Mô hình Diving Board (Cầu Nhảy) dù khá hiếm gặp trên thị trường. Nhưng cũng chính vì đây là mô hình hiếm nên bạn cần quan sát và phân tích thị trường để tìm được các điểm vào lệnh chính xác.
Hôm nay webtaichinh.vn sẽ giúp bạn biết được các nhận diện và các thức giao dịch với Mô Hình Giá Diving Board – Cầu Nhảy để đạt hiệu quả cao trong các phiên giao dịch.
- Bạn nên lưu lại trang này lại (bấm Ctrl + D), vì mình sẽ cập nhật mới thường xuyên
- Hãy tranh thủ đăng ký sớm, vì một ngày đẹp trời nào đó, tác giả sẽ thu phí khóa học.
- Và để lại bình luận bên dưới bài này, nếu có link khóa học/tài liệu nào không còn hiệu lực, để mình kiểm tra & update mới cho nhé
Mô hình giá Diving Board là gì?
![]() Đáp ứng nhu cầu của độc giả về FOREX. Webtaichinh xin chia sẽ với các bạn lộ trình A-Z cho người mới khi tham gia vào thị trường này Danh sách bài viết nên đọc bao gồm: |
✅ 14 Sàn Forex Tốt Và Uy Tín Nhất Việt Nam, Thế Giới 2021 |
✅ 9 Kinh Nghiệm Đầu Tư Forex Từ Số 0 Giúp Nhiều Người Đổi Đời |
✅ Cách Tạo Lập Và Đăng Ký Tài Khoản Forex Chi Tiết Từ A-Z Cho Newbie |
✅ Tất Cả Mọi Thứ Về Trading Forex, Có Hợp Pháp, Có Nên Tìm Hiểu Hay Đầu Tư ? |
♻️ Ghi rõ nguồn Webtaichinh.vn trước khi share |
🛑 Lưu ý: TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM |
Diving Board (Cầu Nhảy) là một mô hình giá cổ điển với đặc trưng là một cú lao dốc đột ngột xuống dưới rồi lại bật mạnh lên phục hồi, được diễn ra sau một quãng thời gian giá đi ngang tích lũy trước đó. Mô hình này có hình ảnh tương tự như một vận động viên nhảy cầu nên mới được gọi là Diving Board.
Ý nghĩa của mô hình giá Diving Board
Một khi thanh giá tuần sau đáy thấp nhất đã hoàn thành và đã tạo đáy cao hơn, một tuần sau đó, nhà giao dịch hãy mua lúc mở cửa.
Bởi vì 64% của sự sụt giảm hồi lại vùng giá của cầu nhảy, thì chốt lời cho lệnh mua ở mức giá cầu nhảy cũng là một lựa chọn, mặc dù Bulkowski (2010) đề nghị các nhà giao dịch là hãy cứ tiếp tục giữ lệnh đó miễn là xu hướng còn đang tăng lên.
Ví dụ thực tế của mô hình Diving Board
Dưới đây là một ví dụ về mô hình Diving Board. Mô hình Diving Board được tạo ra trên biểu đồ cổ phiếu MARUTI trên khung thời gian tuần (W1). Bắt đầu từ tháng 10/2018, giá đã đi trong một khu vực tích lũy và tạo ra một đường hỗ trợ vững chắc bên dưới. Ngưỡng hỗ trợ này bị phá vào cuối tháng 6/2019 và tạo thành một “cú nhảy cầu”. Sau đó, đến đầu tháng 8/2019, giá đã phục hồi và tăng lên hướng về khu vực tích lũy ban đầu, mô hình hoàn tất. Có thể thấy, thời gian tạo ra mô hình này là khá dài tuy nhiên nếu bạn nắm bắt được cơ hội, bạn đã có một khoản lợi nhuận kha khá trong khoản thời gian ngắn.
Đặc điểm nhận dạng mô hình giá Diving Board – Nhảy cầu
Mô hình Diving Board có ba phần trên biểu đồ tuần:
- “Cầu nhảy” (Diving board): một vùng tích lũy giá đi ngang với một đáy dẹt (đường hỗ trợ) kéo dài trong khoảng trung bình là 24 tuần.
- “Sự lao xuống” (The “plunge”): sự giảm cực mạnh xuống dưới đường hỗ trợ xảy ra trong khoảng hơn một tuần và giảm trung bình là 26%.
- “Sự phục hồi” (The “recovery”): động thái di chuyển trở lên đạt đến khu vực giá của cầu nhảy 63% của toàn thời gian (Bulkowski, 2010).
Biểu đồ minh họa cho mô hình Diving Board
Biểu đồ tuần của Intel (INTC) cho thấy một mô hình Diving Board đảo ngược. Giá tích lũy ở khu vực hỗ trợ trong 21 tuần và sau đó một thanh giá tuần giảm mạnh, tiếp theo đó là một đáy mới.
Tuần tiếp theo thiết lập một đáy cao hơn với một giá đóng cửa cao hơn có nghĩa là tuần trước tạo thành đáy. Theo nguyên tắc của mô hình này thì nhà giao dịch có thể mua ở điểm mở cửa bắt đầu tuần mới sau tuần đã tạo ra một đáy cao hơn.
Cách giao dịch, Điểm vào lệnh của mô hình giá Diving Board – Nhảy cầu
Vòng thời gian và di chuyển của giá trong mô hình Diving Board
Tín hiệu mua được đề nghị
Tín hiệu mua được đưa ra hai tuần sau khi đáy thấp nhất được hình thành sau đợt giảm. Đáy thấp nhất có nghĩa là thanh giá trước và thanh giá sau của thanh giá đó có đáy cao hơn và thường là đỉnh cao hơn.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng mô hình giá Diving Board
Trong mỗi bài viết, mình đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy túi và lỗ chỏng vó. Vì vậy hãy thật thận trọng trong các giao dịch của mình, để không đem lại rủi ro quá lơn cho bản thân.
Kết luận
Diving Board là một mô hình giá cổ điển cho tín hiệu mua, bạn có thể kết hợp thêm các phân tích khác để đạt hiệu quả cao trong giao dịch. Hy vọng thông qua bài viết này, sẽ sử dụng mô hình giá Diving Board thành công trong các giao dịch.