Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Shopify là gì? Hướng dẫn sử dụng Shopify mới nhất 09/04/2021. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
Nếu như trước đây, để có một gian hàng online trên website thì bạn cần trải qua rất nhiều thủ tục cũng như công đoạn mới có thể thành công thì ngày nay, với Shopify, công việc đó đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều.Từ việc chuẩn bị những nền tảng cơ bản cho đến mua tên miền, rồi việc thuê design thiết kế riêng cho thương hiệu của mình, tất cả đều được gói gọn lại trong nền tảng thương mại này. Vậy shopify là gì và nó có những lợi ích như thế nào?
Shopify là gì?
Shopify là nền tảng thương mại điện tử cho phép bạn tạo website bán hàng online tích hợp với mạng xã hội, đăng sản phẩm, tính năng giỏ hàng và thanh toán, xử lý đơn hàng, tất cả được tích hợp trong Shopify. Shopify được sáng lập bởi Tobias Lutke vào năm 2006, vốn là một lập trình viên.
Với Shopify, bạn còn có thể xây dựng website và tùy chỉnh một cách dễ dàng mà không cần bất cứ kỹ năng lập trình nào. Bạn có thể dễ dàng đăng và quản lý sản phẩm, cài đặt giao diện trang web, thêm nội dung, quản lý tồn kho, hệ thống thanh toán, tự động tính phí ship theo từng khu vực.
Vào thời điểm 3/2019, có hơn 800.000 websites thương mại điện tử đang sử dụng nền tảng Shopify. Với giao diện thân thiện người dùng, thiết kế chuyên nghiệp và dễ sử dụng, Shopify đang tăng tốc đến mốc 1 triệu người dùng trong năm 2019 này.
Shopify hoạt động như thế nào?
Nếu chỉ nghe đến tên thì nhiều người sẽ nghĩ rằng nguyên lý hoạt động của Shopify chắc hẳn rất phức tạp, song thực tế thì ngược lại bởi Shopify hoạt động vô cùng đơn giản.
Tất cả những gì cần làm để cài đặt website Shopify đó là kết nối internet, thẻ VISA để trả phí sử dụng, và một thứ gì đó mà bạn muốn bán online. Sau khi đăng ký, bạn sẽ được chuyển đến giao diện Admin hết sức dễ hiểu để bạn biết cần phải làm gì tiếp theo. Ở cột bên trái giao diện admin sẽ là nơi bạn có thể chỉnh sửa hoặc thay đổi tất cả những gì thuộc về website và sản phẩm. Ở trong mục Online store sẽ là nơi mà bạn chỉnh sửa bài viết, menu, tên miền, và quan trọng nhất là tùy biến giao diện “Customize Theme”.
Ưu và nhược điểm của Shopify
Ưu điểm
- Thị trường rộng lớn: Khi bạn sở hữu một website bán hàng, bạn có thể tiếp cận với lượng khách hàng không giới hạn. Thay vì bạn sở hữu một cửa hàng tại 1 con đường nào đó và chỉ tiếp cận được một lượng khách hàng nhất định, với Shopify, bất kì ai đều có thể truy cập và mua sản phẩm của bạn.
- Giao diện thiết kế chuyên nghiệp: Với hệ thống giao diện thiết kế chuẩn e-commerce, thương hiệu của bạn sẽ trở nên nổi bật và gây ấn tượng với khách hàng không thua kém gì website của những thương hiệu hàng đầu trên thế giới.
- Hỗ trợ kỹ thuật 24/7: Shopify có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật 24/7 bất kì khi nào bạn cần trợ giúp. Ngoài ra, Meowcart là đối tác của Shopify tại Việt Nam cũng sẽ hỗ trợ bạn mọi lúc bạn cần
- Đón đầu làn sóng thương mại điện tử: Thương mại điện tử tại Việt Nam được dự báo sẽ bùng nổ trong tương lai rất gần, với việc sử dụng Shopify, bạn đã xây dựng nền móng cho thành công tương lai của mình.
- Hỗ trợ tối đa cho quảng cáo: Chắc hẳn bạn đã từng sử dụng quảng cáo Facebook hay Google Adwords? Shopify là một sự kết hợp tuyệt vời để mang lại kết quả tốt nhất cho chiến dịch quảng cáo của bạn.
- Tích hợp thanh toán PayPal, Visa, MasterCard
- Hệ thống email tự động: Email tự động gửi cho KH để công nhận đặt hàng, tạo tài khoản,lấy lại mật khẩu. Điều này là cốt lõi khiến Shopify vượt trội.
Nhược điểm
- Thanh toán online: Hiện tại, Shopify vẫn chưa hỗ trợ bạn thanh toán qua thẻ nội địa tại Việt Nam mà chỉ hỗ trợ thẻ thanh toán quốc tế như VISA, Mastercard, Paypal hoặc Shopify Payment (dĩ nhiên vẫn không hỗ trợ VN). Tuy nhiên Shopify sẽ thu một khoảng phí từ 2 – 3% nếu bạn dùng hình thức thanh toán online này.
- Tốc độ: Cá mập cắn cáp, việc bán buôn của bạn sẽ bị ảnh hưởng theo vì máy chủ Shopify đang được đặt ở US và EU. Mặc dù có quảng cáo là có CDN (Content delivery network) phân giải lưu lượng truy cập theo quốc gia nhưng mình chưa test thử vì chưa tới đợt cá mập cắn cáp.
- Giá Apps: Đa số giá plugin tính theo hàng tháng chứ không phải mua một lần. Cái này vừa hay vừa dở, hay vì bạn được support trong suốt quá trình sử dụng, dở vì bạn phải sẽ mất tiền hàng tháng.
- Cấu trúc URL bắt buộc có prefix tiếng Anh: Dùng Shopify, URL phải theo cấu trúc sẵn, tức là bắt buộc phải có phần prefix là tiếng Anh.
Ví dụ trang sản phẩm /products/product-title
- Một trang : /pages/page-name
- Một bài blog: /blogs/blog-category/post-title
Đây không phải best practice về cấu trúc URL được khuyến nghị.
Migrate sang nền tảng khác: Nếu bạn dự định khi phát triển sẽ chuyển sang nền tảng khác, hay đang dùng OpenCart, WordPress mà chuyển sang Shopify thì Shopify mặc đinh không hỗ trỡ mấy vụ migration này. Tuy nhiên, bạn có thể bỏ tiển để mua apps
Bạn có thể bán gì trên Shopify?
Bạn có thể bán gần như bất cứ thứ gì trên nền tảng Shopify. Một số danh mục sản phẩm được bán phổ biến trên Shopify bao gồm:
- Quần áo & Thời trang
- Trang sức & Phụ kiện
- Mỹ phẩm & Làm đẹp
- Đồ điện tử
- Đồ gia dụng & Trang trí nội thất
- Thức ăn & Đồ uống
- Đồ chơi trẻ em
Không chỉ cho phép bán sản phẩm vật lý, Shopify còn cho phép bạn bán những sản phẩm như dịch vụ, khóa học, thẻ thành viên, phòng khách sạn,…
Biểu phí sử dụng Shopify
Shopify có các gói dịch vụ từ 29$ – 299$/ 1 tháng, chưa kể đến gói dịch vụ Shopify Plus dành cho những khách hàng VIP với lượng đơn hàng khổng lồ.
- Gói Basic: 29$ 1 tháng, phí 2.9$ + 30¢/ giao dịch
- Gói Shopify: 79$ 1 tháng, phí 2.6$ + 30¢/ giao dịch
- Gói Advance: 299$1 tháng, phí 2.4$ + 30¢/ giao dịch
Mới bắt đầu, bạn có thể chọn gói Basic hoặc Shopify. Sự khác nhau giữa Basic và Shopify không chỉ nằm ở mức phí/ giao dịch mà còn ở việc gói Shopify cho phép bạn bán Gift Card/ Phiếu quà tặng, cũng như hệ thống báo cáo chuyên nghiệp.
Cách đăng ký sử dụng Shopify
Bước 1: Đăng ký với Shopify
Bạn truy cập tại địa chỉ Shopify.com, sau đó nhấn nút Start free trial.
Nhập các chi tiết cần thiết và nhấp vào nút ‘Create your store’ .
Sau màn hình ban đầu này, bạn sẽ được hỏi thêm một vài chi tiết, bao gồm tên, địa chỉ, quốc gia và số liên lạc của bạn.
