Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Tín dụng đen là gì? Tín dụng đen có vi phạm pháp luật không?. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
Trong thực tế hiện nay, nhu cầu vay vốn của người dân rất đa dạng, từ việc chi trả tiền sinh hoạt thiết yếu hàng ngày, phí bệnh viện, học phí cho con cái, tiền vốn để làm ăn nhỏ… nhưng việc vay tiền ngân hàng phải trải qua quá trình thẩm định, xét duyệt hồ sơ gắt gao… Do đó họ phải tìm những nguồn tiền không hợp pháp, không chính thống, hay còn gọi là “tín dụng đen”. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tín dụng đen là gì và bị rơi vào “cạm bẫy” lãi suất với các phương thức đòi nợ khiến nhiều gia đình khốn đốn.
ẩn
Tín dụng đen là gì?
![]() Đáp ứng nhu cầu của độc giả về FOREX. Webtaichinh xin chia sẽ với các bạn lộ trình A-Z cho người mới khi tham gia vào thị trường này Danh sách bài viết nên đọc bao gồm: |
✅ 14 Sàn Forex Tốt Và Uy Tín Nhất Việt Nam, Thế Giới 2021 |
✅ 9 Kinh Nghiệm Đầu Tư Forex Từ Số 0 Giúp Nhiều Người Đổi Đời |
✅ Cách Tạo Lập Và Đăng Ký Tài Khoản Forex Chi Tiết Từ A-Z Cho Newbie |
✅ Tất Cả Mọi Thứ Về Trading Forex, Có Hợp Pháp, Có Nên Tìm Hiểu Hay Đầu Tư ? |
♻️ Ghi rõ nguồn Webtaichinh.vn trước khi share |
🛑 Lưu ý: TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM |
Tín dụng đen thực chất là một hình thức cho vay nặng lãi với lãi suất “khủng” vượt quá nhiều lần mức lãi suất quy định của pháp luật cho phép. Tín dụng đen được thực hiện chủ yếu bởi một cá nhân, hoặc nhóm cá nhân hoặc có thể là tổ chức ngoài vòng kiểm soát của pháp luật với những hoạt động ngầm, âm thầm, không ồn ào, nhưng hệ lụy của nó thì có thể là khuynh gia bại sản, thậm chí có những tình huống siết nợ bạo lực, đẫm máu và nước mắt, gây bất an cho xã hội. Theo quy định, lãi suất cho vay không được quá 150% mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước quy định (Điều 476 Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005), trên mức này là được xếp vào cho vay nặng lãi.
Các chủ thể tham gia tín dụng đen
Các tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động “tín dụng đen” bao gồm:
Bên cung ứng vốn (Bên gửi tiền cho các tổ chức, cá nhân làm tín dụng đen): thường là những người có tiền nhàn rỗi, có ham muốn cho người khác vay với lãi suất cao; không hiểu biết hoặc do động cơ lợi nhuận mà bỏ qua các qui định, cảnh báo của pháp luật.
Bên cung cấp tín dụng đen: thường là những cá nhân bất hảo, sẵn sàng làm trái các qui định của pháp luật, đạo đức, chuẩn mực của xã hội vì động cơ siêu lợi nhuận.
Bên đi vay tín dụng đen:
- Các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân làm ăn nghiêm túc, chấp nhận vay vốn với lãi suất cao trong thời gian ngắn để xử lý mục tiêu trước mắt.
- Các tổ chức, cá nhân doanh phi pháp như buôn lậu, gian lận thương mại, rửa tiền, kinh doanh hàng quốc cấm… và cho vay nặng lãi tiếp.
Đặc điểm nhận dạng công ty tín dụng đen
“Tín dụng đen” đã và đang tồn tại dưới nhiều hình thức công khai, phổ biến với một số đặc điểm cơ bản như: Lãi suất cao và thường được thỏa thuận bằng miệng (lãi suất huy động và cho vay thường cao hơn từ 3 đến 5 lần và thậm chí còn cao hơn so với mặt bằng lãi suất của các kênh tín dụng chính thống ); Thời gian huy động và cho vay ngắn (thời gian huy động vốn thường tính theo tháng, tái diễn theo thảo thuận và được ngụy trang bằng trả lãi sòng phẳng ở những kỳ trả lãi đầu tiên; thời gian vay chỉ tính bằng ngày, bằng tuần, tối đa chỉ một vài tháng); Hình thức vay nhanh gọn, tiện lợi ( thời gian giải ngân nhanh và thường chỉ trong ngày khi đạt được thỏa thuận, bên cho vay có thể được bảo đảm bằng tài sản hoặc bằng “niềm tin” của bên đi vay).
Bên cạnh đó, lãi cho vay “tín dụng đen” được tính vào gốc và ghi ngay vào giấy nhận nợ ở thời điểm nhận tiền vay. Đến hạn trả, nếu bên vay không trả được nợ, các hình thức đòi nợ bằng xã hội đen được áp dụng. Ngược lại, người gửi tiền rất khó có thể lấy lại được tiền khi các con nợ là xã hội đen gặp khó khăn về thanh khoản.
Tín dụng đen có vi phạm pháp luật không?
Tín dụng đen có tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội của các tầng lớp dân cư có liên quan đến hoạt động này. Vì vậy, các qui định của pháp luật đều hướng tới cấm sự phát triển của tín dụng đen.
Theo Điều 471 – Bộ luật Dân sự năm 2005:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định”.
Để nghiêm cấm hoạt động cho vay nặng lãi, Điều 476 – Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng quy định:
“Về mức lãi suất, pháp luật cho phép các bên tự do thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố”.
Tín dụng cho vay nặng lãi thường có nguồn gốc sâu xa từ chơi hụi họ, vì vậy, qui định của pháp luật về nghiêm cấm hoạt động cho vay nặng lãi thường gắn với hoạt động hụi họ.
Điều 479 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
“1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên; 2. Hình thức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật; 3. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi”.
Nghị định số 144/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 17/11/2006 cũng quy định:
“1. Quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ.
2. Nghiêm cấm việc tổ chức họ để cho vay nặng lãi, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm hoặc các hành vi trái pháp luật khác để chiếm đoạt tài sản của người khác”.
Pháp luật cũng qui định nếu hành vi cho vay nặng lãi tái diễn nhiều lần sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Điều 163 Bộ luật Hình sự quy định tội cho vay lãi nặng: “Người nào cho vay với lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phải cải tạo không giam giữ đến một năm”.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy Điều 163 nêu trên hiện nay không còn phù hợp. Bởi, với động cơ “có tính chất chuyên bóc lột” thì những người cho vay nặng lãi luôn tìm cách né tránh các qui định pháp luật cấm. Như đề cập ở phần đặc điểm của cho vay nặng lãi, các chủ nợ tránh sự truy cứu của pháp luật bằng cách không ghi lãi suất tiền vay phải trả, mà tính chung vào giấy nhận nợ như là tiền gốc. Ví dụ: ngày 15/4/2014 ông A vay tín dụng đen 100 triệu đồng, lãi suất 10% tháng, thời gian vay 1 tháng; thì trên giấy nhận nợ ghi: Ông A vay 110 triệu đồng (thực tế ông A chi nhận tiền vay 100 triệu đồng), ngày trả nợ cuối cùng là 15/5/2014”.
Vì vậy cho dù lãi suất cho vay có cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên thì các chủ nợ vẫn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi theo Điều 163 nêu trên. Qua điều tra xử lý các vụ vỡ nợ cho thấy, tình trạng cho vay nặng lãi hiện phức tạp hơn nhiều, trong khi đó chế tài lại không đủ sức răn đe đối tượng. Trong khi thông lệ ngân hàng nghiên cứu đưa ra, nếu mức lãi suất cho vay mà chiếm hết phần lợi nhuận của bên vay thì đã là vay nặng lãi rồi. Chính vì kẽ hở như trên nên các đối tượng dễ bề lợi dụng để hoạt động “tín dụng đen” và công tác đấu tranh với vấn nạn này gặp khó khăn.
Làm gì để tránh sập bẫy tín dụng đen?
Người vay vốn mặc dù có nhu cầu vay nhưng cần cảnh giác với hình thức vay tín dụng đen này để tránh những rủi ro xảy ra bằng cách:
- Nâng cao ý thức bản thân về tín dụng đen, nhận thức về pháp luật để tự mình phòng tránh qua việc nhận biết về hình thức này như:
- Tránh xa những quảng cáo kêu gọi vay vốn ưu đãi hay đăng kí thẻ tín dụng không chứng minh thu nhập,… tại các thông báo, tờ rơi ngã tư, hay cột điện…
- Thủ tục vay vốn chỉ chứng minh thư, bằng lái xe hay thẻ ATM là đã có thể vay vốn
- Hợp đồng cho vay đơn giản, không giống mẫu của các ngân hàng, hay tổ chức tín dụng uy tín
- Nên tìm hiểu thông tin vay vốn từ các ngân hàng hoặc các website tài chính uy tín có sự đảm bảo của cơ quan chức năng của Nhà nước.
- Nếu có nhu cầu thực sự cần thiết và có phương án trả nợ hợp lý thì mới cân nhắc vay vốn.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet