Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Phố Wall là gì? Tìm hiểu lịch sử hình thành của Phố Wall. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
Phố Wall – trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, ai ai cũng dùng cho nó những từ ngữ có cánh để mô tả về Phố Wall. Tuy nhiên, có những điều thú vị mà không phải ai cũng biết trên con phố Wall đầy huyền thoại này.
ẩn
Phố Wall nằm ở đâu?
Phố Wall (Wall Street) là một con đường nhỏ hẹp dài khoảng 1,1 km, chạy từ đường Broadway đến đường South gần bờ sông East, nằm ở Khu Tài Chính thuộc vùng hạ Manhattan (Lower Manhattan) thành phố New York.
Đây là một trong những khu tài chính hoạt động mạnh và có ảnh hưởng nhất thế giới, là biểu tượng cho thị trường tài chính của Mỹ bao gồm thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường hàng hóa, thị trường kỳ hạn và thị trường ngoại hối.
Nhiều sàn giao dịch lớn của Mỹ vẫn đóng trụ sở ở phố Wall và quận tài chính, gồm NYSE, NASDAQ, AMEX, NYMEX và NYBOT.
Lịch sử hình thành của Phố Wall
Năm 1609, thuyền trưởng Henry Hudson lái một chiếc tàu của Hà Lan sang châu Á. Thời ấy, châu Á có một sức hút rất mạnh với các con tàu buôn của Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp…, bởi họ có thể mua những hàng hóa mà người châu Âu rất ưa chuộng như như đồ gốm sứ Trung Hoa, tơ lụa, hồ tiêu, trà, vàng, bạc, ngọc trai… Tuy nhiên con tàu của thuyền trưởng Hudson không đến được châu Á mà lại cập vào một cửa biển tận châu Mỹ.
Vùng đất này được thổ dân gọi theo ngôn ngữ của họ là Manna – Hata với ý nghĩa là hòn đảo có nhiều đồi (Island of Hills). Nơi đây rất trù phú, với nhiều lâm thổ sản, da thú, hổ phách… và do đó nếu mang về bán ở châu Âu sẽ đem lại lợi nhuận cao. Thuyền trưởng Hudson sau đó báo cáo về nước và ngay lập tức người Hà Lan đã đến định cư lập nghiệp.
Để có đất sinh sống và làm ăn, người Hà Lan đã thương lượng với thổ dân để mua hòn đảo này với giá khoảng 60 đồng Guilder tiền Hà Lan (tức khoảng 1.600 EUR bây giờ), có tài liệu nói họ đổi cái đảo này bằng mấy chuỗi hạt trang sức thủy tinh màu trị giá khoảng 24 USD. Có lẽ đây là vụ mua bán bất động sản nổi tiếng nhất mà bây giờ người ta còn lưu giữ được những văn tự liên quan. Sau khi có đất, người Hà Lan xây dựng nên một thị trấn nhỏ và đặt tên là Tân Hà Lan (New Amsterdam) từ năm 1625.
Giữa vùng đất mới hoang vu, người ta xây dựng những căn nhà nhỏ để làm nơi sinh sống, thu mua lông thú, lâm sản và cất trữ, đợi tàu sang thì bán để chở về châu Âu. Để tránh bị thổ dân đến phá, thú dữ tấn công, họ dựng các bức tường (tiếng Anh, bức tường là Wall) bằng gỗ. Các bức tường này nối liền các căn nhà, tạo thành một lối đi, dần dà thành một con phố và được đặt tên là phố Wall.
Công việc kinh doanh của người Hà Lan rất phát triển, nhưng quyền sở hữu của họ với khu đất Manhattan và cái tên New Amsterdam không tồn tại được lâu. Người Anh chiếm cứ nhiều vùng đất ở Mỹ. Mảnh đất này nằm giữa các vùng thuộc địa của Anh, vì thế các cuộc giao tranh xảy ra thường xuyên. Đến năm 1664, vua Anh là Charles Đệ Nhị chiếm được toàn bộ đất đai vùng này và giao lại cho Công tước xứ York. Thế là cái tên New Amsterdam được đổi thành New York.
Do có vị trí nằm gần biển, các thương thuyền dễ dàng cập bến, nên việc buôn bán, trao đổi hàng hóa ở vùng Manhattan ngày càng nhộn nhịp. Nơi đây có đủ loại hàng hóa như lông thú, tơ lụa, vải vóc, hổ phách, rượu mạnh, đồng hồ, súng, gươm, đồ trang sức… Họ không chỉ mua bán hàng hóa thật, mà còn mua bán cả những giấy tờ có giá, ví dụ như giấy chứng nhận một lô lông thú, hay giấy tờ chứng nhận hùn hạp một con tàu buôn, giấy tờ sở hữu phần hùn một công ty nào đó – tức là các loại chứng khoán.
Việc mua bán hàng hóa và chứng khoán ở phố Wall ngày càng nhộn nhịp, có tranh mua, tranh bán, có dìm giá, có giao hàng chậm – tiền trao nhưng cháo chưa múc, có lỡ tàu, hàng không đến, có lừa gạt lẫn nhau. Vì thế, vào một ngày tháng 3/1792, 24 nhà buôn lớn ở New York đã bí mật họp nhau lại và quyết định lập ra một cái chợ để mua bán chứng khoán và tổ chức đấu giá. Sau 2 tháng bàn bạc, chuẩn bị, ngày 17/5/1792, họ cùng nhau ký vào một bản thỏa ước có tên tiếng Anh là Buttonwood Agreement. Họ lấy tên chính loại cây “ngô đồng” Buttonwod, nơi họ vẫn đứng mua bán để đặt tên cho bản hợp đồng đó… 24 thương gia đó đã thành lập nên một cái chợ mà sau này trở thành Sở GDCK New York (New York Stock Exchange) đặt tại số 11 phố Wall.
Đó là nguồn gốc của “Sở giao dịch chứng khoáng New York” (New York Stock Exchange) và thị trường chứng khoán Mỹ ngày nay.
Ngày 30 tháng Tư năm 1789 Tổng Thống đầu tiên của nước Mỹ là George Washington đã được tuyên thệ nhậm chức tại Tòa nhà Hải quan Mỹ, nằm ngay tại phố Wall này, trước cửa “Federal Hall” (Toà Nhà Liên Bang). Đây cũng là nơi Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền (Bill Of Rights) của Mỹ đã được chấp nhận. Bộ Trưởng Tài Chính đầu tiên của nước Mỹ (Alexander Hamilton), kiến trúc sư của hệ thống tài chính ở Mỹ, hiện đang yên nghĩ trong khuôn viên nhà thờ Trinity ngay đầu khu này.
Năm 1884 Charles H Dow bắt đầu theo dõi giá cả của 11 chứng khoán. Ông lấy giá trung bình của các chứng khoán này làm thành chỉ số cho ông biết thị trường đang lên hay xuống. Nếu chỉ số Dow lên, thị trường được gọi là “Bull Market”. Nếu giá xuống thị trường này được gọi là “Bear Market”. Đây là bước đầu của chỉ số Dow Jones ngày nay.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo lịch sử hình thành Phố Wall tại video dưới đây:
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet