Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư

Menu
  • Forex
  • Đánh Giá Sàn
  • Chứng Khoán
  • Cryptocurrency
  • Liên Hệ
  • Giá Cafe Hôm Nay
Home
Cryptocurrency
2021 SWOT là gì? Phân tích mô hình SWOT cho doanh nghiệp
Cryptocurrency

2021 SWOT là gì? Phân tích mô hình SWOT cho doanh nghiệp

Adam Ly Tháng Tư 29, 2021

Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài SWOT là gì? Phân tích mô hình SWOT cho doanh nghiệp. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.

Khuyến nghị:

Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật

Bitcoin Vietnam News 14/01/2021

SWOT chính là một trong những công cụ giúp phát triển chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả nhất, bằng cách giúp bạn xem được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp hay các cơ hội và mối đe doạ trên thị trường hiện nay. Không chỉ trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng nên mô hình SWOT riêng để phù hợp với đặc tính doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu mô hình SWOT là gì và tại sao cần xây dựng mô hình này nhé.

Nội dung bài viết
ẩn
Mục Lục ẩn
1 SWOT là gì?
2 Nguồn gốc của mô hình SWOT
3 Phân tích mô hình SWOT
3.1 Strengths
3.2 Weaknesses
3.3 Opportunities
3.4 Threats
4 Cách thức thực hiện mô hình SWOT
5 Ví dụ về mô hình SWOT của Starbucks và Nike
5.1 Starbucks SWOT
5.1.1 Thế mạnh
5.1.2 Điểm yếu
5.1.3 Cơ hội
5.1.4 Thách thức
5.2 Nike SWOT
5.2.1 Thế mạnh
5.2.2 Điểm yếu
5.2.3 Cơ hội
5.2.4 Thách thức
6 Kết luận

SWOT là gì?

SWOT là mô hình phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là tập hợp viết tắt các chữ cái đầu tiên trong tiếng Anh của 4 yếu tố Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats. Trong đó:

  • S – Strength – điểm mạnh: là yếu tố bên trong của doanh nghiệp như danh tiếng, giấy chứng nhận, bằng sáng chế hay những tác động tích cực đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • W – Weaknesses – điểm yếu: là các yếu tố bên trong của doanh nghiệp nhưng chúng lại mang những màu sắc tiêu cực.
  • O – Opportunities – cơ hội: đây là các yếu tố, tác nhân đến từ bên ngoài của doanh nghiệp như đối tác, môi trường kinh doanh… khi đó chúng sẽ ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có thể sớm hoàn thành mục tiêu, dự án trước kì hạn.
  • T – Threats – thách thức: là các yếu tố đến từ bên ngoài như đối thủ cạnh tranh, giá cả, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp, chính phủ … thường mang các ý nghĩa tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phương pháp phân tích SWOT được sử dụng nhiều trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược và đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ…

Nguồn gốc của mô hình SWOT

Mô hình SWOT có từ thập niên 60-70, khi các nhà khoa học bao gồm Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie nghiên cứu nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Trong cuộc khảo sát nhóm Fortune 500 được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Standford đã phát minh ra mô hình SWOT.

Tuy nhiên mô hình này khi ấy được gọi là SOFT, là viết tắt của:

Satisfactory – Thỏa mãn – Điều  tốt trong hiện tại

Opportunity – Cơ hội – Điều tốt trong tương lai

Fault – Lỗi – Điều xấu trong hiện tại

Threat- Nguy cơ – Điều xấu trong tương lai.

Sau đó đến năm 1964, họ đã đổi F (Fault) thành W (Weakness) và mô hình SWOT chính thức đời từ đó.

Phân tích mô hình SWOT

Phân tích SWOT là cách sử dụng mô hình SWOT trên từng đối tượng. Mỗi yếu tố trong SWOT mang những ý nghĩa, đại diện và hướng tới một mục đích khác nhau, cụ thể như sau:

Strengths

Bạn luôn luôn phải xác định được điểm mạnh của mình. Đây là yếu tố dễ kiểm soát nhất và cũng là yếu tố giúp định hình thế mạnh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Các điểm mạnh này bao gồm:

  • Con người: Trình độ chuyên môn, các kỹ năng của nhân viên, năng lực làm việc toàn hệ thống, các mối quan hệ,…
  • Vật chất: cơ sở hạ tầng, tài sản doanh nghiệp đang sở hữu, kỹ thuật…
  • Các yếu tố khác: Quy chế đãi ngộ, thể chế công ty, quy trình làm việc, lợi thế so với đối thủ.

Sau khi phân tích điểm mạnh trong, doanh nghiệp cần lên kế hoạch phát triển điểm mạnh sẵn có và xây dựng những thế mạnh chưa có.

