Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Peer To Peer – P2P (Mạng ngang hàng) là gì?. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
Nếu bạn quan tâm đến Bitcoin nói riêng và thị trường tiền ảo nói chung, hẳn không ít lần bạn gặp thuật ngữ peer-to-peer (mạng đồng đẳng hay mạng ngang hàng). Thực ra, peer-to-peer đã có từ rất sớm và nếu nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy nó rất gần gũi với đời sống hằng ngày. Hãy cùng tìm hiểu xem peer-to-peer là gì và ứng dụng của nó trong tiền ảo nhé.
Peer-to-peer là gì?
Peer-to-peer, hay peer-to-peer network (P2P), là thuật ngữ công nghệ chỉ mạng máy tính ngang hàng hay mạng đồng đẳng. Đối với các mạng thông thường, hoạt động của máy tính thường dựa trên vào một máy chủ tập trung.
Trong khi đó ở mạng Peer-to-peer, hoạt động của mạng máy tính chủ yếu sẽ dựa trên băng thông của các máy con tham gia chứ không dồn hết vào một máy chủ.
Trong trường hợp đơn giản nhất, một mạng ngang hàng (P2P) được tạo ra khi hai hoặc nhiều máy tính được kết nối và chia sẻ dữ liệu mà không cần phải thông qua một máy tính riêng biệt.
Một mạng P2P có thể là một kết nối Ad Hoc – công nghệ vô tuyến cho phép các nút mạng truyền thông tin trực tiếp với nhau qua bộ thu phát không dây. Một mạng P2P cũng có thể là một cơ sở hạ tầng cố định liên kết một nửa tá máy tính trong một khu vực văn phòng.
Cũng có thể là một mạng lưới với quy mô lớn hơn, sử dụng các giao thức và ứng dụng đặc biệt để thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa những người dùng trên Internet.
Yêu cầu duy nhất để một máy tính tham gia vào mạng ngang hàng là kết nối Internet và phần mềm P2P. Các chương trình phần mềm P2P phổ biến bao gồm Kazaa, Limewire, BearShare, Morpheus và Acquisition. Các chương trình này kết nối với mạng P2P, như “Gnutella”, và cho phép máy tính truy cập hàng nghìn hệ thống khác trên mạng.
Sau khi kết nối với mạng, phần mềm P2P cho phép bạn tìm kiếm các tệp trên máy tính của người khác. Những người dùng khác trên mạng cũng có thể tìm kiếm tệp trên máy tính của bạn nhưng thường chỉ giới hạn trong một thư mục mà bạn đã chia sẻ.
Trong khi mạng P2P làm cho việc chia sẻ tập tin dễ dàng và thuận tiện, nó cũng dẫn đến sự sao chép phần mềm và tải nhạc bất hợp pháp. Do đó, để an toàn, bạn chỉ nên tải phần mềm và nhạc từ các trang web hợp pháp.
Trong nền tảng Client – Service (nền tảng cơ bản nhất của Internet) – hiệu suất sử dụng giảm khi có nhiều người tham gia vào mạng. Điều này giải thích vì sao mạng thường chậm khi càng có nhiều người truy cập mạng cùng lúc. Không giống như nền tảng Client – Service, hiệu suất của mạng lưới peer-to-peer tăng lên khi số người tham gia càng đông.
Phân loại các hệ thống mạng ngang hàng
Một hệ thống ngang hàng được duy trì bởi một mạng lưới người dùng phân tán và không có quản trị viên trung tâm hoặc máy chủ; vì mỗi nút lưu trữ một bản sao của các tệp và mỗi nút đóng vai trò như một máy khách và máy chủ cho các nút khác. Do đó, mỗi nút có thể tải tệp về từ các nút khác hoặc tải lên tệp cho các nút khác. Đây là điểm khác biệt giữa các mạng ngang hàng với các hệ thống máy chủ-máy khách truyền thống hơn, trong đó các thiết bị máy khách tải xuống các tệp từ một máy chủ tập trung.
Trên mạng ngang hàng, các thiết bị được kết nối chia sẻ các tệp được lưu trữ trên ổ cứng của chúng. Sử dụng các ứng dụng phần mềm được thiết kế để làm trung gian cho việc chia sẻ dữ liệu, người dùng có thể truy vấn các thiết bị khác trên mạng để tìm và tải xuống các tệp. Khi người dùng đã tải xuống một tệp, họ có thể đóng vai trò là nguồn của tệp đó.
Nói cách khác, khi một nút hoạt động như một máy khách, họ tải xuống các tệp từ các nút khác trên mạng. Nhưng khi họ hoạt động như một máy chủ, họ là nguồn mà các nút khác có thể tải xuống các tệp. Tuy nhiên, trên thực tế, các nút có thể thực hiện hai chức năng cùng một lúc (ví dụ: tải xuống tệp A và tải lên tệp B).
Vì mỗi nút đều có chức năng lưu trữ, truyền và nhận tệp, mạng ngang hàng có xu hướng hoạt động nhanh và hiệu quả hơn khi cộng đồng người dùng của họ phát triển lớn hơn. Ngoài ra, kiến trúc phân tán của họ làm cho các hệ thống P2P có khả năng chống lại các cuộc tấn công mạng rất cao. Không giống như các mô hình truyền thống, mạng P2P không có sự hư hỏng tại một điểm.