Tên cửa hàng của bạn cần phải là duy nhất hoặc Shopify sẽ yêu cầu bạn chọn một cái gì đó khác.
Bạn cũng sẽ được hỏi về những gì bạn nhắm đến để bán. Nếu bạn đang dùng thử Shopify để xem nó có phù hợp với bạn không, bạn có thể chọn ‘I’m just playing around’
Tiếp theo, điền vài thông tin cá nhân của bạn như; tên, email, địa chỉ…
Sau khi hoàn thành, nhấp vào ‘Enter my store’. Như vậy bạn đã tạo xong web bán hàng trực tuyến trên Shopify trong tíc tắc.
Bước 2: Bắt đầu thiết lập cửa hàng trực tuyến của bạn
Sau khi bạn đăng ký, bạn sẽ được chuyển thẳng đến màn hình quản trị cửa hàng của bạn. Bây giờ bạn đã sẵn sàng để bắt đầu tùy chỉnh cửa hàng của mình, tải lên các sản phẩm và thiết lập thanh toán và vận chuyển.
Bạn kéo xuống dưới một chút. Chúng tôi khuyên bạn nên làm 2 việc ưu tiên trước khi bạn thêm sản phẩm.
Một là bạn hãy xác nhận email đăng ký. Bạn hãy kiểm tra inbox và nhấn vào link của Shopify gửi cho bạn.
Tiếp theo, bạn phải ưu tiên thêm chính sách giao hàng để tạo uy tín cho web bán hàng. Bạn nhấn vào Add shipping policy để thêm chính sách giao hàng.
Cũng tại trang này, bạn hãy kéo lên đầu trang. Thực sự đây là trang quản lý Legal cửa hàng của bạn. Nó bao gồm chính sách đổi trả, chính sách bảo mật, điều khoản dịch vụ. Đây là những trang cơ bản của bất cứ web bán hàng nào. Nó cung cấp lòng tin của khách hàng dành cho shop trực tuyến của bạn. Bạn hãy thêm lần lượt từng mục trong trang này.
Ví dụ: Chính sách đổi trả – Refund policy
Bạn nhấn vào nút Create from template để tạo nội dung mẫu.
Những mục khác bạn cứ làm tương tự. Cuối cùng bạn nhấn nút Save để lưu lại.
Bước 3: Chọn giao diện
Shopify có cửa hàng giao diện chính thức của riêng mình. Các giao diện này đều được đảm bảo hỗ trợ đầy đủ từ các nhà thiết kế. Bạn có thể an tâm sử dụng mà không có trở ngại gì.
Tất cả các giao diện đi kèm với công cụ chỉnh sửa mà không cần phải chạm vào một dòng mã. Các giao diện cao cấp đi kèm với nhiều sửa đổi hơn, nhiều tính năng hơn. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu tạo website thì giao diện Free hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu của bạn.
Để tìm một giao diện phù hợp với nhu cầu của bạn, cần làm như sau:
Duyệt cửa hàng giao diện (theme)
Đăng nhập vào Shopify và truy cập Cửa hàng giao diện tại Themes.shopify.com. Bạn sẽ tìm thấy hơn 70 biến thể theme để lựa chọn.
Bạn cũng có thể tìm thấy các theme của Shopify trên các trang web bán theme khác như Templatemonter.
Bạn có thể lọc theo trả phí hoặc miễn phí, ngành và theo tính năng. Bạn cũng có thể sắp xếp các theme theo giá cả, mức độ phổ biến và gần đây nhất.
Kiểm tra chức năng và đánh giá
Khi bạn đã tìm thấy một theme bạn thích, hãy nhấp vào hình ảnh mẫu của theme. Bạn sẽ được cung cấp thêm thông tin về theme, chẳng hạn như có tương thích di động hay không.
Cuộn xuống để đọc một số đánh giá của người dùng khác khi sử dụng theme này.
Xem trước theme
Để xem theme thực tế, nhấp vào View Demo.
Nếu theme có nhiều kiểu, bạn cũng có thể xem các bản demo của các kiểu khác nhau bằng cách nhấp vào chúng. Ví dụ: Bone hoặc Toy.
Sử dụng theme
Khi bạn đã tìm thấy một theme bạn thích, nhấp vào nút Add theme.
Shopify sẽ yêu cầu bạn xác nhận rằng bạn muốn cài đặt theme này.
Nhấp vào Xuất bản làm Chủ đề của Cửa hàng của tôi .
Đừng lo lắng nếu bạn không chắc chắn 100% đó là theme phù hợp với bạn. Bạn luôn có thể thay đổi theme của bạn sau này.
Sau khi theme đã được cài đặt, Shopify sẽ cho bạn biết và sẽ cung cấp cho bạn tùy chọn Chuyển đến trình quản lý theme.
Trình quản lý theme của bạn hiển thị các theme đã xuất bản (theme bạn đã cài đặt hoặc kích hoạt gần đây nhất) và các theme chưa được công bố bên dưới (theme đã cài đặt trước đó).
Bước 4: Chỉnh sửa cài đặt Shopify
Phần lớn các theme của Shopify cho phép bạn thực hiện các thay đổi đơn giản như thay đổi diện mạo cửa hàng của bạn. Vì vậy, bạn có thể yên tâm khi biết rằng sẽ không có cửa hàng nào giống nhau cho dù xài chung một theme.
Các shop online này đều được tạo từ một theme giống nhau.Trên trang quản trị của bạn, chọn Theme từ menu điều hướng bên trái. Chọn Customize để vào trang kiểm soát tất cả các chức năng cơ bản của cửa hàng của bạn.
Các công việc phải làm sẽ bao gồm:
- Tải lên logo
- Tải các slide trình chiếu trên trang chủ
- Thêm chức năng mục liên quan vào trang sản phẩm
- Chọn số lượng mục xuất hiện trên mỗi dòng của trang sưu tập
- Phối màu
- Lựa chọn phông chữ.
Một số chủ đề cũng sẽ cho phép bạn định vị lại các thành phần trên các trang như hiển thị hình ảnh sản phẩm ở bên trái, bên phải hoặc giữa trang. Bạn cũng có thể chọn xem bạn có muốn hiển thị các nút like / tweet / pin / + 1 trên mạng xã hội hay không.
Một nguyên tắc chung cho các bạn khi chỉnh sửa giao diện của shop của bạn:
- Bố cục giao diện được sắp xếp theo từng khối. Bạn thử nhấp vào biểu tượng con mắt để bật / tắt khối đó xem sao.
- Bạn có thể thêm khối mới bằng cách nhấp vào add section bên dưới.
- Phần Header để tùy chỉnh Logo, menu của đầu trang
- Phần bên dưới là các khối của thân trang. Ở đây có rất nhiều khối, tùy bạn chọn.
- Phần Footer là chân trang.
- Bạn không nên dành quá nhiều thời gian để chỉnh sửa màu sắc, font chữ gì đó. Vì nhà thiết kế đã phối hợp màu sắc rất ổn rồi. Bạn nên chọn theme có tone màu bạn muốn ngay từ đầu.
Sau khi thử tải Logo và thêm hình ảnh, mình được như sau:
Bước 5: Thêm tài khoản mạng xã hội
Bạn có thể thêm tài khoản mạng xã hội vào tại đây. Chọn Theme settings -> Social media
Ô mới mở ra, bạn hãy điền URL các mạng xã hội cần thêm vào. Cuối cùng nhấn Save là xong.
Bước 6: Tạo trang mới
Bạn quay trở lại trang quản trị Shopify. Từ Menu bên trái, chọn Pages -> Add page
Giao diện thêm trang mới hiện ra. Bạn hãy nhập tiêu đề trang, nội dung trang. Nếu thích bạn có thể dùng công cụ để định dạng chữ cho đẹp. Bạn có thể chèn hình ảnh vào nội dung…Nếu bạn đã từng sử dụng WordPress để tạo website, thì nó không khác nhau là mấy.
Bạn kéo xuống dưới một chút sẽ thấy phần tối ưu SEO URL. Bạn nên thay đổi URL sang tiếng Việt không dấu để SEO tốt hơn. Cuối cùng bạn nhấn nút Save để lưu lại.
Các bạn có thể thêm các trang khác như trang Liên hệ, Hướng dẫn, Chính sách vận chuyển…Nếu bạn thêm trang liên hệ, bạn hãy chú ý sau đây. Bạn có thể chọn Template có sẵn cho trang liên hệ. Bạn sẽ được khung liên hệ được thêm vào sẵn trên trang.
Kết quả được hiển thị như thế này
Trang liên hệ có các ô thông tin có sẵn.
Bước 7: Tạo Menu cho Shop
Tùy chỉnh Main menu
Sau khi đã tạo được vài trang rồi. Bạn hãy tạo menu để hiển thị các trang ra trang chủ. Truy cập vào Navigation -> Chọn Main menu có sẵn để chỉnh sửa.
Bạn hãy điền tên của mục Menu, thêm đường link. Chọn trang bạn đã tạo ở bước trên.
Bạn có thể lập lại các bước để thêm một vài trang khác và nhớ nhấn nút Save. Đây là kết quả chúng tôi đã làm
Tùy chỉnh Footer Menu
Tiếp theo, chúng tôi hướng dẫn bạn thêm Menu chân trang. Bạn chọn Footer menu để chỉnh sửa.
Các bạn làm giống như các bước ở trên. Ở Footer menu, bạn sẽ thêm các trang chính sách. Bạn hãy chọn Policy từ danh sách link.
Và đây là kết quả sau khi thêm các trang chính sách vào Footer menu.
Bước 8: Thêm sản phẩm vào cửa hàng
Thanh bên trái chọn Products . Sau đó, bạn sẽ thấy nút Add product ở góc trên cùng bên phải của trang. Sử dụng màn hình sau để thêm nhiều chi tiết cần thiết về sản phẩm của bạn. Đặc biệt là chú ý những thứ sẽ giúp tối ưu SEO như tên, mô tả và URL. Bạn nhập càng nhiều chi tiết càng tốt để giúp thông báo cho khách hàng về các mặt hàng của bạn.
Đây là màn hình nơi bạn tải lên hình ảnh sản phẩm. Khi hình ảnh được tải lên, bạn có thể sắp xếp lại chúng, vì vậy đừng lo lắng về việc tải chúng lên theo bất kỳ thứ tự cụ thể nào.
Thêm ảnh sản phẩm
Kéo xuống, bạn tải hình ảnh sản phẩm lên. (Lưu ý: bạn nên cắt hình ảnh theo một kích thước chung nào đó để shop hiển thị đẹp mắt. Chú ý dung lượng hình ảnh để shop tải nhanh nhất).
Kéo xuống dưới, bạn hãy nhập giá bán sản phẩm và nguyên giá (nếu có)
Quản lý kho hàng
Tiếp tục kéo xuống, bạn tới khu vực quản lý kho hàng. Bạn hãy nhập mã số sản phẩm SKU, số lượng tồn kho.
Tiếp theo, bạn cài đặt cân nặng, xuất sứ sản phẩm…
Thêm thuộc tính sản phẩm
Tiếp theo, bạn chọn thêm các thuộc tính sản phẩm như: màu sắc, kích thước…
Tùy chỉnh URL
Tiếp theo, bạn hãy chỉnh sửa đường dẫn sản phẩm để thân thiện bộ máy tìm kiếm. Bạn hãy chỉnh sửa lại URL của sản phẩm thành tiếng Việt không dấu.
Phân loại sản phẩm
Bạn hãy kéo lên và quan sát phần bên phải. Khu vực này dùng để thêm phân loại sản phẩm, nhà sản xuất, bộ sưu tập, từ khóa…Sau cùng, bạn hãy Save để lưu lại
Bước 9: Thêm bộ sưu tập tự động
Chức năng rất hay của Shopify là cho phép bạn tạo bộ sưu tập tự động từ các từ khóa. Bạn có thể dùng bộ sưu tập để tự động tạo các sản phẩm giống như như: Bộ sưu tập mùa hè, bộ váy ngủ quyến rũ…
Chọn Collections -> Create collection để thêm bộ sưu tập
Điền tên bộ sưu tập, mô tả. Bạn kéo xuống để xác định điều kiện cho bộ sưu tập. Bạn có thể chọn rất nhiều loại điều kiện như loại sản phẩm, tag sản phẩm, giá…Ở đây, mình chọn “Product tag bằng mùa hè“. Tất cả sản phẩm có product tag là mùa hè sẻ được tự động nhóm vào bộ sưu tập này.
Bước 10: Cổng thanh toán
Cổng thanh toán cho phép bạn nhận thanh toán từ khách hàng của mình thông qua trang web của bạn. Giá cả và tỷ lệ hoa hồng rất quan trọng. Chọn Settings -> Payment providers
Thanh toán online
Có hai hình thức thanh toán online được hỗ trợ tại Việt Nam là Paypal và 2checkout.
Đầu tiên, chúng tôi hướng dẫn bạn sử dụng Paypal trước.
Tuy nhiên, Paypal không hỗ trợ bạn thanh toán bằng VND. Do đó, bạn hãy chuyển sang USD trước. Các bạn vô Setting để đổi sang USD.
Bạn phải có tài khoản Paypal Business để đăng ký. Nhấn Active để tiếp tục
Bạn được chuyển hướng sang trang Paypal và yêu cầu bạn nhập địa chỉ Email của tài khoản Paypal.
Tiếp tục, bạn nhập mật khẩu để đăng nhập.
Nhấn vào I give permission để cho phép Shopify truy cập Paypal của bạn. Sau đó, bạn cứ nhấn Go back Shopify là xong.
Còn đối với 2Checkout, chúng tôi sẽ có bài hướng dẫn khác để bạn cài đặt.
Thanh toán offline
Tiếp theo, bạn cuộn xuống dưới. Đây là phần thanh toán offline. Chúng tôi nghĩ bạn sẽ rất thích phần này vì nó áp dụng tại Việt Nam rất nhiều. Đó là các hình thức thanh toán như chuyển khoản, COD…
Kéo xuống dưới, chọn Automatically để chấp nhận thanh toán tự động
Sau khi đã chọn hình thức thanh toán phù hợp, bạn nhấn nút Save để lưu cấu hình lại.
Phí giao dịch
Khi bạn thanh toán, một số cổng sẽ giữ một tỷ lệ nhỏ hoặc phí cố định (hoặc đôi khi cả hai) để cho phép bạn sử dụng dịch vụ của họ.
Các loại thẻ
Bạn cần biết loại thẻ nào được Cổng thanh toán bạn chọn chấp nhận. Tất cả chấp nhận VISA và Mastercard, trong khi hầu hết chấp nhận American Express. Paypal cũng đang trở nên phổ biến hơn cho thanh toán trực tuyến.
Tùy thuộc vào số lượng giao dịch bạn thực hiện mỗi tháng, có thể đáng để nâng cấp để tận dụng các khoản tiết kiệm này.
Bước 11: Thêm kênh bán hàng Facebook
Shopify còn cho phép bạn tạo kênh bán hàng trên Facebook và đồng bộ với web shop. Tại Sales Channels, nhấn vào dấu + để mở trang thêm kênh bán hàng. Shopify hỗ trợ nhiều kênh bán hàng khác nhau. Với mục đích bài viết này, chúng tôi chọn kênh Facebook.
Bạn hãy connect trang Facebook của bạn để bắt đầu cài đặt.
Sau khi kết nối tài khoản Facebook, bạn sẻ chọn trang Facebook cần kết nối.
Bạn cần 48 giờ để được xem xét chấp thuận.
Bước 12: Cài ứng dụng
Phần mạnh mẽ nhất của Shopify có lẽ là phần các ứng dụng của nó. Bạn có thể cài rất nhiều ứng dụng từ miễn phí đến trả phí tại cửa hàng ứng dụng. Chúng tôi thử cài một ứng dụng miễn phí để tạo tính năng đánh giá của khách hàng đó là Product Reviews.
<
Bạn cứ đơn giản nhấn vào Add app để thêm ứng dụng.
Tiếp tục nhấn vào nút Install app.
Shopify yêu cầu bạn copy đoạn code và dán vào trang web. Bạn hãy Ctrl + C để sao chép toàn bộ đoạn code. Tiếp theo, bạn nhấn vào trang mà Shopify yêu cầu thêm vào.
Bạn thêm đoạn code vào dòng 204 như hình. Dưới mục product.description.
Quay lại trang cài ứng dụng, chọn Verify and continue.
Hãy xem kết quả trên trang sản phẩm như thế nào.
Bạn có thể quay lại trang quản trị, chọn App -> Product review -> Settings. Bạn chọn Enabled để tự động xét duyệt bình luận hoặc Disabled đi để xét duyệt thủ công.
Bước 13: Cài đặt vận chuyển
Tiếp theo, bạn hãy cài đặt vận chuyển cho shop của bạn. Truy cập Settings -> Shipping
Trang tiếp theo, bạn hãy cài đặt địa chỉ cửa hàng, giá vận chuyển…
Bước 14: Kết nối tên miền
Mặc định, khi bạn đăng ký shop mới, Shopify sẽ cung cấp bạn tên miền kiểu “yourname.myshopify.com”. Bạn không thể để tên miền kiểu này này kinh doanh được. Do đó, bạn cần thay thành tên miền của bạn.
Có hai cách thêm tên miền. Bạn mua tên miền tại Goddady hoặc bạn mua tại Shopify đều được. Nhưng bạn mua tại Goddady.com thì tự chủ hơn sau này nếu muốn di chuyển website đi đâu đó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn kết nối tên miền với Goddady.
Bạn chọn Connect existing domain.
Nhập tên miễn đã có của bạn vào.
Tiếp theo, bạn cứ nhấn tự động để kết nối tên miền. Vì quá trình này hoàn toàn tự động, nên bạn cứ việc nhấn connect các bước tiếp theo là xong.
Shopify thông báo bạn cần 24h để cập nhật tên miền mới. Tuy nhiên, thông thường chỉ 5 -30 phút là tên miền đã được ping xong.
Bạn có thể chọn phiên bản có www hoặc non-www bằng cách nhấn vào Change primary domain.
Như vậy, bạn đã thêm tên miền vào shop của bạn rồi.
Bước 15: Việt hóa giao diện
Bước tiếp theo nếu bạn mở shop kinh doanh ở Việt Nam, bạn cần Việt hóa giao diện để người Việt hiểu. Chọn Themes -> Actions -> Edit languages.
Cửa sổ mở ra, bạn hãy chọn ngôn ngữ Vietnamese
Một thông báo sẽ cho bạn biết còn bao nhiều từ chưa dịch. Bạn có thể lọc nó và dịch hết nếu có thời gian.
Bước 16: Cài đặt shop tổng quan
Bạn gần xong rồi. Bước này, bạn nên cài đặt tiêu đề cho shop và mô tả để người dùng biết shop bạn kinh doanh mặt hàng gì.
Thêm tiêu đề và mô tả cho Shop.
Kéo xuống dưới, bạn có thể thêm mã Google Analysis để theo dõi người dùng và Facebook Pixel.
Cuối cùng, là ô quản lý mật khẩu. Khi bạn đang ở chế độ dùng thử, bạn không thể tắt cái này. Mật khẩu dùng để bảo vệ shop và yêu cầu người dùng nhập vào khi truy cập shop.
Bước 17: Chọn gói đăng ký
Phần cuối không thể không nói đến là chọn gói đăng ký hàng tháng. Shopify cho bạn 14 ngày dùng thử và sau đó bạn phải trả phí hàng tháng hoặc năm.
Shopify cung cấp cho bạn 3 gói thanh toán như sau:
- 29$/tháng: Với số lượng sản phẩm trên store không giới hạn
- 79$/tháng: Với các tuỳ chọn nâng cấp như gift card, báo cáo nâng cao…
- 299$/tháng: Báo cáo theo dõi đơn hàng nâng cao và gần như không giới hạn các chức năng
Để chọn gói nào đó, bạn chỉ cần nhấn vào đó và điền thông tin thẻ tín dụng của bạn là xong. Nếu bạn chọn gói đăng ký năm sẽ tiết kiệm hơn gói tháng.
Xin chúc mừng, cửa hàng Shopify mới của bạn đã sẵn sàng!
Kết luận
Đến đây các bạn đã biết Shopify là gì và cách tạo web bán hàng bằng Shopify. Sau khi dùng thử Shopify một thời gian, chúng tôi cảm thấy rất thú vị và cảm giác rất thoải mái. Bạn không cần biết kỹ năng lập trình, bảo mật…vì tất cả mọi thứ khó khăn đều đã được Shopify lo.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet
Leave a Reply