Weaknesses

Điểm yếu của doanh nghiệp có thể nằm trong nhiều khía cạnh. Ví dụ như sự hạn chế về các mối quan hệ, định hướng kinh doanh không rõ ràng, quy trình đào tạo lỏng lẻo, kỹ năng nghề nghiệp của nhân viên chưa cao… Theo đó, bạn cần nhìn nhận đúng điểm yếu và khắc phục bằng cách đặt ra câu hỏi rồi giải quyết chúng.

  • Trước mắt doanh nghiệp cần khắc phục những gì để hoạt động tài chính tốt hơn?
  • Những quy trình nào cần ưu tiên cải thiện?
  • Làm thế nào để khắc phục những nhược điểm tồn tại trong yếu tố con người?
  • Liệu hướng đi hiện tại của doanh nghiệp đã đúng hay chưa?

Nhờ việc đặt câu hỏi và giải quyết từng vấn đề. Các doanh nghiệp sẽ đưa ra được phương hướng cụ thể cần làm sắp tới. Không gì quan trọng hơn việc định hình hướng đi cả phải không nào?

Opportunities

Yếu tố mang tính “vận may” nhất trong mô hình SWOT đó chính là cơ hội. Đây là yếu tố trước hết doanh nghiệp cần xem xét khi tiến hành phân tích thị trường. Cơ hội ở đây có thể hiểu là những yếu tố bên ngoài mang tính tích cực. Tuy nó không thể kiểm soát được nhưng nếu vận dụng tốt, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn. Một số yếu tố cơ hội có thể kể đến là:

  • Các xu hướng xã hội triển vọng phù hợp với mặt hàng đang kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Nền kinh tế phát triển mang tới cơ hội lớn.
  • Một dự án nào đó có thể mang đến bước “đòn bẩy” mạnh mẽ giúp công ty phát triển.
  • Nắm được các công nghệ mới. Đây là ưu thế khá lớn so với các đối thủ cạnh tranh. Bởi vậy hầu hết các doanh nghiệp đều có xu hướng “đi trước đón đầu” trong việc cập nhật công nghệ, xu thế mới.

Threats

Và cuối cùng, yếu tố thách thức sẽ là những trở ngại mà doanh nghiệp cần đối mặt để đưa ra giải pháp ứng biến kịp thời. Các thách thức thường gặp là biến động thị trường, sự cơ cấu lại ngành nghề, đối thủ cạnh tranh có nhiều ưu thế hơn, xu hướng thị trường thay đổi quá nhanh so với sự thích ứng của nội bộ doanh nghiệp… Những thách thức mà doanh nghiệp gặp phải là rất nhiều. Do đó, bạn cần phân tích yếu tố này một cách kỹ lưỡng để đưa ra được một mô hình SWOT hiệu quả nhé.

Cách thức thực hiện mô hình SWOT

  • Lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT.
  • Trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng, càng rõ ràng càng tốt.
  • Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê. Nên quan tâm đến những quan điểm của mọi người.
  • Biên tập lại, xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt, quan trọng.
  • Phân tích ý nghĩa của chúng.
  • Vạch rõ những hành động cần làm, như: Củng cố các kĩ năng quan trọng, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ, rủi ro.
  • Định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT, làm tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả cho kế hoạch gây dựng sự nghiệp, chắc chắn tìm ra con đường dẫn đến thành công.

Ví dụ về mô hình SWOT của Starbucks và Nike

Starbucks SWOT

Thế mạnh

  • Starbuck là tập đoàn sinh lời lên đến $600 triệu vào năm 2004
  • Là thương hiệu cà phê toàn cầu nổi tiếng với chất lượng sản phẩm và dịch vụ
  • Lọt top 100 nơi đáng làm việc nhất, tôn trọng nhân viên
  • Doanh nghiệp mang tôn chỉ và sứ mệnh giàu tính đạo đức
  • Hiểu được thị hiếu và xu hướng của khách hàng

Điểm yếu

  • Nổi tiếng mát tay trong phát triển sản phẩm mới và tính sáng tạo. Tuy nhiên khả năng cải tiến của họ sẽ có lúc thất bại rất dễ xảy ra.
  • Có mặt khắp nước Mỹ nhưng cần đầu tư ở các quốc gia khác để phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
  • Chủ yếu dựa trên lợi thế cạnh tranh là bán lẻ cà phê nên chậm lấn sang các lĩnh vực khác để tăng trưởng.

Cơ hội

  • Starbuck rất giỏi nắm bắt các cơ hội
  • Năm 2004, công ty hợp tác với tập đoàn công nghệ thông tin Hewlett Packard mở dịch vụ CD-burning tại cửa hàng Santa Monica (California Mỹ) để khách hàng có thể tự tay tạo CD âm nhạc của riêng họ
  • Sản phẩm và dịch vụ mới có thể được bán lẻ tại các cửa hàng cà phê chẳng hạn sản phẩm theo tiêu chuẩn Fair Trade
  • Có cơ hội mở rộng thị trường ra quốc tế, tại các thị trường cà phê mới như Ấn Độ và vành đai Thái Bình Dương
  • Có tiềm năng đồng thương hiệu với các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống khác, cũng như nhượng thương hiệu cho các nhà kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.

Thách thức

  • Liệu thị trường cà phê tiếp tục lên ngôi hay sẽ bị thay thế bởi thói quen uống thức uống khác trong tương lai?
  • Nguy cơ tăng giá cà phê và sản phẩm từ sữa
  • Kể từ khi ra mắt tại Chợ Pike Place, Seattle năm 1971, thành công của Starbuck đã tạo ra phong cách mới cho nhiều đối thủ và bị nhiều sao chép, dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm tàng.
  • Thách thức từ đối thủ cạnh tranh

Nike SWOT

Thế mạnh

  • Nike là công ty có sức cạnh tranh mạnh trong thị trường
  • Và Nike không có xưởng sản xuất nên không có gánh nặng về địa điểm và nhân công. Nike hướng đến lean organization – doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng với nguồn tài nguyên ít nhất)
  • Mạnh về nghiên cứu và phát triển nắm bắt xu hướng của khách hàng
  • Là thương hiệu quốc tế

Điểm yếu

  • Sản phẩm thể thao chưa phong phú. Phần lớn thu nhập dựa trên thị phần mặt hàng giàu nên dễ bị lung lay nếu thị phần này giảm.
  • Lĩnh vực bán lẻ rất nhạy cảm với giá cả. Nike có các cửa hàng bán lẻ riêng với tên Niketown. Tuy nhiên, phần lớn lợi nhuận lại đến từ bán cho các nhà bán lẻ khác.

Cơ hội

  • Phát triển sản phẩm mang lại cho Nike nhiều cơ hội. Chủ thương hiệu tin rằng Nike không phải là một thương hiệu thời trang. Nhưng dù muốn hay không thì người mua Nike không hẳn mang giày này chơi thể thao. Mà xem đó như phong cách thời thượng. Điều đó tạo ra cơ hội vì sản phẩm dù chưa hư vẫn bị lỗi thời. Nên khách hàng sẽ mua tiếp sản phẩm mới.
  • Có thể phát triển sản phẩm theo hướng thời trang thể thao, kính mát và trang sức. Càng có nhiều phụ kiện giá trị cao bán kèm với giày càng thu về nhiều lợi nhuận.
  • Doanh nghiệp cũng có thể phát triển ra quốc tế, dựa trên sự nhận diện thương hiệu toàn cầu. Nhiều thị trường có thu nhập cao chi trả cho sản phẩm thể thao đắt tiền như Trung Quốc hay Ấn Độ ngày càng có nhiều thế hệ người trẻ chịu chi tiền.

Thách thức

  • Nike cũng bị ảnh hưởng bởi bản chất của thị trường quốc tế. Giá mua bán chênh lệch theo nhiều đơn vị tiền tệ khác nhau nên chi phí và lợi nhuận không ổn định theo thời gian. Tình trạng này có thể khiến Nike sản xuất hoặc bán lỗ. Đây là vấn đề chung của các thương hiệu quốc tế.
  • Thị trường quần áo, giày dép cực kỳ cạnh tranh.
  • Như đã đề cập ở trên, lĩnh vực bán lẻ cực kì nhạy cảm về giá. Nên khách hàng có thể lựa chọn nhà cung cấp giá rẻ hơn.
  • Những đối thủ cạnh tranh luôn là điều mà công ty luôn chú ý đến

Kết luận

Qua việc chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức hiện tại và tương lai, ma trận SWOT thực sự hữu hiệu cho các doanh nghiệp trước khi đưa ra bất kì chiến lược kinh doanh hay marketing nào. Ma trận SWOT không khó nhưng nó đòi hỏi cần sự tỉ mỉ, đầy đủ và chính xác về măt thông tin, nếu bỏ qua việc làm ma trận SWOT  thì mục tiêu của doanh nghiệp  sẽ dễ dàng gặp rủi ro lớn hơn rất nhiều bởi vì chưa xác định rõ đâu là cơ hội, thách thức hay điểm yếu của doanh nghiệp

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.

