Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Polkadot là gì? Thông tin về đồng DOT Coin mới nhất 07/04/2021. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
ẩn
Polkadot là gì?
Polkadot là một mạng lưới giúp kết nối các Blockchain riêng lẻ với nhau. Nó cho phép các Blockchain này chia sẻ dữ liệu một cách phi tập trung. Polkadot tập trung giải quyết hai vấn đề chính của Blockchain đó là: Khả năng tương tác và khả năng mở rộng của mạng lưới. Tầm nhìn của Polkadot (DOT) là tạo ra một “Decentralized Web”, nơi mà danh tính và dữ liệu của chúng ta sẽ được kiểm soát bởi chính chúng ta, chứ không phải một tổ chức hay chính phủ nào đó.
Giải pháp mà Polkadot giải quyết
Polkadot nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề cố hữu của blockchain:
- Khả năng mở rộng: Khả năng mở rộng thể hiện ở tốc độ giao dịch, hay tốc độ xử lý giao dịch của một blockchain.
- Sự chấp nhận: Blockchain nói chung vẫn còn mới mẻ đối với đại đa số công chúng trên toàn thế giới. Tất cả cần đơn giản hóa hơn để mọi người có thể sử dụng nó như cách chúng ta sử dụng Internet, ứng dụng blockchain vào công việc và cuộc sống hàng ngày.
- Khả năng tương tác: Hiện nay, nhìn chung các blockchain riêng lẻ không thể tương tác với nhau. Token trên chain riêng không thể chuyển đổi qua lại. Các giải pháp multi-chain vẫn còn rất mới và ít.
Cấu trúc của Polkadot
Chuỗi chính (Relay chain)
Chuỗi chính (Relay chain) là xương sống của mạng Polkadot, chịu trách nhiệm liên kết xác thực của các Parachain. Cụ thể, Validator sẽ thực hiện staking DOT để bảo vệ và quản trị mạng lưới.
Giải pháp mở rộng quy mô (Parachain)
Parachain bao gồm các blockchain độc lập chạy song song với chuỗi chính. Parachain cung cấp bằng chứng được xác thực bởi các Validator được chỉ định. Các tiến trình trên nền tảng Polkadot đa phần sẽ diễn ra trên Parachain.
Cầu nối (Bridges)
Đây là một loại Parachain đặc biệt, cung cấp khả năng tương tác giữa hệ sinh thái Polkadot và các giao thức blockchain khác. Cụ thể là nó cho phép dịch chuyển token và dữ liệu giữa Polkadot và các mạng bên ngoài.
Ưu điểm và nhược điểm của dự án Polkadot
Ưu điểm
Có khả năng xử lý song song nhiều giao dịch
Polkadot là một giao thức loại bỏ các hiện tượng mắc kẹt trong khi xử lý giao dịch, tăng mạnh khả năng xử lý các giao dịch đồng thời cùng lúc. Sức mạnh xử lý song song này cải thiện đáng kể khả năng mở rộng của nền tảng Polkadot và tạo điều kiện thích hợp để tăng trưởng trong tương lai.
Chuyên môn hóa
Trên Polkadot, mỗi blockchain có thể được tạo mới để tối ưu hóa cho từng trường hợp sử dụng cụ thể. Điều đó có nghĩa là các blockchain có thể cung cấp các dịch vụ tốt hơn, đồng thời cải thiện năng suất và bảo mật bằng cách loại bỏ các mã không cần thiết.
Khả năng tương tác và giao tiếp cross-chain
Các mạng và ứng dụng trên Polkadot có thể chia sẻ thông tin và chức năng giống như ứng dụng trên điện thoại thông minh mà không cần phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ tập trung. Không giống như các mạng trước đây hoạt động chủ yếu ở hình thức môi trường độc lập, Polkadot cung cấp khả năng tương tác và giao tiếp cross-chain. Điều này mở ra cánh cửa cho các dịch vụ mới lạ và sáng tạo, cho phép người dùng lưu chuyển thông tin giữa các chuỗi (chain).
Ví dụ: một chuỗi cung cấp dịch vụ tài chính có thể giao tiếp với một chuỗi cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu trong thế giới thực (oracle), chẳng hạn như nguồn cấp dữ liệu tỷ giá trên thị trường chứng khoán liên kết với giao dịch cổ phiếu được mã hóa.
Tự quản lý
Các cộng đồng trên Polkadot tự quản lý mạng của họ và nắm giữ cổ phần minh bạch trong tương lai của nền tảng Polkadot. Các nhóm có thể tùy chỉnh và tối ưu hóa khả năng quản trị blockchain theo nhu cầu, thử nghiệm các ý tưởng mới hoặc hoán đổi trong các mô-đun được tạo sẵn để triển khai nhanh hơn. Bên cạnh đó, các mô hình quản trị blockchain có thể được hoàn thiện và nâng cấp để đáp ứng nhu cầu và điều kiện thay đổi theo thời gian.
Dễ nâng cấp
Blockchain cần nâng cấp để hoàn thiện theo thời gian. Tuy nhiên, việc này thường rất tốn thời gian. Thế nhưng, Polkadot đã có giải pháp cho vấn đề này. Giao thức này cho phép các blockchains phát triển và thích ứng dễ dàng khi công nghệ tân tiến hơn có sẵn.
Một số nhóm đã và đang xây dựng các giải pháp hiệu quả cho Polkadot cho một loạt các ứng dụng, bao gồm tài chính, trò chơi, nhận dạng kỹ thuật số, IoT, quản lý chuỗi cung ứng, mạng xã hội và công nghệ đám mây. Web3 Foundation, tổ chức chịu trách nhiệm quản lý sự phát triển của Polkadot, đã thực hiện hỗ trợ các tính năng mới này, bằng cách thêm các khoản tài trợ cho các dự án ở tất cả các cấp, từ cơ sở hạ tầng cấp thấp đến các thành phần của hệ sinh thái như ví, parachain, cầu nối và công cụ khác.
Bên cạnh đó, Substrate cho phép các nhà phát triển tạo một blockchain tùy chỉnh trong vài phút và kết nối nó với Polkadot để hưởng lợi từ khả năng tương tác và bảo mật của mạng ngay từ đầu.
Nhược điểm
Các ý kiến trái chiều xuất phát từ vấn đề ‘tuổi đời còn non trẻ’ của Polkadot. Nhà đầu tư có thể nhìn thấy triển vọng của DOT bởi vì nó hứa hẹn cung cấp khả năng tương tác đáng kể giữa một số blockchain, đồng thời làm nổi bật những lợi ích của sharding.
Sharding được hiểu là một loại phân vùng tách các cơ sở dữ liệu lớn thành các phần nhỏ hơn. Thực hiện Sharding đồng nghĩa với việc bỏ đi yêu cầu các giao dịch phải được kiểm tra bằng tất cả các nút trên mạng lưới. Khi đó, Sharding sẽ cho phép hàng nghìn giao dịch diễn ra mỗi giây mà không cần thông qua quá trình rườm rà. Thế nhưng, Sharding cũng đem lại rủi ro lớn vì nó hi sinh tính năng bảo mật để tăng khả năng mở rộng cho hệ thống.
Mặc dù dự án Polkadot (DOT) đã được thực hiện trong nhiều năm, nhưng nó vẫn còn một chặng đường dài để bắt kịp một số đối thủ cạnh tranh trong chuỗi. Một số nhà đầu tư không có hứng thú với Sharding tin rằng quá trình này có thể dẫn đến các lỗ hổng. Chuỗi có thể bị thao túng bởi Sharding. Điều này có nghĩa là một nút có thể bị hỏng và một khi dữ liệu bị xâm phạm có thể dẫn đến tổn thất nghiêm trọng về lâu dài.
Đội ngũ phát triển
Polkadot là một dự án mã nguồn mở và bất cứ ai cũng có thể tự do đóng góp cho sự phát triển của nền tảng.
Ngoài cộng đồng mã nguồn mở, đứng đằng sau Polkadot là Web3 Foundation – một trong những tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực crypto. Web3 Foundation đóng góp về mặt tài chính lẫn công nghệ cho Polkadot.
Ngoài ra, Web3 Foundation cũng đang phối hợp với các đội ngũ quan tâm đến việc phát triển các triển khai bổ sung trên nền tảng như Core-Polkadot (Collator Nodes, Validator Nodes, Relay Chain), Ecosystem (Block Explorers, Node Explorers, Wallets).
Một số thành viên nổi trội trong dự án Polkadot có thể kể đến như:
- Robert Habermeier – Nhà sáng lập: có kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển về blockchain, hệ thống phân tán và mã hóa. Là thành viên lâu năm của cộng đồng Rust, ông đã tập trung vào việc tận dụng các tính năng của ngôn ngữ lập trình để xây dựng các giải pháp song song và hiệu quả cao.
- Dr. Gavin Wood – Nhà sáng lập: Gavin bắt đầu từ ngành công nghệ blockchain với tư cách là người đồng sáng lập và CTO của Ethereum. Ông đã phát minh ra các thành phần cơ bản của ngành công nghiệp blockchain, bao gồm Solidity, đồng thuận Proof-of-Author và Whisper. Tại Parity, Gavin hiện đang đi tiên phong đổi mới với Substrate và Polkadot. Ông đã đưa ra thuật ngữ Web 3.0 vào năm 2014 và là Chủ tịch của Web3 Foundation.
- Peter Czaban – Nhà sáng lập: Peter là Giám đốc Công nghệ của Web3 Foundation, nơi ông làm việc về việc hỗ trợ phát triển thế hệ công nghệ phân tán tiếp theo. Ông có bằng Thạc sĩ Kỹ thuật tại Đại học Oxford, ngành Khoa học Kỹ thuật nơi ông tập trung vào Bayesian Machine Learning. Ông đã làm việc trong các ngành công nghiệp phân tích dữ liệu quốc phòng, tài chính và phân tích dữ liệu.
Đối tác của Polkadot
- Phát triển hệ sinh thái: Web3 Foundation, cộng đồng nguồn mở, các dự án như: Chainlink, ChainX…
- Phát triển công nghệ: Parity, Web3 Foundation, cộng đồng nguồn mở.
- Nhà đầu tư lớn: nhóm chưa công khai
Thông tin về đồng DOT
DOT là token gốc của mạng Polkadot. Chức năng chính của DOT trong Polkadot bao gồm:
- Quyền quản trị: Những nhà đầu tư sẽ sử dụng DOT của họ để tham gia quản lý và sửa chữa giao thức.
- Staking: Những nhà đầu tư sẽ staking DOT của họ để tham gia cơ chế đồng thuận trên nền tảng Polkadot.
- Tiền thưởng: Các nhà đầu tư sẽ nhận được tiền thưởng DOT nếu hoạt động tích cực trong nền tảng.
- Sự liên kết (Bonding): Việc liên kết các DOT sẽ tạo ra các parachain mới, đây là một phương thức bằng chứng cổ phần (Proof of Stake — PoS)
Các nhà đầu tư sở hữu DOT token sẽ có thể đảm nhiệm các vai trò sau:
- Validator: Thực hiện staking DOT để đảm bảo tính bảo mật của chuỗi chính (Relay Chain), xác minh và thêm block mới vào chuỗi chính đồng thời xác thực bằng chứng từ Collator
- Collator: Thực hiện vai trò thu thập giao dịch trên Parachain và gửi bằng chứng cho validator.
- Nominator: Đảm bảo chuỗi chính hoạt động tốt bằng cách xác minh Validator thực hiện staking DOT
- Fisherman: Giám sát mạng và báo cáo hành vi vi phạm cho Validator.
Tiềm năng của dự án Polkadot
Khi mạng Polkadot ra mắt, các parachain sẽ được phát hành trên nền tảng miễn phí. Sau một thời gian ngắn, các parachain được kỳ vọng sẽ liên kết các token DOT để cho thuê một vị trí Parachain. Hệ thống quản trị được bỏ phiếu bởi những người nắm giữ các DOT cổ phần.
Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi bằng cách ban hành các quy tắc yêu cầu các Parachain khóa các DOT để đảm bảo một vị trí. Khi hợp đồng thuê parachain hết hạn, token DOT được liên kết sẽ trả lại cho bên thuê. Các bên hữu quan thậm chí có thể quyết định một số Parachain nhất định được phép hoạt động miễn phí trên nền tảng. Điều này sẽ giúp điều chỉnh việc sử dụng các slot (vị trí) của Parachain để những người dùng tích cực nhất trên giao thức có thể đảm bảo một slot.
Mặc dù nhà đầu tư sẽ tốn chi phí khi mua DOT và khi thực hiện tiến trình liên kết blockchain của họ với Polkadot, nhưng việc vận hành Parachain về cơ bản là miễn phí vì các Parachain có thể thực hiện các giao dịch trên mạng của họ mà không tốn phí. Do đó, việc thuê parachain (chi phí cơ hội của việc khóa các DOT) sẽ đắt hơn và việc gửi các giao dịch trong parachain có thể ít tốn kém hơn (hoặc miễn phí hoàn toàn).
Để làm rõ hơn, hãy so sánh với việc tạo ra một hợp đồng thông minh trên Ethereum. Việc thực hiện hợp đồng không mất quá nhiều chi phí nhưng lại tốn kém để vận hành và sử dụng vì gas. Do đó, một cơ hội được mở ra khi các nhà phát triển dApp có thể tạo ra một hợp đồng thông minh trên Ethereum hoặc Edgeware và họ có thể chuyển nó thành một parachain để có nhiều quyền kiểm soát hơn trong trải nghiệm sử dụng.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet