Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư

Menu
  • Forex
  • Đánh Giá Sàn
  • Chứng Khoán
  • Cryptocurrency
  • Liên Hệ
  • Giá Cafe Hôm Nay
Home
Kiến Thức Forex
Mô Hình Giá Cái Nêm – Wedges (Cái nêm tăng và Cái nêm giảm)
Kiến Thức Forex

Mô Hình Giá Cái Nêm – Wedges (Cái nêm tăng và Cái nêm giảm)

Adam Ly Tháng Tư 23, 2020

Mô hình Cái nêm – Wedges là một hình tam giác có đường kháng cự và đường hỗ trợ di chuyển hội tụ tại phía phải của mô hình. Đối ngược với mô hình tam giác.

Nếu là mô hình nêm tăng – Rising Wedge – sẽ có 2 đường kháng cự và hỗ trợ dốc lên, nếu là mô hình nêm giảm – Falling Wedge – sẽ có 2 đường hỗ trợ và kháng cự dốc xuống

Mẹo
  • Bạn nên lưu lại trang này lại (bấm Ctrl + D), vì mình sẽ cập nhật mới thường xuyên
  • Hãy tranh thủ đăng ký sớm, vì một ngày đẹp trời nào đó, tác giả sẽ thu phí khóa học.
  • Và để lại bình luận bên dưới bài này, nếu có link khóa học/tài liệu nào không còn hiệu lực, để mình kiểm tra & update mới cho nhé

Mục Lục ẩn
1 Mô hình giá Cái Nêm – Wedges là gì?
1.1 Mô hình giá cái Nêm tăng – Rising Wedge
1.2 Mô hình giá cái Nêm giảm – Falling Wedge
2 Ý nghĩa Mô hình giá Cái Nêm – Wedges
3 Đặc điểm nhận dạng Mô hình giá Cái Nêm – Wedges
3.1 Biểu đồ minh họa mô hình nêm tăng trong xu hướng giảm
3.2 Biểu đồ minh họa mô hình nêm giảm trong xu hướng tăng
4 Cách giao dịch Mô hình giá Cái Nêm – Wedges
4.1 Hướng phá vỡ của mô hình giá cái Nêm tăng
4.2 Hướng phá vỡ của mô hình giá cái Nêm giảm
4.3 Tín hiệu bán – sự phá vỡ xuống dưới của mô hình Nêm tăng
4.4 ​
4.5 Tín hiệu mua – sự phá vỡ lên trên của mô hình Nêm giảm
4.6 ​
4.7 Mục tiêu giá Mô hình giá Cái Nêm – Wedges
5 Một số lưu ý khi giao dịch với Mô hình giá Cái Nêm – Wedges
5.1 Khi xuất hiện mô hình Cái Nêm, giá có xu hướng phá vỡ theo hướng ngược với Cái Nêm
5.2 Khi giao dịch theo mô hình Cái Nêm, mục tiêu của giá đạt được thực tế thường sẽ lớn hơn nhiều mục tiêu trên lý thuyết
5.3 Sự giống nhau giữa mô hình giá cái nêm và mô hình giá tam giác
5.4 Sự khác nhau giữa mô hình giá cái nêm và mô hình giá tam giác
6 Kết luận

Mô hình giá Cái Nêm – Wedges là gì?

Đáp ứng nhu cầu của độc giả về FOREX. Webtaichinh xin chia sẽ với các bạn lộ trình A-Z cho người mới khi tham gia vào thị trường này

Danh sách bài viết nên đọc bao gồm:

✅ 14 Sàn Forex Tốt Và Uy Tín Nhất Việt Nam, Thế Giới 2021
✅ 9 Kinh Nghiệm Đầu Tư Forex Từ Số 0 Giúp Nhiều Người Đổi Đời
✅ Cách Tạo Lập Và Đăng Ký Tài Khoản Forex Chi Tiết Từ A-Z Cho Newbie
✅ Tất Cả Mọi Thứ Về Trading Forex, Có Hợp Pháp, Có Nên Tìm Hiểu Hay Đầu Tư ?
♻️ Ghi rõ nguồn Webtaichinh.vn trước khi share
🛑 Lưu ý: TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

Mô hình cái nêm – Wedge là một loại Mô hình biểu đồ Forex báo hiệu sự tích luỹ và tạm dừng trong một xu hướng. Wedge được chia làm hai loại: Rising Wedge – Cái nêm tăng và Falling Wedge – Cái nêm giảm.

