Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư

Menu
  • Forex
  • Đánh Giá Sàn
  • Chứng Khoán
  • Cryptocurrency
  • Liên Hệ
  • Sitemap
Home
Cryptocurrency
2021 Thuật toán SHA-256 là gì?
Cryptocurrency

2021 Thuật toán SHA-256 là gì?

Adam Ly April 7, 2021

Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Thuật toán SHA-256 là gì?. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.

Khuyến nghị:

Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật

Bitcoin Vietnam News 14/01/2021

StudentCoin

SHA-256 là một trong những hàm băm mạnh nhất hiện nay và được áp dụng vào hệ thống tiền ảo Bitcoin. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điều thú vị về giải thuật này nhé.

Nội dung bài viết
ẩn
Mục Lục ẩn
1 Mã hoá SHA là gì?
2 SHA-256 là gì?
3 Ứng dụng của SHA-256
4 Liệu có thể tấn công Brute Force vào SHA-256 không?

Mã hoá SHA là gì?

SHA (Secure Hash Algorithm) bao gồm 5 thuật toán được chấp nhận bởi FIPS – Tiêu chuẩn Xử lý Thông tin Liên bang, dùng để chuyển một đoạn dữ liệu nhất định thành một đoạn dữ liệu có chiều dài không đổi với xác suất khác biệt cao. 5 thuật toán đó bao gồm:

  • SHA-1 (trả lại kết quả dài 160 bit)
  • SHA-224 (trả lại kết quả dài 224 bit)
  • SHA-256 (trả lại kết quả dài 256 bit)
  • SHA-384 (trả lại kết quả dài 384 bit)
  • SHA-512 (trả lại kết quả dài 512 bit)

Những thuật giải này được gọi là “an toàn” bởi vì, theo nguyên văn của chuẩn mực FIPS 180-2 phát hành ngày 1/8/2002:

Đối với một giá trị nhất định được tạo nên bởi một trong những thuật toán SHA, việc tính toán là không khả thi để:

  1. Tìm một thông điệp tương ứng với thông điệp đã được mã hóa
  2. Tìm được hai đoạn dữ liệu khác nhau có cùng kết quả băm.

Bất cứ thay đổi nào trên đoạn dữ liệu gốc, dù nhỏ, cũng sẽ tạo nên một giá trị băm hoàn toàn khác với xác suất rất cao.

SHA-256 là gì?

SHA-256 là Thuật toán băm bảo mật 256 bit và dùng để tạo ra các hàm băm không thể đảo ngược và duy nhất. Số lượng hàm băm có thể có càng lớn, thì xác suất để hai giá trị sẽ tạo ra cùng một giá trị băm càng nhỏ.

Ví dụ:

DỮ LIỆU CHUỖI MÃ HÓA
Bitcoin Vietnam News f3ad777234a24bfacbd8123d6ea0a1961e8539b74b5fa8f2f371ea2cf7b21215
cryptoviet.com cbab80bf094869581bb45557b64a8db0b8bab8c8817b5facd0c975d9a5a47805

SHA-256 là một nhánh của hàm băm mật mã SHA-2 được sử dụng trong nhiều phần khác nhau của mạng Bitcoin:

  • Khai thác sử dụng SHA-256 là thuật toán Proof of Work.
  • SHA-256 được sử dụng trong việc tạo ra các địa chỉ bitcoin để cải thiện an ninh và bảo mật.

Thuật toán SHA-256 tạo ra một mã băm có cố định 256-bit (32-byte) gần như duy nhất. Một chuỗi băm được tạo ra không thể được tính toán trở lại. Điều này làm cho nó phù hợp để xác nhận mật khẩu, thách thức xác thực hàm băm, chống giả mạo, chữ ký số.

SHA-256 là một trong những hàm băm kế tiếp đối sau SHA-1 và là một trong những hàm băm mạnh nhất hiện tại.

Ứng dụng của SHA-256

Ứng dụng nổi tiếng nhất của SHA phải kể đến là hệ thống Tiền tệ Bitcoin, một hệ thống giao dịch tiền tệ phân tán trên mạng internet sử dụng mã SHA-256 để xác thực các giao dịch và lưu trữ dạng chuỗi các sự kiện lịch sử theo thời gian được liên kết với nhau bởi các mã xác thực BlockChain.

Liệu có thể tấn công Brute Force vào SHA-256 không?

Cách dùng phổ biến của mã một chiều SHA là tạo ra chữ ký của thông điệp bằng cách tính hàm băm của chuỗi ghép từ thông điệp cần xác thực với một khóa bí mật, khóa bí mật nói chung là rất dài:

Chữ ký = SHA256(“thông điệp cần xác thực”, “khóa bí mật”) = hash

Với tính chất của mã một chiều, chữ ký có thể được công khai, thông điệp có thể công khai, nhưng thành phần khóa bí mật không thể truy ngược lại được vì suy ngược lại toàn văn dữ liệu gốc từ chữ ký là không thể.

Cách duy nhất để truy ngược lại toàn văn dữ liệu gốc là thử mọi khả năng có thể của khóa bí mật và cách khóa được ghép với thông điệp cần xác thực, điều này cũng đồng nghĩa với với việc kiểm tra mọi khả năng của đầu vào để tìm ra chữ ký giống với chữ ký đã biết, phương pháp này gọi là Brute Force.

Vì mỗi thay đổi rất nhỏ ở dữ liệu gốc, dù nhỏ, cũng sẽ tạo nên một giá trị băm hoàn toàn khác với xác suất rất cao không thể dự báo trước, nên việc kiểm tra này chính là kiểm tra trên toàn bộ không gian của giá trị băm, tức là BruteForce với 2256 khả năng, tương ứng với:

2256 = 115792089237316195423570985008687907853269984665640564039457584007913129639936 > 1078

Giả định mỗi máy tính cá nhân có tốc độ 4Ghz có thể xử lý 1.4G phép tính băm mỗi giây, 1.4x109hash/s, Trái Đất có 7 tỷ người mỗi người có một máy tính như vậy, sức mạnh tính toán của toàn thể Trái Đất là: 1019hash/s

Liệu có thể tấn công BruteForce vào SHA-256 không?

Trong dải Ngân Hà (Milkyway) có khoảng 100 tỷ ngôi sao, giả định rằng 1% trong số đó có nền văn minh như Trái Đất thì sức mạnh tính hash của Ngân Hà là: 1019hash/s x 1% x 100×109 = 1028hash/s

Liệu có thể tấn công BruteForce vào SHA-256 không?

Vũ trụ khả kiến được cho là có 100 tỷ thiên hà, và vũ trụ toàn thể được cho là lớn gấp 10 lần như vậy, thì sức mạnh tính hash của vũ trụ toàn thể là: 1028hash/s x 100×109 x 10 = 1042hash/s

Với tốc độ tính toán này, để kiểm tra toàn bộ 1078 trường hợp, vũ trụ toàn thể cần đến 1036 giây ≈ 3.17×1028 năm, hay ≈ 2.4×1018 lần tuổi của chính vũ trụ, tức là việc này không khả thi.

Chính vì vậy SHA-256 được cho là rất an toàn.

CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.

Facebook Group Telegram

Theo Crypto Viet

5/5 - (1 vote)
Tweet Pin It
Prev Article
Next Article

Related Articles

Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Neteller là gì? …
Adam Ly April 6, 2021

2021 Neteller là gì? Hướng dẫn sử dụng ví Neteller mới nhất 06/04/2021

Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Nhà đầu tư …
Adam Ly April 7, 2021

2021 Nhà đầu tư Thiên thần (Angel Investor) là gì?

Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Transaction Per Second …
Adam Ly April 8, 2021

2021 Transaction Per Second (TPS) là gì?

Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Yoti là gì? …
Adam Ly April 8, 2021

2021 Yoti là gì? Hướng dẫn xác minh KYC bằng ứng dụng Yoti

About The Author

Adam Ly

Chào các trader, Mình là Adam Lý, mình có kinh nghiệm hơn 3 năm lĩnh vực tài chính nói chung và forex nói riêng. Cũng không dám vỗ ngực xưng tên gì cả, những kiến thức mình chia sẽ trên đây chỉ hướng đến đối tượng là các nhà đầu tư mới.

Leave a Reply Cancel Reply

Miễn Trừ Trách Nhiệm

Webtaichinh.vn là trang thông tin tài chính, kiến thức về đầu tư giao dịch forex mang tính tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào của bạn đọc

Webtaichinh.vn không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả trong quá trình đăng tải, và những sự cố khách quan khác

Sàn Giao Dịch Uy Tín

  • Followin là gì? Tìm hiểu về mạng xã hội phi tập trung trên nền …
  • Sàn SuperEx là gì? Hướng dẫn đăng ký, tham gia Airdrop sàn SuperEx Nhận …
  • Pixeller: Tổng Quan Về Sàn Này, Ưu Nhược, Đánh Giá A-Z

Recent Posts

  • Đánh giá iZUMi Finance: Dự án DeFi cung cấp dịch vụ thanh khoản đa chuỗi hiệu quả
  • Đánh giá Lyra Finance: Giao thức giao dịch quyền chọn (Options) hoàn chỉnh hàng đầu trên Ethereum
  • BD Ventures là gì? Tìm Hiểu Về Điểm Độc Đáo Của Quỷ Đầu Tư Mạo Hiểm BD Ventures
  • Followin là gì? Tìm hiểu về mạng xã hội phi tập trung trên nền tảng Web 3.0
  • Sàn SuperEx là gì? Hướng dẫn đăng ký, tham gia Airdrop sàn SuperEx Nhận 1.000.000vnđ miễn phí
  • Review Elon Musk’s Birthday – Cách mua Presale EMB token cơ hội X100 khi mở bán
  • Onus Future là gì? Hướng dẫn cách chơi Futures trên Onus dành cho người mới
  • Pixeller: Tổng Quan Về Sàn Này, Ưu Nhược, Đánh Giá A-Z
  • Hướng dẫn rút tiền từ ví Metamask về ngân hàng trong 1 phút với App ONUS – Rút USDT, Bitcoin, BNB, ETH về ngân hàng nhanh chóng
  • App ONUS là gì? Hướng Dẫn Đăng Ký Ví ONUS Nhận 400K, Nạp – Rút Tiền Và 9 Cách Kiếm Tiền Từ Ứng Dụng Onus Mỗi Ngày

Đối Tác

Thefinances

Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư

Recent Posts

  • Đánh giá iZUMi Finance: Dự án DeFi cung cấp dịch vụ thanh khoản đa chuỗi hiệu quả
  • Đánh giá Lyra Finance: Giao thức giao dịch quyền chọn (Options) hoàn chỉnh hàng đầu trên Ethereum
  • BD Ventures là gì? Tìm Hiểu Về Điểm Độc Đáo Của Quỷ Đầu Tư Mạo Hiểm BD Ventures
  • Followin là gì? Tìm hiểu về mạng xã hội phi tập trung trên nền tảng Web 3.0
  • Sàn SuperEx là gì? Hướng dẫn đăng ký, tham gia Airdrop sàn SuperEx Nhận 1.000.000vnđ miễn phí

Bài Viết Nổi Bật

  • Đánh giá iZUMi Finance: Dự án DeFi cung cấp dịch vụ thanh khoản đa …
  • Đánh giá Lyra Finance: Giao thức giao dịch quyền chọn (Options) hoàn chỉnh hàng …
  • BD Ventures là gì? Tìm Hiểu Về Điểm Độc Đáo Của Quỷ Đầu Tư …

Categories

  • Chứng Khoán
  • Cryptocurrency
  • Đánh Giá Sàn
  • Game NFT
  • Kiến Thức Forex
  • Phân Tích & Dự Báo
Copyright © 2023 Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư
Miễn Trừ Trách Nhiệm Điều Khoản Cookie Giới Thiệu

Ad Blocker Detected

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo trên máy tính hoặc điện thoại của bạn. Vui lòng gỡ bỏ để có trải nghiệm tốt hơn

Refresh