Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư

Menu
  • Kiến Thức Forex
  • Đánh Giá Sàn
  • Phân Tích & Dự Báo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
Home
Kiến Thức Forex
Mô Hình Nến Bearish Harami Là Gì (Mẹ Bồng Con Tăng) ??
Kiến Thức Forex

Mô Hình Nến Bearish Harami Là Gì (Mẹ Bồng Con Tăng) ??

Adam Ly January 6, 2021

Mục Lục

  1. Mô Hình nến Bearish Harami là gì?
  2. Đặc điểm nhận biết
  3. Xác định điểm vào lệnh
  4. Khung thời gian nên áp dụng
  5. Cách tìm điểm vào lệnh
  6. Ví dụ thực tiễn
  7. Kết hợp các nến trong mô hình Bearish Harami = Nến Shooting Star (nến bắn sao)
  8. Biểu đồ minh họa Harami tạo vùng tích lũy trong xu hướng tăng và Kháng cự
  9. Biểu đồ minh họa đỉnh Harami chữ thập
  10. Tổng kết về

Theo Nilson, mô hình Harami không phải là 1 mô hình đảo chiều mạnh mẽ  như Engulfing hay Hammer, vì thế khi giao dịch bạn nên kết hợp Bearish Harami cùng với các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác để tăng xác suất dự đoán xu hướng giá lên cao hơn.

Tiếp theo chuỗi series về các mô hình nến đảo chiều được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch forex. Chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn mô hình tiếp theo có tên gọi Bearish Harami, cũng là mẫu mô hình hai nến dự đoán giá đảo ngược xu hướng. Nhất là khi chúng xuất hiện trong 1 thị trường có xu hướng tăng.

Trong chuyên đề đặc biệt này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn Tổng cộng 09 bài viết là 09 tín hiệu đảo chiều Từ Tăng sang Giảm. Nội dung chia theo cấp độ:

  • 05 Tín hiệu nến Bearish đảo chiều mạnh
  • 02 Tín hiệu Bearish đảo chiều trung bình
  • 02 Tín hiệu Bearish đảo chiều yếu

Mô Hình nến Bearish Harami là gì?

Nến Bearsh Harami

Mô hình nến Bearish Harami là mô hình gồm 02 nến với đặc điểm:

  • Mô hình Bearish Harami Xuất hiện trong thị trường có xu hướng tăng giá rõ rệt (Không phải Sideway hay Choppy Price).
  • Nến thứ nhất là một nến Bullish tăng giá khá lớn.
  • Nến thứ hai là một nến nhỏ nằm gọn trong nến thứ nhất. Nó có thể là nến Bearish hoặc Bullish (Xanh hoặc đỏ đều được. Màu sắc không quan trọng).
  • Nến thứ hai nên có giá mở cửa (nếu là Bearish) nằm dưới giá đóng cửa của nến thứ nhất. Hoặc có giá đóng cửa (Nếu là nến Bullish) nằm dưới giá đóng cửa của nến thứ nhất.
  • Quy định duy nhất đối với mô hình Harami truyền thống là nến thứ hai không được nhiều hơn 25% nến trước (xem hình dưới).

“Harami” là từ tiếng Nhật cổ có nghĩa là “mang bầu”. Nến đen dài là “mẹ” và nến trắng nhỏ là “thai nhi”.

Đặc điểm nhận biết

Điểm khác biệt giữa Thị trường Forex và các thị trường khác như thị trường chứng khoán, giao dịch quyền chọn nhị phân… đó là:

  • Nến thứ hai sẽ, gần như luôn luôn, mở gần gần nến đầu tiên.
  • Nến thứ hai cũng phải luôn là nến giảm giá (xem hình bên phải).

Lưu ý vô cùng quan trọng: Tuyệt đối không được phép giao dịch các tín hiệu mô hình nến Bearish Harami và kể cả các tín hiệu Nến theo trường phái Price Action trong một thị trường mà giá đi ngang (Sideway, Choppy Price).

Nến Bearsh Harami

Xác định điểm vào lệnh

Bearish Harami là một tín hiệu nến đảo chiều với độ mạnh trung bình, chính vì vậy nên xác định điểm vào lệnh chuẩn rất quan trọng. Phần dưới đây sẽ là các lưu ý, các khung thời gian và các điểm vào lệnh với mô hình nến Bearish Harami.

Khung thời gian nên áp dụng

Khi giao dịch, tôi thường theo dõi một cặp tiền tệ và để khoảng 3-4 cửa sổ với các khung thời gian như sau:

Khung M1: Dành cho Binary Option với các giao dịch ngắn hạn 2-5 phút.

Khung M5: Quan sát thị trường ở một khung thời gian lớn hơn và các tín hiệu ít bị nhiễu hơn.

Khung M15: Phát hiện các tín hiệu hoặc nhận biết xu hướng trong khoảng thời gian ngắn hạn tránh các sai lầm của M1 và M5.

Khung H1: Nhận biết xu hướng dài hạn hơn.

Khung H4: Giao dịch Forex ngắn hạn theo sóng.

Với Mô hình nến Bearish Harami tôi khuyên bạn nên giao dịch trong khung thời gian M5 (Với Binary Option) hoặc M15 trở lên.

Mô hình nến Bearish Harami vẫn có thể áp dụng với khung thời gian 1 phút, Tức Time Frame M1. Nhưng phải tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn dưới đây và phải Backtest thật kỹ trước khi áp dụng, sử dụng tài khoản real để giao dịch.

Cách tìm điểm vào lệnh

Điểm vào lệnh: Như có nói, mô hình nến Harami không được xem là mô hình đảo chiều mạnh mẽ, nên trước khi giao dịch với mô hình này bạn cần quan sát nến để xem có các nến từ chối tăng không, như giá có thể đã chạm kháng cự chạm các đường EMA chẳng hạn.

Tiếp theo khi có các thông tin như trên bận bắt đầu tìm điểm vào lệnh Điểm này sẽ bằng 1/8 so với độ dài của cây nến tăng trước đó.

Hoặc bạn sẽ chờ giá break qua cây nến giảm thứ 2 của mô hình thì bạn có thể đặt lệnh ngay tại đây:

Nến Bearsh Harami

Điểm cắt lỗ: nằm phía trên râu nến của cây nến tăng đầu tiền từ 1-2 pips để đề phòng bị quét lệnh.

Điểm chốt lời: có thể dựa vào các mức kháng cự và hỗ trợ để chốt lời từng phần Cần lưu ý bạn sử dụng khung nào để giao dịch thì hãy đặt cắt lỗ và chốt lời theo khung đó.

Nến Bearsh Harami

Ví dụ thực tiễn

Trong thị trường Forex, điểm vào lệnh tiêu chuẩn đối với mô hình nến Bearish Harami sẽ là 1 pips ngay phía dưới râu nến của nến thứ 02 trong mô hình Bearish Harami.

Nhược điểm của mô hình nến này là nó chỉ là một tín hiệu đảo chiều mạnh vừa phải.

Trong ví dụ dưới đây, chúng ta sẽ thấy có một tín hiệu đảo chiều được báo hiệu sớm trước đó thông qua một nến Bearish hồi giả rất lớn. Ngay sau nến Hồi giả đó, xu hướng giá tăng tiếp tục và xuất hiện mẫu Bearish Harami. Và đó là cơ hôi rất lớn để bạn cân nhắc vào lệnh và xác định xu hướng đảo chiều sắp diễn ra.

Nến Bearsh Harami

Hồi giá giả báo hiệu sớm kết thúc xu hướng tăng của tỷ giá

Tín hiệu đầu tiên rất quan trọng với các nhà đầu tư theo trường phái Price Action. Đó là lý do chúng ta cần phải có sự tập trung cao độ và phát hiện tín hiệu chính xác từ sớm.

Mặc dù thân nến thứ 02 khá nhỏ nhưng không có nghĩa là nó không có giá trị xác lập mô hình nến Bearish Harami. Thực tế, nếu ngay sau nến hồi giả trước đó là 03 – 04 nến Bullish tăng giá mạnh, thì tôi sẽ cân nhắc tới việc không có sự đảo chiều diễn ra trong trường hợp này. Tuy nhiên, trong ví dụ phía trên, chỉ có 02 nến Tăng giá rất lớn.

Ngay sau đó thì các bạn có thể quan sát thấy được nến liên tục tạo các đỉnh và các đáy nhưng:

  • Đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước – Lower Highs
  • Đáy sau thấp hơn đáy trước – Lower Lows

Nến Bearsh Harami

Sau Bearish Harami là xu hướng giảm khi xuất hiện Lower Highs và Lower Lows

Trong ví dụ phía trên, Mức độ rủi ro của Mô hình Bearish Harami đã giảm đi tới hơn 2 lần.

Hình dưới đây sẽ là minh hoạ cụ thể về điểm vào lệnh, Stop Loss khi gặp mẫu Bearish Harami:

Nến Bearsh Harami

Điểm vào lệnh khi gặp mô hình Bearish Harami

Điểm vào lệnh như tôi đã đề cập phía trên đó là khi Nến sau nến thứ 02 của Mô hình bị Break khoảng 1 pips.

Điểm Stop Loss là 1 pip lên trên đỉnh cao nhất trong Mô hình nến Bearish Harami.

Lưu ý: Nếu mô hình nến khác hoặc mức kháng cự tương ứng khác cao hơn mô hình nến đang diễn ra, hãy luôn đặt Stop Loss là hơn (1 pip) trên mức kháng cự cao hơn. Trong ví dụ trên, hình nến đầu tiên trong mô hình tạo ra mức cao nhất, và không có các mức kháng cự tương ứng gần đó, do đó, quy tắc này không có hiệu lực.

Kết hợp các nến trong mô hình Bearish Harami = Nến Shooting Star (nến bắn sao)

Nến Bearsh Harami

​

Sử dụng phân tích kết hợp nến, hai nến trong mô hình Bearish Harami được gộp thành một (lấy giá mở cửa của nến đầu tiên và đóng cửa của nến thứ hai) tương đương với một nến bắn sao. Nến shooting star được xem như là một mô hình nến đảo chiều tại vùng đỉnh.

Biểu đồ minh họa Harami tạo vùng tích lũy trong xu hướng tăng và Kháng cự

Nến Bearsh Harami

​

Thông thường một Harami xuất hiện sau một xu hướng tăng mạnh khi giá được đẩy lên quá cao và quá nhanh. Biểu đồ trên của tập đoàn Intel (INTC) cho thấy hai khoảng nhảy giá lớn theo hướng tăng và tiếp nối là một nến dài. Tuy nhiên, ngày tiếp theo nhảy xuống khi mở cửa và kết thúc ngày giao dịch thậm chí còn ở mức giá thấp hơn.

Nến nhỏ thứ hai của mô hình Harami giảm cho thấy sự không chắc chắn. Nếu một trader dự đoán rằng giá đi ngang hoặc bắt đầu giảm thì anh ấy đã đúng. Giá chưa bao giờ vượt qua giá đóng cửa của nến tăng đầu tiên của mô hình Harami. Sau khi đường kháng cự màu xanh đã được test và xác nhận, giá bắt đầu đảo chiều.

Mô hình Harami trên đây đã được dự báo chính xác giá đi ngang và sau đó giảm dần.

Biểu đồ minh họa đỉnh Harami chữ thập

Nến Bearsh Harami

​

Một Harami chữ thập được thể hiện trên biểu đồ của Exxon Mobil (XOM).

Sau khi giá tăng thêm 10% và một nến tăng dài tạo ra đỉnh mới trong xu hướng tăng, nến doji xuất hiện. Nến doji là một ví dụ hoàn hảo của sự do dự, giá mở và giá đóng của nến doji thấp hơn giá đóng của nến tăng trước đó, phe mua phải lo lắng vì xu hướng có dấu hiệu thay đổi, như biểu đồ trên, cho thấy giá đã đảo chiều sang giảm.

Tổng kết về

Tất cả các mô hình nến nếu áp dụng với khung thời gian M1 đều là những tín hiệu báo hiệu đảo chiều ngắn hạn. Có thể chỉ là 15-30 phút. Sở dĩ các bạn thấy nó dài là vì với khung M1, đảo chiều nếu xảy ra trong 30 phút (cây M30 màu đỏ) thì nó sẽ là đường dốc của với 30 nến lên xuống liên tiếp.

Hãy nhớ rằng một mô hình nến bearish harami giảm giá thực sự chỉ xảy ra sau khi xu hướng tăng giá. Xu hướng tăng mạnh, tín hiệu càng có giá trị.

Tuyệt đối không giao dịch và áp dụng mô hình nến Bearish Harami trong thị trường đi ngang (Sideway hay choppy price).

Nên kết hợp Harami và Tín hiệu phân kỳ MACD để có độ chính xác và hiệu quả cao hơn.

Mô hình nến Bearish Harami nên được sử dụng kết hợp với các chỉ báo (Indicator) cùng với MT4, các tín hiệu phân kỳ sẽ mang lại hiệu quả rất cao cho bạn và giảm thiểu rủi ro trong giao dịch. Đặc biệt là giao dịch quyền chọn nhị phân – Binary Option.

5 / 5 ( 1 vote )
Tweet Pin It
Prev Article
Next Article

Related Articles

Mô hình nến Bearish Kicking
Mục LụcMô Hình nến Bearish Harami là gì?Đặc điểm nhận …
Adam Ly March 6, 2020

[Mô Hình] Nến Bearish Kicking Candlestick Pattern – Đẩy Giá Giảm

Mô hình nến Evening Star
Mục LụcMô Hình nến Bearish Harami là gì?Đặc điểm nhận …
Adam Ly March 4, 2020

[Mô Hình] Nến Evening Star – Sao Ban Chiều

Copy Trade
Mục LụcMô Hình nến Bearish Harami là gì?Đặc điểm nhận …
Adam Ly February 18, 2020

Copy Trade Là Gì, Ưu Nhược Điểm, Có Nên Sử Dụng Trong Giao Dịch

Mô Hình Giá Cái Nêm - Wedges
Mục LụcMô Hình nến Bearish Harami là gì?Đặc điểm nhận …
Adam Ly April 23, 2020

Mô Hình Giá Cái Nêm – Wedges (Cái nêm tăng và Cái nêm giảm)

About The Author

Adam Ly

Chào các trader, Mình là Adam Lý, mình có kinh nghiệm hơn 3 năm lĩnh vực tài chính nói chung và forex nói riêng. Cũng không dám vỗ ngực xưng tên gì cả, những kiến thức mình chia sẽ trên đây chỉ hướng đến đối tượng là các nhà đầu tư mới.

Leave a Reply

Cancel reply

Sàn Forex Uy Tín

Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư

Miễn Trừ Trách Nhiệm

Webtaichinh.vn là trang thông tin tài chính, kiến thức về đầu tư giao dịch forex mang tính tham khảo.

Webtaichinh.vn không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả trong quá trình đăng tải, và những sự cố khách quan khác

Mới Đăng

  • 【2021】 USD/CHF: Vượt các đỉnh giá tháng 9
  • 【2021】 USD/CAD: Triển vọng tiếp tục tăng trưởng
  • 【2021】 USD/JPY: Cập nhật các mức cao kỷ lục

Xem Nhiều

  • 【2021】 Đô la Úc tăng quá mạnh có thể gây áp lực cho cuộc …
  • 【2021】 Chikou Span là gì? Cách sử dụng hiệu quả
  • 【2021】 Tenkan Sen là gì? Cách sử dụng hiệu quả
Copyright © 2021 Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư
Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm

Ad Blocker Detected

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo trên máy tính hoặc điện thoại của bạn. Vui lòng gỡ bỏ để có trải nghiệm tốt hơn

Refresh