Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Trái phiếu Coupon và Zero. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
ẩn
Trái phiếu coupon là gì?
![]() Đáp ứng nhu cầu của độc giả về FOREX. Webtaichinh xin chia sẽ với các bạn lộ trình A-Z cho người mới khi tham gia vào thị trường này Danh sách bài viết nên đọc bao gồm: |
✅ 14 Sàn Forex Tốt Và Uy Tín Nhất Việt Nam, Thế Giới 2021 |
✅ 9 Kinh Nghiệm Đầu Tư Forex Từ Số 0 Giúp Nhiều Người Đổi Đời |
✅ Cách Tạo Lập Và Đăng Ký Tài Khoản Forex Chi Tiết Từ A-Z Cho Newbie |
✅ Tất Cả Mọi Thứ Về Trading Forex, Có Hợp Pháp, Có Nên Tìm Hiểu Hay Đầu Tư ? |
♻️ Ghi rõ nguồn Webtaichinh.vn trước khi share |
🛑 Lưu ý: TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM |
Trên thị trường chứng khoán, trái phiếu coupon (coupon bond) là loại trái phiếu được trả lãi định kỳ. Thông thường 6 tháng một lần đối với thị trường chứng khoán Mỹ, hoặc một năm một lần với thị trường chứng khoán Châu Âu và các nước khác, theo lãi suất đã được ấn định (lãi suất cuống phiếu).
Với trái phiếu coupon, không có hồ sơ của người mua được lưu giữ bởi người phát hành. Tên người mua cũng không được in trên bất kỳ loại chứng chỉ nào. Nhà đầu tư trái phiếu nhận được các cuống phiếu giữa khoảng thời gian khi phát hành trái phiếu và thời gian đáo hạn của trái phiếu.
Nếu trái phiếu coupon được phát hành dưới dạng chứng chỉ, thông thường ai cầm nó sẽ là người sở hữu trái phiếu. Vì thế mà trái phiếu coupon còn được gọi là trái phiếu vô danh có tên tiếng Anh là bearer bonds. Và vì không in tên trái chủ cũng như không quy định chặt chẽ về người sở hữu, mà loại trái phiếu này dễ dàng chuyển nhượng cũng như có nhiều rủi ro.
Trái phiếu zero-coupon là gì?
Khác với trái phiếu coupon, trái phiếu zero-coupon là loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ. Mà thay vào đó giao dịch với mức chiết khấu cao, mang lại lợi nhuận khi đáo hạn trái phiếu.
Trái phiếu zero-coupon có hai cách trả lãi:
- Trái phiếu trả lãi trước (còn gọi là trái phiếu chiết khấu): Khi phát hành trái phiếu được bán với giá thấp hơn mệnh giá, trái chủ không nhận lãi định kỳ, khi đáo hạn chỉ nhận phần vốn gốc tương ứng với mệnh giá trái phiếu. Như vậy, tiền lãi là phần chênh lệch giữa mệnh giá với giá mua tại thời điểm phát hành.
- Trái phiếu trả lãi sau (còn gọi là trái phiếu gộp): Với loại này, khi phát hành trái chủ sẽ mua với giá bằng mệnh giá, tiền lãi có phát sinh định kỳ, trái chủ không nhận lãi định kỳ mà lãi sẽ được nhập vào vốn gốc (phần mệnh giá) để tính lãi cho kỳ tiếp theo. Khi trái phiếu đáo hạn, trái chủ sẽ nhận cả lãi và vốn gốc, phần lãi được tính gộp vào.
Nếu một nhà đầu tư muốn kiếm được 6% tiền lãi cho một trái phiếu, với mệnh giá $25.000 đô la, thời gian đáo hạn trong ba năm, giá trái phiếu được tính như sau:
$25.000 / (1 + 0,06)*3 = $20.991
Nếu chấp nhận đề nghị này, trái phiếu sẽ được bán cho nhà đầu tư với giá $20.991 trên $25.000. Khi đáo hạn, nhà đầu tư kiếm được $25.000 – $20.991 = $4.009, tức là lãi suất 6% mỗi năm.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet