Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Phương pháp Volume Spread Analysis (VSA) là gì?. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
VSA – Volume Spread Analysis là một phương pháp giao dịch ít được biết đến nhưng được đánh giá khá cao. Những cụm từ được sử dụng như “No Demand Bar” (tạm dịch: thanh nến không có lực cầu) hay “Stopping Volume” (tạm dịch: khối lượng nghỉ) có vẻ rất xa lạ. Vậy thật ra VSA có quá cao siêu và khó tiếp cận?
Đừng lo lắng, bài viết này Bitcoin Vietnam News sẽ tổng hợp và hướng dẫn bạn cách phân tích phân tích giá và khối lượng VSA – Volume Spread Analysis với những thuật ngữ đơn giản và phổ biến nhất, sử dụng VSA một cách trực quan ngay trên biểu đồ nến để xác định xu hướng giá.
Phương pháp Volume Spread Analysis (VSA) là gì?
VSA là viết tắt của 3 từ Volume – Spread – Analysis, là phương pháp phân tích khối lượng giao dịch để dự đoán giá của tài sản trên thị trường. Hiểu đơn giản, phân tích giá và khối lượng VSA là sử dụng hình dạng của nến trên đồ thị giúp bạn biết được khối lượng cung và khối lượng cầu như thế nào, từ đó dự đoán xu hướng của giá dựa vào cung – cầu tài sản.
Cụ thể, những yếu tố mà nó phân tích bao gồm:
- Khối lượng giao dịch – Volume
- Phạm vi giá (khoảng cách giữa mức giá cao và thấp nhất, thể hiện độ cao của thân nến) – Range/Spread
- Giá đóng cửa (giá đóng cửa gần với mức giá cao nhất hay thấp nhất của nến) – Closing Price
Vậy ai là người đã phát triển phương pháp VSA này?
Có ba cái tên cần nhắc đến đó là: Jesse Livermore, Richard Wyckoff, Tom Williams.
- Jesse Livermore đã từng đề cập đến một lý thuyết dựa trên những hành vi thao túng thị trường, ông cũng đã ứng dụng nó trong sự nghiệp giao dịch của mình. Tuy nhiên, ông không đưa ra được một phương pháp cụ thể, ông là một huyền thoại về trading chứ không phải là một nhà đào tạo.
- Khác với Jesse Livermore, Richard Wyckoff hào hứng hơn với việc đào tạo. Để tìm ra một phương pháp hoạt động trên thị trường, ông đã phỏng vấn hàng loạt các trader, bao gồm cả Livermore. Sau đó ông đã đề xuất một ý tưởng “hợp nhất” nhằm giải thích các giai đoạn của thị trường bao gồm tích lũy, tăng trưởng, phân phối, và suy giảm.
- Cả Livermore và Wyckoff đều không sử dụng cụm từ “Volume Spread Analysis”, cho đến khi Tom Williams phát triển phương pháp dựa trên ý tưởng của Wyckoff và đặt cái tên này cho nó. Tom là người có công giới thiệu rộng rãi phương pháp này ra công chúng.
Lý do mà VSA được đánh giá cao?
Ý tưởng cơ bản đó là chúng ta chỉ có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường khi hiểu được những gì mà các trader chuyên nghiệp đang làm và đã là những tay chuyên nghiệp thì họ không chơi nhỏ – “They play big”.
Do đó, một khi họ nhảy vào thị trường họ sẽ để lại những dấu chân, cụ thể đó chính là volume và để theo dấu những “big guys” này thì nhìn hành động giá không là không đủ, cần phải có sự kết hợp của volume.
Volume thể hiện số tiền giao dịch trong khi spread thể hiện sự biến động liên quan đến volume.
Dựa trên những yếu tố này, trader có thể hiểu được giai đoạn hiện tại của thị trường. Theo như ông Wyckoff, có 4 giai đoạn đó là:
- Tích lũy (thành viên chuyên nghiệp của thị trường mua với giá bán buôn trong điều kiện bán bạn vượt mức);
- Mark-Up (biến động tăng);
- Phân phối (những thành viên chuyên nghiệp của thị trường bán với giá bán lẻ trong điều kiện mua quá mức);
- Mark-Down (biến động giảm).
VSA có hoạt động trên mọi loại thị trường?
VSA là phương pháp dùng giá và khối lượng để truy dấu những hành động của những tay chuyên nghiệp, do đó, về cơ bản để VSA hoạt động chúng ta cần có 02 điều kiện:
- Thứ nhất, thị trường mà bạn tham gia phải có những tay chơi chuyên nghiệp (cái này crypto có thừa).
- Thứ hai, bạn cần phải có nguồn dữ liệu đáng tin cậy.
