Dự án DeFi cung cấp dịch vụ thanh khoản đa …
  • Đánh giá Lyra Finance: Giao thức giao dịch quyền chọn (Options) hoàn chỉnh hàng …
  • BD Ventures là gì? Tìm Hiểu Về Điểm Độc Đáo Của Quỷ Đầu Tư …

Categories

  • Chứng Khoán
  • Cryptocurrency
  • Đánh Giá Sàn
  • Game NFT
  • Kiến Thức Forex
  • Phân Tích & Dự Báo
Copyright © 2023 Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư
Miễn Trừ Trách Nhiệm Điều Khoản Cookie Giới Thiệu

Ad Blocker Detected

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo trên máy tính hoặc điện thoại của bạn. Vui lòng gỡ bỏ để có trải nghiệm tốt hơn

Refresh