Facebook Group Telegram

Theo Crypto Viet

Rate this post
Tweet Pin It
Prev Article
Next Article

Related Articles

Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Mua Bitcoin ở …
Adam Ly Tháng Tư 8, 2021

2021 Mua Bitcoin ở đâu? Cách mua Bitcoin an toàn, uy tín

Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Nhật ký Forex …
Adam Ly Tháng Tư 27, 2021

2021 Nhật ký Forex là gì? Cách viết một mẫu nhật ký Forex

Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Arcblock (ABT) là …
Adam Ly Tháng Ba 19, 2021

2021 Arcblock (ABT) là gì? Tất tần tật thông tin và hướng dẫn mua bán đồng tiền điện tử Arcblock (ABT)

Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Hướng dẫn sử …
Adam Ly Tháng Tư 8, 2021

2021 Hướng dẫn sử dụng Ledger Nano S mới nhất 08/04/2021

About The Author

Adam Ly

Chào các trader, Mình là Adam Lý, mình có kinh nghiệm hơn 3 năm lĩnh vực tài chính nói chung và forex nói riêng. Cũng không dám vỗ ngực xưng tên gì cả, những kiến thức mình chia sẽ trên đây chỉ hướng đến đối tượng là các nhà đầu tư mới.

Leave a Reply Cancel Reply

Miễn Trừ Trách Nhiệm

Webtaichinh.vn là trang thông tin tài chính, kiến thức về đầu tư giao dịch forex mang tính tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào của bạn đọc

Webtaichinh.vn không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả trong quá trình đăng tải, và những sự cố khách quan khác

Sàn Giao Dịch Uy Tín

  • Giới thiệu dự án DBOE – Sàn giao dịch quyền chọn Châu Âu DeFi …
  • Đánh Giá Sàn CoinVid: Giao dịch Crypto, chơi game kiếm tiền – Hướng dẫn …
  • Sonorus Network: Review App Nghe Nhạc Kiếm Tiền Miễn Phí Mỗi Ngày

Bài viết mới

  • De Jong thay đổi thái độ với Man Utd
  • Gold Farm: Hướng Dẫn Tải Game, Cách Chơi Game Nông Trại Kiếm Tiền 1 triệu/ngày
  • Giới thiệu dự án DBOE – Sàn giao dịch quyền chọn Châu Âu DeFi ưu việt nhất hiện nay
  • Đánh Giá Sàn CoinVid: Giao dịch Crypto, chơi game kiếm tiền – Hướng dẫn kiếm tiền triệu mỗi ngày trên sàn CoinVid
  • 【Zakumifi】Tham gia Stake Zakumifi token (ZAFI) nhận lãi 1% mỗi ngày
  • Sonorus Network: Review App Nghe Nhạc Kiếm Tiền Miễn Phí Mỗi Ngày
  • Neko Protocol là gì? App đào coin miễn phí Neko Protocol kiếm tiền mỗi ngày trên nền tảng Web3
  • Sàn RAG Goldmarkets: Tổng Quan, Đòn Bẩy, Spread, Phí Dịch Vụ
  • Hướng Dẫn Copy Trade Sàn Bitget Kiếm 5.000$/Tháng Ai Cũng Làm Được
  • Đăng Ký Sàn Gate.io Nhận Ngay 100$ Và nhận hoàn thêm 30% phí khi giao dịch

Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư

Bài viết mới

  • De Jong thay đổi thái độ với Man Utd
  • Gold Farm: Hướng Dẫn Tải Game, Cách Chơi Game Nông Trại Kiếm Tiền 1 triệu/ngày
  • Giới thiệu dự án DBOE – Sàn giao dịch quyền chọn Châu Âu DeFi ưu việt nhất hiện nay
  • Đánh Giá Sàn CoinVid: Giao dịch Crypto, chơi game kiếm tiền – Hướng dẫn kiếm tiền triệu mỗi ngày trên sàn CoinVid
  • 【Zakumifi】Tham gia Stake Zakumifi token (ZAFI) nhận lãi 1% mỗi ngày

Bài Viết Nổi Bật

  • De Jong thay đổi thái độ với Man Utd
  • Gold Farm: Hướng Dẫn Tải Game, Cách Chơi Game Nông Trại Kiếm Tiền 1 …
  • Giới thiệu dự án DBOE – Sàn giao dịch quyền chọn Châu Âu DeFi …

Chuyên mục

  • Chứng Khoán
  • Cryptocurrency
  • Đánh Giá Sàn
  • Kiến Thức Forex
  • Phân Tích & Dự Báo
Copyright © 2023 Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư
Miễn Trừ Trách Nhiệm Điều Khoản Cookie Giới Thiệu

Ad Blocker Detected

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo trên máy tính hoặc điện thoại của bạn. Vui lòng gỡ bỏ để có trải nghiệm tốt hơn

Refresh