Mô hình 3 đáy là mô hình đồ thị đảo chiều, được tạo thành từ 3 đáy giá thấp tương đương nhau theo sau bằng một sự bức phá lên trên vùng kháng cự. Mô hình này có thể hình thành qua vài tháng và thường là một mô hình dài hạn.
Để tạo ra cơ hội cho bản thân, bạn nên nắm được các nguyên tắc giao dịch với mô hình Mô hình giá Triple Bottom – Ba đáy.
- Bạn nên lưu lại trang này lại (bấm Ctrl + D), vì mình sẽ cập nhật mới thường xuyên
- Hãy tranh thủ đăng ký sớm, vì một ngày đẹp trời nào đó, tác giả sẽ thu phí khóa học.
- Và để lại bình luận bên dưới bài này, nếu có link khóa học/tài liệu nào không còn hiệu lực, để mình kiểm tra & update mới cho nhé
Mô hình giá Triple Bottom – Ba đáy là gì
Mô hình ba đáy bao gồm ba đáy (valley) “VVV” mà có mức giá gần bằng nhau tạo thành một đường hỗ trợ cũng như ở hai đỉnh “AA” tạo thành một đường kháng cự. Giá đi vào vung hình thành mô hình ba đáy từ phía trên và thoát khỏi mô hình bằng cách phá vỡ lên phía trên đường kháng cự.
Mô hình đảo chiều 3 đáy (Triple Bottom) được hình thành như thế nào?
Mô hình 3 đáy được hình thành sau một xu hướng giảm kéo dài, giá giảm tạo ra 1 đáy mới (Bottom 1) và tiếp tục tăng để tạo ra 1 đỉnh thấp hơn (Peak 1). Sau đó lại đảo ngược đi xuống do phe bán tiếp tục tìm cách tạo áp lực bán, để khẳng định xu thế giảm vẫn tiếp diễn, điều này dẫn đến đáy thứ 2 (Bottom 2) đã được hình thành. Tuy nhiên, đáy thứ 2 này lại không thấp hơn đáy 1, tức là áp lực bán không đủ đẩy giá tiếp tục giảm sâu, cho nên giá đã có xu hướng quay ngược và đi lên để tạo 1 đỉnh mới (peak 2).
Nhưng đỉnh này không những không thấp hơn đỉnh số 1 mà lại cao gần bằng, để từ đây hình thành nên 1 đường kháng cự. Giá chạm kháng cự, không đủ sức phá qua nên lại lao xuống đi xuống dưới để tạo 1 đáy thứ 3 và tương tự đáy này không thấp hơn so với 2 đáy trước, vô hình chung cả 3 đáy đã tạo thành 1 đường hỗ trợ.
Lúc này, phe bán dường như không thể phá vỡ đường hỗ trợ cứng này nên giá đã được đẩy lên cao, nếu giá phá vỡ đường viền cổ hay cũng chính là đường kháng cự giá sẽ được kỳ vọng để tăng cao hơn nữa sau một thời gian dài giảm giá.
Ý nghĩa của mô hình giá Triple Bottom – Ba đáy
Diễn giải tâm lý giao dịch của mô hình ba đáy
Mô hình ba đáy xuất hiện trong xu hướng giảm. Giá giảm xuống tạo thành một đáy mới (đáy bên trái của mô hình) , sau đó lại tăng tạo thành một điểm cao thấp hơn (đỉnh bên trái của mô hình)
Trên biểu đồ, giá vẫn đang đi trong 1 xu hướng giảm (tạo đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn). Phe bán vẫn xem đỉnh bên trái là một cơ hội bán ra và giá giảm lại 1 lần nữa. Tuy nhiên, đáy ở giữa này không tạo ra được một đáy thấp hơn.
Giá lại tiếp tục tăng và giảm xuống một lần nữa tạo thành đỉnh bên phải. Tuy nhiên, ở đáy bên phải, giá lại không thể đi xuống thấp hơn hai đáy trước. Vì vậy cả ba đáy tạo thành một đường hỗ trợ và biểu thị rằng đây là một rào cản lớn là phe bán sẽ phải vượt qua.