Chúng tôi có thể phân loại các hệ thống ngang hàng theo ba kiểu kiến trúc chính là mạng ngang hàng không có cấu trúc, có cấu trúc và lai.
Mạng ngang hàng không có cấu trúc
Các nút trên mạng P2P không có cấu trúc không được tổ chức theo bất kỳ cấu trúc cụ thể nào. Những người tham gia giao tiếp ngẫu nhiên với nhau. Các hệ thống này được coi là có khả năng mạnh mẽ chống lại các các hoạt động rời bỏ của người dùng (là việc một số nút thường xuyên tham gia và rời khỏi mạng).
Mặc dù dễ xây dựng hơn, các mạng P2P không có cấu trúc có thể cần sử dụng bộ nhớ và CPU cao hơn vì các truy vấn tìm kiếm được gửi đến số lượng các đồng đẳng cao nhất có thể. Điều này có xu hướng khiến mạng tràn ngập các truy vấn, đặc biệt nếu chỉ có một số lượng nhỏ các nút cung cấp nội dung mong muốn.
Mạng ngang hàng có cấu trúc
Các nút trên mạng P2P có một kiến trúc có tổ chức, cho phép các nút tìm kiếm các tệp một cách hiệu quả, ngay cả khi nội dung không có sẵn rộng rãi. Trong hầu hết các trường hợp, điều này đạt được thông qua việc sử dụng các hàm băm cho phép tra cứu cơ sở dữ liệu.
Mặc dù các mạng có cấu trúc có thể hiệu quả hơn, nhưng chúng thường thể hiện mức độ tập trung cao hơn và thường đòi hỏi chi phí thiết lập và bảo trì cao hơn. Ngoài ra, các mạng có cấu trúc kém mạnh mẽ hơn khi phải đối mặt với tỉ lệ người dùng rời bỏ mạng cao.
Mạng ngang hàng (P2P) lai
Mạng P2P lai kết hợp kiến trúc máy khách-máy chủ truyền thống với một số khía cạnh của kiến trúc ngang hàng. Ví dụ, mạng này có thể thiết kế một máy chủ trung tâm để tạo kết nối giữa các máy tính đồng đẳng trong mạng.
So với hai kiến trúc còn lại, các mô hình lai thường thể hiện hiệu suất vận hành cao hơn. Chúng kết hợp được các ưu điểm chính của từng phương pháp, mang lại mức độ hiệu quả và phi tập trung đáng kể.
Ứng dụng P2P vào giao dịch Cryptocurrency
Mạng ngang hàng có nhiều ứng dụng, trong đó có giao dịch Cryptocurrency P2P (giao dịch phân quyền). Đây là những giao dịch được vận hành độc quyền bởi phần mềm, cho phép những người tham gia vào thị trường có thể giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần đến một bên thứ ba (như ngân hàng/tổ chức tài chính).
Các công ty sẽ xây dựng nền tảng giao dịch Cryptocurrency P2P để giúp người dùng thực hiện giao dịch đơn giản hơn, và thu phí trên mỗi lần họ thực hiện giao dịch.
Nhờ Cryptocurrency P2P mà những hạn chết trong giao dịch Bitcoin được loại bỏ. Trong giao dịch cryptocurrency, nhu cầu đổi tiền ảo thành tiền mặt ngày càng gia tăng, dẫn đến việc hỗ trợ đổi tiền ảo từ những sàn giao dịch trực tuyến như BTC China, Kraken và Bitstamp.
Tuy nhiên, những giao dịch này được điều khiển bởi các công ty thứ ba. Những công ty này đứng ra bảo lãnh cho các giao dịch, làm trọng tài khi có tranh chấp xảy ra và thu phí cho từng giao dịch nhỏ.
Nhờ giao dịch ngang hàng phân quyền P2P điều khiển bằng phần mềm, thị trường có thể loại bỏ sự tồn tại của những công ty thứ ba mà vẫn có thể giao dịch hiệu quả với nhau, thậm chí còn nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều.
Lợi ích của P2P trong giao dịch tiền ảo
Chống tập trung quyền giao dịch
Hay còn gọi là chống kiểm soát giao dịch. Những giao dịch P2P sẽ không bị kiểm soát bởi một cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền nào, lợi ích của những người tham gia giao dịch được bảo toàn. Ngay cả khi một bộ phận của hệ thống ngừng hoạt động, phần còn lại vẫn không bị ảnh hưởng.
Chi phí thấp
Không phải trả tiền cho bên thứ 3 khi giao dịch vì hệ thống P2P được điều khiển bằng phần mềm.
Bảo mật cao
Chính phủ chưa có quyền áp đặt quy định về xác thực thông tin cá nhân đối với các giao dịch P2P, do vậy quyền riêng tư của những người tham gia giao dịch vẫn được bảo mật.
An ninh cao
Mạng lưới P2P không nắm giữ coin trong mỗi lượt giao dịch mà giúp các bên tham gia có thể giao dịch trực tiếp với nhau, do vậy bạn sẽ không lo bị mất tiền trong quá trình giao dịch.
Tuy nhiên, giao dịch P2P cũng còn tồn tại một số nhược điểm như thời gian giao dịch lâu và độ thanh khoản thấp.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet
Leave a Reply