Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là gì?. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
Ngay từ khi Chiến tranh Thế giới thứ hai chưa kết thúc, các nước đã nghĩ đến việc thiết lập các định chế chung về kinh tế để hỗ trợ công cuộc tái thiết sau chiến tranh. Hội nghị Bretton Woods triệu tập ở bang New Hampshire (Hoa Kỳ) năm 1944 nhằm mục đích này. Kết quả của Hội nghị Bretton Woods là sự ra đời của 2 tổ chức tài chính: Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (nay gọi là Ngân hàng Thế giới – WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Một tổ chức chung về thương mại cũng được đề xuất thành lập với tên gọi Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO).
Phạm vi đề ra cho ITO là khá lớn, bao trùm lên cả các vấn đề việc làm, đầu tư, cạnh tranh, dịch vụ, vì thế việc đàm phán Hiến chương (hiểu cách khác là Điều lệ) của ITO diễn ra khá lâu. Trong khi đó, vì mong muốn sớm cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh công cuộc tái thiết sau chiến tranh, năm 1946, một nhóm 23 nước đã đàm phán riêng rẽ và đạt được một sốưu đãi thuế quan nhất định. Để ràng buộc những ưu đãi đã đạt được, nhóm 23 nước này quyết định lấy một phần về chính sách thương mại trong dự thảo Hiến chương ITO, biến nó thành Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT có hiệu lực từ 1/1/1948 như một thoả thuận tạm thời trong khi chờ ITO được thành lập. Nhưng ITO không ra đời: mặc dù Hiến chương ITO đã được thông qua tại Havana (Cuba) tháng 3/1948, nhưng việc Quốc hội Hoa Kỳ trì hoãn không phê chuẩn Hiến chương làm cho các nước khác cũng không phê chuẩn, dẫn đến ITO không trở thành hiện thực. Do vậy, GATT trở thành cơ cấu đa phương duy nhất điều chỉnh thương mại quốc tế cho đến khi WTO ra đời.
ẩn
WTO là gì?
WTO là từ viết tắt của World Trade Organization, một tổ chức quốc tế nhằm giám sát các quy tắc thương mại toàn cầu giữa các quốc gia. WTO được chính thức thành lập từ ngày 1/1/1995 theo Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới tại Marrakesh (Ma-rốc) ngày 15/4/1994. WTO hoạt động dựa trên các thỏa thuận được ký kết bởi các quốc gia thương mại trên thế giới. Chức năng chính của tổ chức là giúp nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể bảo vệ và quản lý doanh nghiệp của họ.
Website chính thức của WTO: https://www.wto.org/
Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 7-11-2006, và được công nhận là thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11-1-2007. Việc gia nhập WTO đã mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với thị trường rộng lớn, gồm 155 nước thành viên, chiếm 97% GDP toàn cầu.
Vai trò chính của WTO
WTO có 4 vai trò chính:
- Hỗ trợ và giám sát việc thực hiện các Hiệp định WTO;
- Thúc đẩy tự do hoá thương mại và là diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại;
- Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên;
- Rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên.
Cơ cấu tổ chức của WTO
WTO là một tổ chức liên chính phủ. Cơ quan cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên, họp ít nhất một lần trong 2 năm. Các cơ quan thường trực điều hành công việc chung của WTO. Các cơ quan này là:
- Đại Hội đồng: Cơ quan thường trực cao nhất của WTO, bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên. Đại Hội đồng thực hiện chức năng của Hội nghị Bộ trưởng giữa các kỳ Hội nghị và thực hiện một số nhiệm vụ khác được đề cập trong các Hiệp định.
- Cơ quan Giải quyết Tranh chấp: Là Đại Hội đồng họp khi cần thiết để giải quyết các vụ tranh chấp thương mại. Cơ quan này có thể có chủ tịch và các thủ tục làm việc riêng.
- Cơ quan Rà soát Chính sách Thương mại: Là Đại Hội đồng họp khi cần thiết để rà soát chương trình thương mại của các nước thành viên. Cơ quan này có thể có chủ tịch và các thủ tục làm việc riêng.
- Hội đồng Thương mại Hàng hoá
- Hội đồng Thương mại Dịch vụ
- Hội đồng về các vấn đề Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại
Dưới các Hội đồng nói trên là một loạt các uỷ ban và cơ quan giúp việc khác giám sát các vấn đề chuyên môn và là nơi thảo luận về các vấn đề nảy sinh khi thực hiện các Hiệp định WTO.
Cơ chế ra quyết định của WTO
Hầu hết mọi quyết định của WTO đều được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận. Tuy nhiên, có một số trường hợp WTO ra quyết định theo phương thức biểu quyết. Trong trường hợp này, mỗi nước có một phiếu, trừ Liên minh châu Âu có số phiếu bằng số thành viên của Liên minh.
- Việc diễn giải một hiệp định cần được đa số 3/4 nước thành viên WTO thông qua;
- Việc miễn trừ một nghĩa vụ cho một nước thành viên cần có được đa số 3/4 tại Hội nghị Bộ trưởng;
- Quyết định sửa đổi nội dung các điều khoản hiệp định cần phải được tất cả hoặc 2/3 số nước thành viên chấp nhận, tuỳ theo tính chất của các điều khoản ấy (những sửa đổi chỉđược áp dụng cho các nước thành viên đã chấp nhận);
- Quyết định kết nạp thành viên mới cần được Hội nghị Bộ trưởng hoặc Đại Hội đồng thông qua với đa số 2/3.
Nguyên tắc đồng thuận là một phương thức ra quyết định mà tại thời điểm thông qua quyết định đó không có một ý kiến phản đối nào được nêu ra.
Ðồng thuận khác với phương thức biểu quyết. Trong phương thức biểu quyết, các đại biểu phải thể hiện rõ lập trường của mình (bằng cách giơ tay, bỏ phiếu, ấn nút), trong đó số phiếu thuận đạt một tỷ lệ nhất định thì quyết định mới được thông qua. Trường hợp đạt được 100% số phiếu thuận gọi là nhất trí.
Ban Thư ký WTO
Ban Thư ký WTO (nguyên là Ban Thư ký GATT trước đây) đóng tại Geneva, Thuỵ Sỹ. Địa chỉ chính thức là:
- World Trade Organization
- Centre William Rappard
- Rue de Lausanne 154, CH-1211 Geneva, Switzerland
Đứng đầu Ban Thư ký WTO là một Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc hiện nay là ông Mike Moore (quốc tịch New Zealand). Giúp việc cho Tổng Giám đốc có 4 Phó Tổng Giám đốc. Ban Thư ký WTO có khoảng 550 nhân viên mang nhiều quốc tịch khác nhau. Ngân sách của WTO năm 2002 vào khoảng 143 triệu franc Thuỵ Sỹ (tương đương 87,7 triệu USD), do các nước thành viên đóng góp theo tỷ lệ thương mại của từng nước so với thương mại thế giới.
Các hoạt động chính của Ban Thư ký WTO là:
- Hỗ trợ các cơ quan của WTO (các Hội đồng, Uỷ ban, nhóm công tác, nhóm đàm phán) trong việc đàm phán và thực hiện các hiệp định. Một số phòng của Ban Thưký WTO chuyên theo dõi về những hiệp định cụ thể.
- Hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển và kém phát triển.
- Thống kê và đưa ra phân tích về tình hình, chính sách và triển vọng thương mại thế giới.
- Hỗ trợ các quá trình giải quyết tranh chấp và rà soát chính sách thương mại.
- Tiếp xúc và hỗ trợ các nước thành viên mới trong quá trình đàm phán gia nhập.
- Thông tin, tuyên truyền về WTO.
Phân loại thành viên WTO
Các thành viên WTO được phân thành 4 nhóm chính:
- Kém phát triển: Căn cứ theo tiêu chuẩn phân loại của Liên hợp quốc, hiện WTO có khoảng 50 thành viên thuộc nhóm này
- Có nền kinh tế chuyển đổi: Các nước Trung và Đông Âu trước đây có nền kinh tếkế hoạch hoá tập trung, nay chuyển sang cơ chế thị trường.
- Đang phát triển: Đây là nhóm nước đông đảo nhất trong số thành viên của WTO, tuy nhiên không có một định nghĩa thống nhất về việc nước nào được coi là đang phát triển mà chủ yếu là do mỗi nước tự nhận. Vì vậy, ngay cả Singapore cũng tự nhận là thuộc nhóm này.
- Phát triển: Các thành viên còn lại ngoài 3 nhóm trên, hầu hết là các nước thành viên OECD.
Gia nhập WTO
Lợi ích khi gia nhập WTO
Tham gia hệ thống thương mại đa phương, cụ thể là WTO, đem lại những lợi ích sau:
- Mở rộng cơ hội thương mại với các nước thành viên WTO trên cơ sở được hưởng những ưu đãi do kết quả 50 năm đàm phán từ khi thành lập GATT đến nay;
- Tạo ra môi trường kinh doanh ổn định hơn thông qua quan hệ thương mại ràng buộc chặt chẽ, các quy định rõ ràng và có nhiều khả năng dự báo trước;
- Thông qua một cơ chế giải quyết tranh chấp để bảo vệ các quyền và quyền lợi của mình;
- Thoát khỏi thế cô lập, hội nhập với nền kinh tế thế giới, qua đó nâng cao lợi ích kinh tế và lợi ích các mặt khác;
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước thông qua việc đặt các doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh, tiếp cận với công nghệ, trình độ, chất lượng quốc tế, đổi mới hệ thống luật pháp, tăng cường thu hút vốn đầu tư dưới các hình thức khác nhau.
Làm thế nào để gia nhập WTO
Khi có một nước nộp đơn xin gia nhập, WTO sẽ thành lập ra một ban công tác về việc gia nhập của nước đó. Tất cả các nước thành viên WTO đều có thể cửđại diện tham gia ban công tác này.
Chính phủ nước gia nhập sẽ phải trình bày toàn bộ hệ thống chính sách kinh tế và thương mại của mình liên quan đến việc thực hiện các hiệp định của WTO sau này. Tập hợp các thông tin đó được nêu trong một văn bản gọi là bị vong lục.
Sau khi nhận được bị vong lục của nước gia nhập, ban công tác sẽ gửi bị vong lục đó đến tất cả các nước thành viên WTO để các nước này có thể đặt ra những câu hỏi yêu cầu làm rõ thêm về những vấn đề mình quan tâm. Nước gia nhập có nghĩa vụ trả lời toàn bộ các câu hỏi đó. Việc trả lời câu hỏi cũng có ý nghĩa cập nhật lại những thông tin nêu trong bị vong lục đã bị lạc hậu.
Sau khi hoàn thành việc trả lời câu hỏi, nước gia nhập sẽ bước vào đàm phán chính thức với các nước thành viên WTO thông qua các cuộc họp của ban công tác. Số lượng các cuộc họp này không ấn định trước nên quá trình gia nhập nhanh hay chậm là tuỳ thuộc vào giai đoạn này. Có những nước chỉ mất một vài năm để trở thành thành viên WTO, trong khi có những nước phải mất nhiều thời gian hơn mà vẫn chưa vượt qua giai đoạn này. Điển hình là trường hợp của Trung Quốc, bắt đầu đàm phán từ năm 1987, đến cuối năm 2001 mới trở thành thành viên chính thức của WTO.
Ngoài các cuộc họp của ban công tác, nước gia nhập còn phải tiến hành các cuộc đàm phán song phương với các đối tác thương mại chính. Cần phải có các cuộc đàm phán song phương này vì mỗi nước lại có những mối quan tâm khác nhau đối với nước gia nhập. Tuy nhiên, những kết quả đàm phán song phương này một khi đã trở thành cam kết thì lại được áp dụng cho tất cả các nước thành viên WTO.
Việt Nam và WTO
Việt Nam gia nhập WTO như thế nào?
Đầu năm 1995, Việt Nam đã đệ đơn xin gia nhập WTO và trở thành quan sát viên của tổ chức này. Ngay sau đó, các Bộ, Ngành, với Bộ Thương mại làm đầu mối, đã xúc tiến việc chuẩn bị bản bị vong lục về chế độ kinh tế và ngoại thương của Việt Nam
Tháng 8/1996, bản bị vong lục của Việt Nam đã được chính thức gửi đến Ban Thư ký WTO. Sau một thời gian nghiên cứu bản bị vong lục này, các nước thành viên WTO đã gửi các câu hỏi đến cho Việt Nam nhằm làm rõ thêm những điểm đã nêu và chưa nêu trong bị vong lục. Các nước gửi nhiều câu hỏi nhất là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Thuỵ Sỹ, Australia.
Tháng 7/1998, bắt đầu phiên họp đầu tiên của ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Ban công tác lúc đó do ông Eirik Glenne, quốc tịch Na Uy, làm chủ tịch. Đến tháng 12/2005, đã có 10 phiên họp của Ban Công tác được tổ chức.
Trong suốt quá trình trên, với sự giúp đỡ của các tổ chức và chuyên gia quốc tế, chúng ta đã tiến hành một số cuộc hội thảo để phổ biến về việc gia nhập WTO, tập huấn cho cán bộ các Bộ, Ngành tham gia công tác này và gửi một số cán bộđi đào tạo, thực tập tại nước ngoài.
Tính đến tháng 1/2006, Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phương với hầu hết các đối tác, bao gồm Argentina, Brazil, Bulgaria, Canada, Chile, Trung Quốc, Đài Loan, Colombia, Cuba, EU, El Salvador, Iceland, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Na Uy, Paraguay, Singapore, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Uruguay. Chỉ còn lại 6 đối tác là Hoa Kỳ, Mexico, Australia, New Zealand, Dominicana, Honduras.
Những khó khăn khi gia nhập WTO
Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, chúng ta gặp phải một số khó khăn sau:
- Không giống đàm phán hiệp định thương mại đa phương, đàm phán gia nhập WTO chỉ là đàm phán một chiều, chúng ta phải mở cửa thị trường cho các nước thành viên hiện nay của WTO, vì vậy các nước này có thể đưa ra những yêu cầu rất cao, nhiều khi phi hiện thực (đương nhiên, khi trở thành thành viên WTO thì chúng ta cũng sẽ được hưởng những ưu đãi mà các nước đó đã cam kết trong WTO, nhưng những ưu đãi đó có thể ở mức độ không bằng yêu cầu của họđối với chúng ta).
- Thiếu thông tin cập nhật về diễn biến của WTO. Các cuộc đàm phán của WTO diễn ra quanh năm, ngoài ra còn nhiều sự kiện, vận động khác tại các nơi trên thế giới ảnh hưởng tới chính sách của WTO mà do thiếu người, thiếu kinh phí chúng ta chưa thể nắm bắt hết được.
- Sự hưởng ứng của doanh nghiệp chưa nhiệt tình. Bản thân doanh nghiệp cũng thiếu thông tin về WTO và tiến trình đàm phán gia nhập tổ chức này nên chưa nắm rõ những tác động thuận lợi và khó khăn mà tiến trình này có thểđem lại. Do đó, doanh nghiệp không tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho các cơ quan Nhà nước về chính sách chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, mặt khác, vẫn còn tâm lý trông chờ vào bảo hộ của Nhà nước mà không quan tâm đến nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình.
Tại sao Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ là một bước quan trọng để tiến tới gia nhập WTO?
Hoa Kỳ là một nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hoa Kỳ cũng là nước có ảnh hưởng tại WTO và nhiều diễn đàn kinh tế. Mặt khác, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cũng được soạn thảo dựa trên những quy tắc và điều khoản của WTO. Vì vậy, việc ký một hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ cho thấy Việt Nam có thể từng bước chấp nhận các quy định của WTO và tham gia thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên, khi đàm phán gia nhập WTO, chúng ta vẫn sẽ phải gặp lại Hoa Kỳ trên bàn đàm phán. Và ngoài Hoa Kỳ, còn có nhiều đối tác quan trọng khác như EU, Nhật, Thuỵ Sỹ, Hàn Quốc, Australia, … mà chúng ta còn phải đàm phán.
Qua nhiều lần đàm phán ở các cuộc họp song phương và đa phương, đến tháng 1/2006, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thu hẹp đáng kể khoảng cách trong nhiều vấn đề khác nhau. Tiến trình đàm phán với Hoa Kỳ đã kết thúc trong năm 2006, tạo thuận lợi cho việc gia nhập WTO.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet