Nếu đã là trader chuyên giao dịch theo phân tích kỹ thuật, thì chắc chắn ai cũng sẽ biết một thuật ngữ của một chỉ báo vô cùng quen thuộc, đó là Bollinger Band. Vậy công cụ chỉ báo Bollinger Bands là gì? Thành phần và hoạt động của nó như thế nào? Cũng như cách sử dụng nó ra sao?
Tôi đã từng có một thời gian đọc và nghiền ngẫm quyển sách Bollinger On Bollinger Bands của tác giả John A. Bollinger cùng với những trải nghiệm trong quá trình giao dịch thực tế, trong bài viết này, tôi sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn.
- Bạn nên lưu lại trang này lại (bấm Ctrl + D), vì mình sẽ cập nhật mới thường xuyên
- Hãy like và share để nhiều người cùng biết
- Và để lại bình luận bên dưới bài này, để mình kiểm tra & update mới cho nhé
Khái niệm Bollinger Bands là gì
Bollinger Bands (viết tắt là BB) là gì? Người sáng chế đúng như với tên gọi của nó. Bollinger Bands là một công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển bởi John Bollinger trong những năm 80 của thế kỷ trước.
Chỉ báo này được coi là một trong những công cụ rất hữu ích để phân tích biến động giá của thị trường, nó hoạt động có phần tốt hơn so với các công cụ khác như: stochastics, đường trung bình (moving average), RSI,…
Thông thường, các trader thường xuyên sử dụng công cụ này như phương pháp để ra quyết định giao dịch, kiểm soát các hệ thống giao dịch tự động , hoặc như là một thành phần của phân tích kỹ thuật.
Bên cạnh đó, chỉ báo Bollinger Band thể hiện những thay đổi hiện tại với những biến động theo thị trường, dự đoán xu hướng, dự đoán về khả năng tiếp tục hay dừng lại xu hướng, hay các giai đoạn sideways (đi ngang), hoặc bắt đầu cho giai đoạn tích lũy,…nào đó của thị trường.
Về thành phần cấu trúc, Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn. Có 3 thành phần cơ bản trong chỉ báo Bollinger Bands:
– Moving Average: là đường trung bình động sử dụng mặc định 20 phiên; SMA (20).
– Upper Band: là dải trên thường có độ lệch chuẩn là 2, được tính toán từ dữ liệu giá của 20 phiên, liên tiếp, có vị trí nằm trên đường trung bình SMA (20).
– Lower Band: là dải dưới thường có độ lệch chuẩn là 2 được tính toán từ dữ liệu giá của 20 phiên liên tiếp, có vị trí nằm dưới đường trung bình SMA (20).
Cách cài đặt Bollinger Band
Sau khi biết công cụ chỉ báo kỹ thuật Bollinger Bands là gì, chúng ta hãy tìm hiểu cách cài đặt nó vào phần mềm MT4 là như thế nào nhé.
Việc cài đặt chỉ báo này vô cùng đơn giản:
- Chúng ta vào phần mềm MT4
- Chọn Insert -> Chọn Trend -> Chọn Bollinger Bands (như ở hình dưới)
Cài chỉ báo Bollinger Band hết sức đơn giản.
- Sau đó, chúng ta sẽ thấy một cửa sổ hiện lên của Bollinger Bands gồm:
+ Phần Parameters: Cài đặt các thông số cơ bản, như ví dụ dưới là các thông số mặc định
++: Period 20: là chu kỳ 20 cây nến liên tiếp
++ Deviations: là độ lệch chuẩn lấy là 2.5
++ Apply to: Áp dụng cho giá đóng cửa của cây nến
++ Style: lần lượt chọn màu sắc và độ dày mỏng của các đường chỉ báo.
+ Phần Levels: ở phần levels chúng ta chọn màu sắc và độ dày/mỏng cho 2 đường biên trên và biên dưới của chỉ báo này.
+ Phần Visualization: Phần này khá đơn giản, nó cho phép ta chọn ở các khung thời gian mà chúng ta giao dịch để hiển thị lên trên màn hình của phần mềm MT4.
Cách hoạt động và ứng dụng bollinger bands
Công cụ chỉ báo Bollinger Bands thường được sử dụng như công cụ để do biến động của thị trường. Khi các biên nằm gần nhau, biểu thị đây là một khoảng thời gian biến động ít. Ngược lại, khi các biên mở rộng, nằm cách xa nhau, nghĩa là giá thị trường đang có biến động lớn.
Khi các biên của chỉ báo đi ngang và gần như song song trong một thời gian dài, giá thường dao động qua lại bên trong kênh, đó được gọi là thị trường sideways.
Thông thường, các nhà đầu tư thường có khuynh hướng sử dụng Bollinger Band cùng với các chỉ số khác để xác nhận hành động giá. Bollinger Bands cũng sẽ được kết hợp với các công cụ biểu thị xu hướng như đường xu hướng (Trendline).
Nếu các chỉ báo xu hướng này cùng dữ liệu hiện tại của Bollinger Bands, thì các trader sẽ có một niềm tin lớn hơn vào Bollinger Bands, họ cho rằng Bollinger Bands đang biểu thị chính xác hành động giá của thị trường, tuy nhiên thực tế thì không phải lúc nào cũng 100%, vì đây là cuộc chơi có xác suất.
Các ứng dụng trong giao dịch bollinger bands
Trong thực tế, có rất nhiều chiến lược giao dịch sử dụng Bollinger Band khác nhau, tùy thuộc vào phong cách giao dịch của mỗi trader. Tuy nhiên, tựu chung lại có 3 phương pháp ứng dụng Bollinger Bands vào giao dịch đơn giản và phổ biến nhất là:
- Ứng dụng giao dịch khi giá trong biên Bollinger Bands.
- Ứng dụng giao dịch khi giá vượt ngưỡng Bollinger Bands.
- Ứng dụng giao dịch khi Bollinger Bands xuất hiện nút thắt cổ chai.
Và bây giờ chúng ta cùng đi chi tiết từng phương pháp ứng dụng một nhé:
Ứng dụng giao dịch khi giá trong biên Bollinger Bands
Các ứng dụng này khá đơn giản, giá thường hoạt động chủ yếu trong khoảng giữa biên trên và biên dưới của Bollinger Bands, có xu hướng xoay quanh đường SMA(20). Rất hiếm khi đường giá di chuyển ra khỏi Bollinger Bands.
+ Lệnh mua (Buy): Chúng ta Buy khi giá chạm biên dưới (Lower Band) của chỉ báo.
+ Lệnh bán (Sell): Chúng ta Sell khi giá chạm biên trên (Upper Band) của chỉ báo.
Cần chú ý:
Chúng ta không nên vào lệnh giao dịch mua hay bán khi giá chỉ chạm vào các dải biên trên hay biên dưới của Bollinger Bands, vì như thế rất mạo hiểm, mà chúng ta chờ khi đường giá di chuyển nằm ngoài biên trên hoặc dưới của Bollinger Bands và sau đó giá đóng cửa lại nằm bên trong Bollinger Bands thì đây là cơ hội tốt để vào lệnh.
Vì đây là cách để hạn chế thua lỗ khi đường giá thoát ra khỏi đường Bollinger Bands trong một khoảng thời gian ngắn.
Ứng dụng bollinger bands giao dịch khi giá vượt ngưỡng
Có thể nói phương pháp này là phương pháp trái ngược hẳn và có nhiều điểm ưu điểm hơn với phương pháp vào lệnh trong phạm vi hoạt động của dải Bollinger Bands. Để xác định giá vượt ngưỡng thì phải cần có 2 điều kiện:
Điều kiện cần là trước đó có nhiều phiên củng cố mức giá ngưỡng, và điều kiện thứ 2 là giá sẽ đóng cửa nằm ngoài Bollinger Bands
+ Lệnh mua: Chúng ta vào lệnh Buy khi giá đóng cửa nằm cao hơn biên trên của Bollinger Bands.
+ Lệnh bán: Chúng ta vào lệnh Sell khi giá đóng cửa nằm thấp hơn biên dưới của Bollinger Bands.
Khi xu hướng tăng mạnh, giá tăng mạnh khi giá luôn nằm nửa trên của Bollinger Bands (khoảng giữa biên trên và đường SMA20).
Khi xu hướng giảm mạnh, giá giảm mạnh khi giá luôn nằm ở nửa dưới của Bollinger Bands (Khoảng giữa của đường SMA20 và biên dưới của Bollinger Bands).
Ứng dụng bollinger bands giao dịch khi xuất hiện nút thắt cổ chai
Một phương pháp nữa rất, rất, rất phổ biến hiện nay trong giới trader, đó là ứng dụng hiện tượng Bollinger Bands tạo thành nút thắt cổ chai do có tính ứng dụng cao và đem lại hiệu quả đáng kể.
Phương pháp này khá đơn giản, khi biên trên và biên dưới co lại với nhau tạo thành hình nút thắt cổ chai thì đó là dấu hiệu cảnh báo sẽ có một sự biến động giá mạnh trong tương lai gần sắp tới, sau thời gian giá sideways trong giai đoạn thắt nút cổ chai. Thông thường, sau khi bands mở ra, giá sẽ đi vào biên trên hoặc biên dưới của Bollinger Bands, đó cũng chính là xu hướng mới sắp được hình thành.
+ Lệnh mua: chúng ta mua khi giá đóng cửa ở biên trên của Bollinger Bands sau giai đoạn thắt nút cổ chai.
+ Lệnh bán: chúng ta mua khi giá đóng cửa ở biên dưới của Bollinger Bands sau giai đoạn thắt nút cổ chai.
Phương pháp sử dụng thắt nút cổ chai của Bollinger Bands được ứng dụng khá phổ biến.
Tóm lại, để ứng dụng tốt Bollinger Bands, một công cụ rất lợi hại này, thì chúng ta cần nắm vững các nguyên tắc trên, bên cạnh đó cũng không quên xem các tin tức của lịch kinh tế để xem có những sự kiện biến động mạnh trong thời gian ngắn hay không?
Giao dịch theo xu hướng bollinger bands
Như đã nói ở mục trên, Bollinger Bands có thể giúp bạn xác định những vùng giao dịch breakout bằng các nút thắt cổ chai, nhưng tiếc rằng nó không nói cho bạn biết sau đó giá sẽ đi theo hướng nào.
Nhìn vào biểu đồ dưới đây, chỉ bằng dự đoán, bạn thử đoán xem sau đó giá sẽ chạy theo hướng nào?
Nếu bạn lờ mờ nhận ra có vẻ biểu đồ đang có xu hướng đi lên và bạn đoán “Có lẽ giá sẽ phá lên” thì bạn đã đúng.
Thậm chí sau đó tiếp tục xuất hiện nút thắt cổ chai và giá tiếp tục thể hiện cho xu hướng lên bằng một breakout phá lên tiếp như hình sau:
Mấu chốt để sử dụng hiệu quả phương pháp này với Bollinger Bands là gì? Tất nhiên, đó là bạn cần xác định được xu hướng chung của thị trường. Khi xác định được xu hướng chung đó bạn sẽ có cơ hội tránh được những tín hiệu giả đang cố gắng đánh lừa bạn.
Tuy nhiên, việc sử dụng Bollinger Bands để giao dịch trong một thị trường có xu hướng không chỉ đơn giản như vậy. Tôi sẽ chỉ cho bạn một cách giao dịch khác ở thời điểm thị trường có xu hướng mạnh.
Như đã nói về cấu trúc của Bollinger Bands, dải giữa của Bollinger Bands chỉ đơn giản là đường trung bình động SMA20.
Ý nghĩa của nó là thể hiện giá trị đóng cửa trung bình trong 20 phiên liên tiếp (theo khung thời gian mà bạn chọn).
Như vậy thật dễ hiểu, khi thị trường có xu hướng mạnh, mỗi khi giá bật ra rồi quay về dải giữa nó sẽ ngay lập tức bật ra để tiếp tục xu hướng.
Lúc đó dải giữa đóng vai trò như một cản động (hỗ trợ hoặc kháng cự) của giá và khi thị trường pullback đối với dải giữa SMA20, bạn sẽ có cơ hội thực hiện một giao dịch tại đó.
Xem ví dụ sau:
Tips: Bạn có thể sử dụng dải trên (với lệnh sell) hoặc dải dưới (với lệnh buy) để đặt stop loss.
Kết hợp Bollinger Bands với giá các mô hình đảo chiều
Các phương pháp trên bạn đã thấy chúng ta có thể giao dịch chỉ với Bollinger Bands đơn thuần hay kết hợp Bollinger Bands với xu hướng.
Bằng một cách lợi hại hơn và đạt hiệu quả cao hơn, chúng ta có thể kết hợp Bollinger Bands không chỉ với xu hướng mà còn có thêm cả các mô hình đảo chiều.
Chúng ta biết rằng bất cứ khi nào giá chạy ra xa, nó sẽ có xu hướng quay về dải giữa (SMA20).
Cách thực hiện như sau:
- Xem xét các khu vực hỗ trợ và kháng cự
- Xem xét hình thái Bollinger Bands tại các khu vực đó
- Tìm kiếm mô hình đảo chiều như Hammer, Bullish Engulfing, Bearish Engulfing,…
Từ những dữ liệu đó, chúng ta có thể xác lập một điểm vào lệnh.
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
Kết luận Bollinger bands
Trên đây là toàn bộ những gì về Bollinger Bands mà bạn cần phải biết, về ý nghĩa, khái niệm, bản chất và những chiến lược giao dịch với Bollinger Bands một cách hiệu quả.
Điều quan trọng nhất, bạn cần phải dành nhiều thời gian để tự mình rèn luyện và rút ra những kinh nghiệm cho chính bản thân mình, sau khi vận dụng nó một cách thành thạo, bạn hoàn toàn có thể nghiên cứu thêm những phương pháp sử dụng và chiến lược giao dịch kết hợp giữa Bollinger Bands với những chỉ báo khác.
Cuối cùng, bạn cảm nhận như thế nào về bài học này, đừng quên cho chúng tôi biết.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, đừng ngần ngại để lại comment và chúng ta sẽ cùng nhau trao đổ nhé.