Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Vốn chủ sở hữu là gì? Cách tính vốn chủ sở hữu như thế nào?. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
ẩn
Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu (Equity) là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, hoặc các thành viên đối với công ty liên doanh và cổ đông đối với công ty cổ phần.
Trong quá trình kinh doanh lợi nhuận thu được sẽ đem chia ra cho từng người góp vốn. Nếu việc kinh doanh sinh lời thì vốn chủ sở hữu sẽ tăng và giá trị chia ra sẽ lớn. Còn nếu việc kinh doanh bị thua lỗ thì tất cả những người góp vốn đều chịu lỗ chung.
Ngoài ra trong kinh doanh thì vốn chủ sở hữu có thể xem như chính là nguồn tài trợ thường xuyên. Nguồn vốn này sẽ được sử dụng để thanh toán nợ lúc doanh nghiệp phá sản. Thanh toán nợ hết bao nhiêu còn lại bao nhiêu sẽ chia cho từng chủ sở hữu theo tỷ lệ góp vốn của họ.
Đặc biệt vốn chủ sở hữu đại diện cho các chủ đầu tư. Vì vậy những người đóng góp tiền vốn lớn thì quyền lợi, quyền lực sẽ cao.
Các loại hình vốn chủ sở hữu
Với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, vốn chủ sở hữu cũng được hình thành từ các nguồn khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay có các loại hình vốn chủ sở hữu sau:
Đối với doanh nghiệp nhà nước
Vốn chủ sở hữu là vốn hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư. Do đó, chủ sở hữu vốn là nhà nước.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
Vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp. Do đó các thành viên này chính là chủ sở hữu vốn.
Đối với công ty cổ phần
Vốn chủ sở hữu là vốn được hình thành từ các cổ đông. Do vậy, chủ sở hữu vốn ở đây là các cổ đông.
Đối với công ty hợp danh
Vốn được đóng góp bởi các thành viên tham gia thành lập công ty. Các thành viên này là các chủ sở hữu vốn. Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn.
Đối với doanh nghiệp tư nhân
Vốn của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp đóng góp. Vì thế, chủ sở hữu vốn đương nhiên là chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
Đối với doanh nghiệp liên doanh
Việc liên doanh có thể được tiến hành giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Trong trường hợp này, vốn chủ sở hữu được đóng góp bởi các thành viên góp vốn là các tổ chức, cá nhân… Do đó chủ sở hữu là các thành viên tham gia góp vốn liên doanh. Mỗi doanh nghiệp thường sẽ huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nên cũng có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn và số vốn này được sử dụng trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp còn được bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh thu về, các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản hoặc các quỹ của doanh nghiệp…
Vì thế, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thường cũng có thể được bổ sung thông qua sự đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập mới hoặc mở rộng quy mô doanh nghiệp. Chủ sở hữu vốn có thể là nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức tham gia góp vốn, cũng có thể là các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu.
Tùy thuộc vào loại hình và đặc thù riêng của từng doanh nghiệp mà cơ cấu vốn chủ sở hữu cũng thay đổi.
Cách tính vốn chủ sở hữu
Cách tính vốn chủ sở hữu không hề khó. Tuy nhiên cần nắm rõ công thức tính. Như vậy việc tính toán tiền vốn chủ sở hữu sẽ không xảy ra sai sót. Đặc biệt trong quá trình tính toán bạn cần chú ý để các con số. Bởi vì bạn chỉ cần nhập sai một số là hậu quả đi xa tới đây bạn sẽ không thể lường trước được.
Công thức tính vốn chủ sở hữu sẽ gồm 3 yếu tố:
Vốn chủ sở hữu = tài sản – nợ phải trả
Trong đó tài sản sẽ được tính bao gồm rất nhiều hạng mục khác nhau. Chỉ cần những thứ có thể quy ra thành tiền đều có thể sử dụng được như:
- Đất đai
- Nhà cửa
- Vốn
- Hàng hóa
- Hàng tồn kho
- Các khoản thu nhập khác
Cách phân biệt Vốn chủ sở hữu và Vốn điều lệ
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn do thành viên, cổ đông công ty đống góp hoặc cam kết đống góp trong thời hạn nhất định. Số vốn này được quy định trong điều lệ công ty.
Trên báo cáo tài chính, nó có tên gọi là Vốn cổ phần.
Vốn cổ phần là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên trong doanh nghiệp. Qua đó, làm cơ sở để phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các cổ đông.
Vốn điều lệ chỉ được phép thay đổi khi có sự đồng ý của cổ đông.
Ví dụ như việc huy động tăng thêm vốn hay không, sẽ phải được đưa ra thảo luận trong Đại hội cổ đông…
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là tất cả số vốn thuộc về cổ đông. Được cấu thành từ Vốn điều lệ, Lợi nhuận chưa phân phối, và các nguồn khác.
Như vậy, vốn chủ sở hữu có quy mô lớn hơn so với vốn điều lệ.
Phân biệt Vốn chủ sở hữu và Vốn hóa thị trường
Vốn hóa thị trường là số tiền bỏ ra mua toàn bộ vốn cổ phần của một doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, nó là một đặc điểm quan trọng để giúp các nhà đầu tư xác định rủi ro cũng như lợi nhuận trong cổ phiếu của một công ty.
Công thức tính:
Vốn hóa (Equity Value) = Giá của 1 cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Lấy ví dụ Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM)
Giá đóng cửa của VNM 13/1/2021 là: P = 114.500 đồng
Số lượng cổ phiếu lưu hành: KLCP = 2.089.645.346 cổ phiếu (hay còn gọi là Khối lượng cổ phiếu)
Khi đó vốn hóa của VNM là:
P * KLCP = 114.500 x 2.089.645.346 = 239.364.390.000.000 đồng (hay 239.264 tỷ đồng)
Vốn hóa là căn cứ để đánh giá quy mô của doanh nghiệp và bị phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu. Trong khi đó, cổ phiếu sẽ có sự biến động theo thời gian.
Nhưng, vốn chủ sở hữu lại là căn cứ tính toán giá trị thực của doanh nghiệp vì nó không phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet