Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Tiền quỹ người dùng BTC-e “mắc kẹt” trong khi sàn giao dịch đổ lỗi cho bên thứ ba. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
Hồi tháng 7, sàn giao dịch tiền điện tử nổi tiếng BTC-e đã bị chính quyền Mỹ đóng cửa, theo sau sự kiện công dân Nga Alexander Vinnik bị bắt giữ tại Hy Lạp và nhận cáo buộc rửa đến 4 tỉ USD thông qua Bitcoin. Vinnik đang được xem như là “điều hành viên của BTC-e”, còn tương lai pháp lý của anh thì vẫn đang là một tranh cãi đang chờ đến ngày phân xử quyết định tại Toà án Tối cao Hy Lạp.
Theo sau vụ bắt giữ Vinnik, cộng với việc tên miền của BTC-e bị tịch thu, người dùng bắt đầu nghĩ rằng tiền vốn của họ giữ trên sàn cũng bị chiếm giữ bởi chính quyền nên đã nhanh chóng lập ra một bản kiến nghị trên Change.org để đòi tiền của mình lại. Bên cạnh đó, sàn BTC-e hiện còn phải đối mặt với mức phạt 110 triệu USD, và một số nhân viên đến từ công ty có tên Mayzus Financial Services cũng đã bị bắt giữ vì có liên hệ đến “dòng tiền trái phép” này.
Sau đó thì một đại diện của BTC-e đã cập nhật trên forum BitcoinTalk về tình hình của sàn, tiết lộ rằng sàn vẫn còn nắm giữ hơn 55% tiền quỹ của người dùng, và số 45% còn lại sẽ được hoàn trả dưới dạng token do sàn phát hành. Sàn giao dịch tiền điện tử này sau đấy đã tái triển khai hoạt động dưới cái tên WEX và liên tục cập nhật cho khách hàng của mình về tình hình thực tại.
WEX cho biết nó đã nhận được tài sản điện tử từ BTC-e, còn lại không có tiền mặt hay nghĩa vụ thanh toán tài chính nào cả. Sàn tiếp tục thông báo cho người dùng về token nó sẽ phát hành:
“Trước đây chúng tôi có nói là việc chuyển đổi sẽ diễn ra theo tỉ lệ 55% (tiền điện tử) và 45% (token của sàn). Tuy nhiên, ở ngày tái triển khai, sàn sẽ có thể tăng tỉ lệ ấy lên thành 61,79% (tiền mặt và tiền điện tử) và 38,21% (token).”
Trong quá khứ, sàn BTC-e đã từng khẳng định “tất cả khách hàng rồi cũng sẽ được nhận lại tiền của mình”. Thế nhưng gần đây, một vài người dùng cho biết số tiền quỹ họ gửi lên sàn dường như đã bị mắc kẹt giữa hai công ty, công ty này thì lại bảo công ty kia giữ tiền của họ và ngược lại.
Trên BitcoinTalk, người dùng cho biết là đầu tháng này, WEX đã bắt đầu tiền hành xác minh danh tính người sở hữu tiền mặt trên sàn để có thể bồi hoàn lại cho họ trong khi vẫn bảo đảm tuân thủ các quy định về AML/KYC (Phòng chống rửa tiền và nắm rõ thông tin khách hàng). Trong quá trình ấy, khách hàng sẽ nhận được một email hướng dẫn họ liên lạc với một bên thứ ba được cho là quản lí hoạt động tài chính cũng như tiền của họ: công ty ấy có tên là Money Polo.
Money Polo, dòng giới thiệu trên website cho biết, là một thương hiệu đã đăng ký của Mayzus Financial Services, công ty mà đã có một vài nhân viên bị bắt giữ sau khi BTC-e sập.
Sau khi kết nối đến với công ty trên, khách hàng được bảo là Money Polo đã nhận được tiền của họ và đã ghi nhận nó cho BTC-e – người mà có vẻ như đang cố thoát ra khỏi mọi chuyện khi mà WEX khẳng định “sàn không mua hay chấp nhận bất kì nghĩa vụ tài chính gì từ BTC-e cũ cả”.
“Chúng tôi cần được biết: Tiền của mình đang ở đâu?”
Trong một nỗ lực để yêu cầu WEX hoặc Money Polo làm rõ tình hình, người dùng đã liên lạc đến cả hai theo mọi cách có thể, thế nhưng đến thời điểm hiện tại họ vẫn chỉ nhận được các câu trả lời tương tự nhau.
Nhiều người dùng thậm chí còn đã nhờ đến Interpol, Europol và FinCEN để có thể lấy lại tiền của mình. Thế nhưng đến lúc này thì chỉ mới có Cơ quan Thanh tra tài chính của Anh là có phản hồi, cho biết là nó sẽ liên lạc với hai công ty trên và ra thời hạn 2 tháng để thoả mãn yêu cầu của khách hàng.
Một người dùng chia sẻ anh hy vọng những nạn nhân khác sẽ cùng nhau lên tiếng. Anh nói:
“Chúng tôi đã gửi đơn khiếu nại lên nhiều website các cơ quan chức năng khác nhau. Chúng tôi cần được biết: Tiền của mình đang ở đâu? Ai đã khoá chúng lại? Phải làm những gì để có thể mở khoá chúng?”
Một người dùng khác cho biết anh đã gửi lên BTC-e gần $115,000 trong khoảng thời gian từ 21-24/7, ngay trước khi sàn bị FBI tịch thu. Tuy vậy, anh không nghĩ chính quyền Mỹ là người nắm giữ số tiền vì không có thông tin nào nói như vậy được tìm thấy trên các văn bản chính thức về vụ việc. Anh cũng chỉ ra thêm là nếu có cơ hội thì anh sẽ chứng minh được nguồn tiền của mình là hợp pháp.
Những người dùng bị ảnh hưởng cũng đã liên lạc đến ngân hàng của mình để có thể biết được chuyện gì đã xảy ra với tiền của họ và làm thế nào để khôi phục chúng. Họ được bảo là Mayzus Financial Services đã nhận tiền, nhưng không chịu gửi chúng lại cho người dùng.
Một người dùng tin rằng mình đang bị lừa đảo có chọn lọc bởi BTC-e, với hy vọng những người bị lừa sẽ nản chí và bỏ cuộc sau vài tuần. Anh nói:
“Đây là lừa đảo có chọn lọc: 1) họ lừa một số khách hàng; 2) những khách hàng sau đó bắt đầu gửi than phiền lên nhưng không nhận được hồi đáp thích đáng; 3) đa số họ sẽ bỏ cuộc sau vài tuần; 4) sàn giao dịch kiếm được tiền dễ dàng. BTC-e đã luôn làm thế này … nhưng giờ đây họ có cơ hội hoàn hảo để lừa một số tiền lớn.”
Theo CryptoCoinsNews
Theo Coin68
Leave a Reply