Rising Wedge và Falling Wedge là hai mô hình đối lập nhau hoàn toàn. Cách nhận biết hai mô hình, các dự báo xu hướng tiếp theo khi xuất hiện và phương pháp giao dịch cũng đối lập nhau.

Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu tường Minh Cái nêm tăng – Cái nêm giảm là thế nào và cách ứng dụng Wedge trong giao dịch Forex.

Rising Wedge còn được viết tường minh là Bearish Rising Wedge. Từ Bearish đứng đầu để nói rõ bản chất của Rising Wedge và cho bạn biết trước rằng bạn phải chờ Breakout Rising Wedge theo hướng đi xuống. Nghĩa là sau khi phá vỡ Rising Wedge xu hướng tiếp theo sẽ là xu hướng giảm.

Rising Wedge xuất hiện trong cả hai xu hướng chính: Tăng và giảm. Và ở cả hai xu hướng thì khi Breakout Rising Wedge xu hướng tiếp theo cũng là Xu hướng giảm.

Mô hình giá cái Nêm tăng – Rising Wedge

Mô Hình Giá Cái Nêm - Wedges ​

Mô hình Nêm tăng – Rising Wedge – có thể xuất hiện trong suốt 2 giai đoạn riêng biệt: sau 1 xu hướng tăng mạnh mẽ và sau đó giảm, hoặc là hoặc là một giai đoạn tích lũy ngược xu hướng sau 1 xu hướng giảm dài.

Phần nêm tăng xuất hiện sau 1 giai đoạn tăng mạnh mẽ và sau đó giảm lại sẽ tạo thành 1 chóp gọi là điểm cực và sau 1 khoảng đi xuống từ điểm cực, giá lại được đẩy trở về vị trí điểm cực đó. Khi giá phá vỡ đường hỗ trợ dốc lên bên dưới của mô hình nêm tăng thì giá sẽ giảm.

Mô hình giá cái Nêm giảm – Falling Wedge

Mô Hình Giá Cái Nêm - Wedges ​

Ở chiều hướng ngược lại, mô hình Nêm giảm xuất hiện ở 2 trường hợp riêng biệt: trường hợp đầu xuất hiện sau 1 giai đoạn giảm giá mạnh mẽ và sau đó tăng lên, trường hợp thứ 2 như là 1 thời kì tích lũy giá theo xu hướng ngược xu hướng chính sau 1 đoạn dài của xu hướng tăng.

Phần nêm xuất hiện sau 1 giai đoạn tăng giá mạnh và sau đó tăng lên tạo thành 1 đỉnh gọi là cực điểm và sau 1 khoảng di chuyển xuống từ cực điểm, giá được cố gắng đẩy về vị trí cực điểm cũ. Nếu giá sẽ phá vỡ đường kháng cự dốc xuống ở trên thì kỳ vọng giá sẽ tăng cao hơn.

Ý nghĩa Mô hình giá Cái Nêm – Wedges

Mô hình này xác nhận xu hướng dịch chuyển được duy trì sau khi hoàn thành:

  • tín hiệu bán tăng, nếu mô hình được hình thành 1 xu hướng giảm và giá giảm dưới đường hỗ trợ (cộng với độ lệch nhất định có thể);
  • tín hiệu mua tăng, nếu mô hình được hình thành 1 xu hướng tăng và giá tăng trên đường kháng cự (cộng với độ lệch nhất định có thể).

Sau khi hình thành mô hình wedge, giá sẽ tiếp tục dịch chuyển trong cùng một hướng, trước khi mô hình có ít nhất cùng một khoảng giá, giống như giá thay đổi từ đầu của xu hướng đến sự hình thành của wedge. Các mức mục tiêu được tính như sau:

Đặc điểm nhận dạng Mô hình giá Cái Nêm – Wedges

Biểu đồ minh họa mô hình nêm tăng trong xu hướng giảm

Mô Hình Giá Cái Nêm - Wedges ​

Biểu đồ trên của Crude Oil ETN (OIL) cho thấy một xu hướng giảm mạnh theo sau là một khoảng tích lũy giá theo mô hình nêm tăng. Đường kháng cự dốc lên được tạo bởi 4 đỉnh và đường hỗ trợ dốc lên được tạo bởi 5 đáy, hoàn toàn “đủ chất lượng” khi có đến 5 lần chạm tạo thành đường xu hướng.

Mô hình cái nêm cũng đã được hình thành từ ba tuần trước, giúp phân biệt nó với mô hình cờ hiệu. Sự phá vỡ xuất hiện vào khoảng ¾ quãng đường vào mô hình, điều này thì hơi khác với bình thường.

Như thường lệ, giá phá vỡ ra khỏi mô hình theo hướng xuống dưới như một sự tiếp diễn cho xu hướng giảm trước đó. Theo Bulkowski (2005), mô hình cái nêm tăng phá vỡ xuống dưới khoảng 69% tổng thời gian.

Biểu đồ minh họa mô hình nêm giảm trong xu hướng tăng

Mô Hình Giá Cái Nêm - Wedges ​

Biểu đồ trên của Finacial SPDR ETF (XLF) minh họa mô hình nêm giảm trong xu hướng tăng. Thông thường, đối với dạng này (sự phá vỡ xảy ra khoảng 68% tổng thời gian), giá phá vỡ lên trên (theo Bulkowski,2005).

Cách giao dịch Mô hình giá Cái Nêm – Wedges

Hướng phá vỡ của mô hình giá cái Nêm tăng

Mô Hình Giá Cái Nêm - Wedges ​

Sau 1 giai đoạn dài giá đi xuống, mô hình Nêm tăng có thể được thấy như giai đoạn tích lũy ngược xu hướng chính. Mô hình dự đoán rằng giá sẽ phá vỡ dưới đường hỗ trợ dốc lên bên dưới và giá sẽ tiếp tục đi xuống.

Hướng phá vỡ của mô hình giá cái Nêm giảm

Mô Hình Giá Cái Nêm - Wedges ​

Sau một giai đoạn dài xu hướng đi lên, đồ thì nêm giảm có thể được thấy như một khoảng tích lũy giá theo xu hướng ngược. Lại 1 lần nữa, mô hình giả định rằng giá sẽ phá vỡ lên trên đường kháng cự dốc xuống và giá tiếp tục tăng cao hơn.

Tín hiệu bán – sự phá vỡ xuống dưới của mô hình Nêm tăng

Mô Hình Giá Cái Nêm - Wedges ​

Khi giá phá vỡ và đóng cửa phía trên đường kháng cự, tín hiệu mua được đưa ra; ngoài ra, khi giá phá vỡ và đóng cửa phía dưới đường hỗ trợ, tin hiệu bán cũng được đưa ra.

Tín hiệu mua – sự phá vỡ lên trên của mô hình Nêm giảm

Mô Hình Giá Cái Nêm - Wedges ​

Kirkpatrick & Dahlquist (2010) khuyên người giao dịch nên tìm một sự phá vỡ theo hướng đi xuống của mô hình cái nêm tăng và sự phá vỡ theo hướng đi lên của mô hình nêmgiảm.

Mục tiêu giá Mô hình giá Cái Nêm – Wedges

  • Mô hình nêm tăng – giá phá vỡ xuống:

Giá phá vỡ -(( Đỉnh cao nhất trong mô hình – đỉnh thấp nhất trong mô hình)*46%)

  • Mô hình nêm giảm – giá phá vỡ lên:

Giá phá vỡ +(( Đỉnh cao nhất trong mô hình – đỉnh thấp nhất trong mô hình) x 70%)

Một số lưu ý khi giao dịch với Mô hình giá Cái Nêm – Wedges

Khi xuất hiện mô hình Cái Nêm, giá có xu hướng phá vỡ theo hướng ngược với Cái Nêm

Cụ thể hơn, khi xuất hiện mô hình Nêm Tăng, giá thường sẽ có xu hướng phá vỡ Nêm Tăng theo chiều giảm bất kể xu hướng giá trước khi xuất hiện Nêm Tăng là gì.

Ngược lại, khi xuất hiện mô hình Nêm Giảm, giá thường sẽ có xu hướng phá vỡ Nêm Giảm theo chiều tăng bất kể xu hướng giá trước khi xuất hiện Nêm Giảm là gì.

Kết luận này sẽ giúp bạn ghi nhớ cách giao dịch hiệu quả với mô hình Cái Nêm.

Khi giao dịch theo mô hình Cái Nêm, mục tiêu của giá đạt được thực tế thường sẽ lớn hơn nhiều mục tiêu trên lý thuyết

Kết luận này bạn hãy tự kiểm chứng trên thực tế nhé.

Trong quá trình thực hành giao dịch theo mô hình Cái Nêm, bạn có thể điều chỉnh mục tiêu chốt lời để đạt được lợi nhuận cao hơn.

Sự giống nhau giữa mô hình giá cái nêm và mô hình giá tam giác

  • Cả hai loại mô hình trên đều có hình dạng của một tam giác.
  • Cả hai đường hỗ trợ và kháng cự đều hội tụ với nhau về phái phải của biểu đồ giá.

Sự khác nhau giữa mô hình giá cái nêm và mô hình giá tam giác

  • Trong mô hình giá cái nêm, hai đường hỗ trợ và kháng cự đều hoặc cùng dốc lên, hoặc cùng dốc xuống. Hãy xem hình dưới:

Kết luận

Như bạn biết, tất cả các mô hình trong phân tích kỹ thuật biểu đồ giá đều chỉ là xác suất. Không phải lúc nào giá cũng sẽ diễn biến theo các mô hình này. Vì vậy bạn phải luôn biết cách quản lý vốn an toàn cho tài khoản của mình. Đặc biệt là phải biết cách đặt Stop loss và Take Profit hiệu quả.

5/5 - (1 bình chọn)
Tweet Pin It
Prev Article
Next Article

Related Articles

Sell Limit
Tiếp tục với Lệnh Sell Limit trong Series Pending Order …
Adam Ly Tháng Một 21, 2020

Sell Limit Là Gì, Cách Đặt Lệnh Sell Limit Trên Điện Thoại

hedge
Có rất nhiều kỹ thuật giao dịch trên thị trường …
Adam Ly Tháng Một 29, 2020

Hedging Là Gì? Cách Sử Dụng Phương Pháp Hedge Hiệu Quả

Mô hình giá Open Close Reversal
Chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu về Mô …
Adam Ly Tháng Năm 2, 2020

Giao Dịch Với Mô Hình Giá Open Close Reversal – Giá Đóng Mở Đảo Chiều

Đầu tư forex
Đây là bài viết chúng tôi dành tặng cho tất …
Adam Ly Tháng Một 13, 2020

Đầu Tư Forex Cần Bao Nhiêu Tiền: Hướng Dẫn An Toàn Cho Người Mới

About The Author

Adam Ly

Chào các trader, Mình là Adam Lý, mình có kinh nghiệm hơn 3 năm lĩnh vực tài chính nói chung và forex nói riêng. Cũng không dám vỗ ngực xưng tên gì cả, những kiến thức mình chia sẽ trên đây chỉ hướng đến đối tượng là các nhà đầu tư mới.

Leave a Reply Cancel Reply

Sàn Forex Uy Tín

Miễn Trừ Trách Nhiệm

Webtaichinh.vn là trang thông tin tài chính, kiến thức về đầu tư giao dịch forex mang tính tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào của bạn đọc

Webtaichinh.vn không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả trong quá trình đăng tải, và những sự cố khách quan khác

Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư

Mới Đăng

  • Top 5 app vay tiền chất lượng, đáng tin cậy nhất 2022
  • Sàn Ngoại Hối Là Gì? Sàn ngoại hối có vai trò như thế nào …
  • Cách Để Chơi Forex Kiếm Tiền Từ Thị Trường Trong Năm 2022

Xem Nhiều

    Copyright © 2022 Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư
    Miễn Trừ Trách Nhiệm Điều Khoản Cookie Giới Thiệu

    Ad Blocker Detected

    Đã phát hiện trình chặn quảng cáo trên máy tính hoặc điện thoại của bạn. Vui lòng gỡ bỏ để có trải nghiệm tốt hơn

    Refresh