Hầu hết các thị trường tài chính như cổ phiếu, tương lai, hay ngoại hối, tiền mã hóa có vẻ thỏa mãn hai điều kiện này.
Tuy nhiên, đối với thị trường Forex, phương pháp VSA tương đối khó vận dụng. Lý do là thị trường Forex được phân cấp, không giống như thị trường chứng khoán. Do đó, khối lượng thực tế không có sẵn. Tuy nhiên, bạn có thể phân tích thị trường bằng cách nhìn vào khối lượng quan sát được trong mỗi cột.
Do vậy, để sử dụng VSA trong Forex, đòi hỏi những kỹ năng nhiều hơn bình thường.
Cách phân tích giá và khối lượng VSA
Mặc dù có rất nhiều khái niệm được sử dụng khi phân tích VSA trong giao dịch, nhưng để đơn giản, chúng tôi chỉ hướng dẫn bạn cách phân tích VSA hai dạng nến phổ biến và được sử dụng nhiều nhất: nến No Demand (Không có khối lượng mua) và nến No Selling Pressure (không có áp lực bán).
Nến No Demand trong xu hướng tăng
Khi thị trường đang trong xu hướng tăng giá, nó bắt buộc phải đi kèm với sự tăng lên của khối lượng giao dịch mua. Nếu khối lượng mua tài sản không tăng lên, chắc chắn xu hướng tăng sẽ không thể tiếp tục kéo dài.
Những nến No Demand xuất hiện trong xu hướng tăng giá là những tín hiệu cho bạn thấy khối lượng mua không tăng lên, và xu hướng tăng sắp kết thúc. Nến No Demand có hình dạng như sau:
- Mức giá đóng cửa cao hơn phiên trước
- Khối lượng giao dịch thấp hơn hai phiên gần đây
- Phạm vi giá hẹp (độ cao thân nến ngắn)
Nến No Selling Pressure trong xu hướng giảm
Một thị trường đang trong xu hướng tiêu cực sẽ kéo theo việc có nhiều người muốn bán tài sản, và đó là nguyên nhân khiến mức giá giảm. Vì thế, nếu thị trường có tín hiệu giảm giá, nhưng khối lượng giao dịch bán tăng lên, bạn có thể tin rằng xu hướng giảm sẽ nhanh chóng kết thúc.
Trong xu hướng giảm, nếu bạn tìm thấy các thanh nến No Selling Pressure, đây chính là tín hiệu cho thấy xu hướng giảm sắp kết thúc. Hình dạng nến như sau:
- Mức giá đóng cửa thấp hơn so với phiên liền trước
- Khối lượng giao dịch thấp hơn hai phiên gần đây
- Phạm vi biến động giá hẹp
Trong ví dụ dưới đây, chúng tôi sử dụng đường trung bình trượt EMA trong 20 giai đoạn làm chỉ báo xu hướng. Chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp phân tích giá và khối lượng VSA để tìm các nến No Demand và No Selling Pressure để dự đoán xu hướng giá sắp kết thúc.
Kiểm định xu hướng tăng với Nến No Demand
- Trong thời điểm đầu tiên (1), xu hướng giảm đang diễn ra, với nến nằm dưới đường EMA.
- Các nến tăng (2) xuất hiện liên tiếp, cho thấy dấu hiệu về xu hướng Tăng. Câu hỏi đặt ra là xu hướng tăng có bền vững và mạnh mẽ hay không?
- Với phân tích VSA có thể thấy 3 nến tăng này là nến No Demand, thể hiện khối lượng mua trên thị trường rất yếu. Dù có xu hướng tăng nhưng giá sẽ nhanh chóng giảm xuống. Chính vì thế, bạn có thể chuẩn bị mở mộtshort trade khi đà tăng kết thúc.
Kiểm định xu hướng giảm với Nến No Selling Pressure
- Thời điểm (1), thị trường đang trong xu hướng tăng.
- Thời điểm (2), tín hiệu giảm xuất hiện, nhưng với hình dạng các nến No Selling Pressure. Đây là tín hiệu cho thấy thị trường không có khối lượng giao dịch bán, nên xu hướng giảm không bền vững và sẽ nhanh chóng kết thúc. Bạn có thể chuẩn bị cho một giao dịch Tăng nay khi đà giảm kết thúc và giá tăng trở lại trên thị trường.
Kết luận
Mô hình nến và hình dạng các nến có thể cho bạn biết vô số thông tin về thị trường để dự đoán xu hướng giá. Cũng dựa trên thông tin từ mô hình nến, phương pháp phân tích giá và khối lượng VSA – Volume Spread Analysis với khối lượng mua – bán tài sản trên thị trường sẽ cho bạn những tín hiệu dự đoán cực kỳ đáng tin cậy về chuyển động của giá.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet
Leave a Reply