Sau đó, một hành động phải được thực hiện khi giá tăng đến đỉnh dự đoán thứ ba – liệu người mua có dồn sức để đẩy giá lên cao hơn và phá vỡ lên trên kháng cự rồi làm đảo chiều xu hướng giảm trước mô hình ba đáy hay những người bán sẽ cố thử thêm một lần nữa để duy trì xu hướng giảm?
Khi kháng cự bị phá vỡ, quyết định đã được thực hiện và sau một đợt hồi giá lại xuống gần mức
Đặc điểm nhận dạng mô hình giá Triple Bottom – Ba đáy
Dưới đây là những phần chính cấu thành mô hình 3 đỉnh:
(1) Xu hướng trước khi hình thành mô hình 3 đỉnh: Xu hướng giảm giá, theo thời gian thì xu hướng này yếu dần và giá dao động sideways kéo dài qua nhiều tháng.
(2) 3 đỉnh: Cả 3 phần đáy cần tương đối thấp bằng nhau (mặt dù không yêu cầu chính xác bằng nhau) và đánh dấu những bước ngoặt quan trọng.
(3) Khối lượng giao dịch: Khi mô hình 3 đáy phát triển thì các mức khối lượng giao dịch thường giảm dần. Đôi khi khối lượng giao dịch tăng tăng giá sau đó và ở điểm phá vỡ vùng kháng cự thường tăng cường sức mạnh của mô hình này.
(4) Sự phá vỡ vùng kháng cự: Mô hình 3 đáy vẫn chưa hoàn thành cho đến khi xuất hiện sự phá vỡ vùng kháng cự sau đáy thứ 3. Điểm giá cao nhất trong 2 phần đỉnh (peak) giữa 3 đáy (low) đánh dấu mức kháng cự quan trọng.
(5) Vùng kháng cự thành vùng hỗ trợ: Vùng kháng cự bị phá vỡ sẽ trở thành vùng hỗ trợ tiềm năng và đôi khi giá sẽ test lại vùng hỗ trợ mới hình thành này bằng một đợt điều chỉnh đầu tiên. Vì mô hình 3 đáy là mô hình dài hạn nên việc test vùng hỗ trợ mới có thể xảy ra nhiều tháng sau đó.
(6) Mục tiêu giá: Lấy khoảng cách từ điểm phá vỡ kháng cự (breakout) đến điểm thấp nhất của 3 đáy rồi cộng cho mức giá tại điểm phá vỡ sẽ cho ra mục tiêu giá. Mô hình này phát triển càng dài thì sự bức phá đi lên sau điểm phá vỡ càng đáng kể.
Trong quá trình phát triển mô hình 3 đáy, diễn biến giá có thể bắt đầu trông giống một số mô hình. Trước khi phần đáy thứ 3 hình thành thì nó có thể giống mô hình 2 đáy (Double Top)
Cách giao dịch – Điểm vào lệnh mô hình Triple Bottom – Ba đáy
Tín hiệu mua được kích hoạt khi giá phá vỡ lên trên đường kháng cự sau khi hình thành valley thứ ba “VVV”. Nghiên cứu về biểu đồ này được hoàn thành bởi Bulkowski (2005) và nghiên cứu này giải thích là trung bình mức tăng tối đa sau tín hiệu mua là 37%
Tuy nhiên, sự hồi lại sau tín hiệu mua đã được kích hoạt với hướng trở lại đường kháng cự trước đó là rất nhiều, chiếm khoảng 64% thời gian (tức là cứ 100 lần phá vỡ mô hình thì 64 lần giá sẽ quay lại vùng đã phá vỡ)
Ngoài ra, Bulkowski còn cảnh báo rằng mô hình ba đáy xuất hiện sau một xu hướng tăng lâu dài có hiệu suất rất thấp. Một nghiên cứu của Kirkpatrick & Dahlquist nói rằng mô hình ba đáy với đỉnh thứ hai cao hơn đỉnh thứ nhất một chút thì tốt hơn (2010, p. 313).
Xu hướng giao dịch của mô hình ba đáy – Triple Bott3om
Đường Resistance (kháng cự) phía trên của mô hình được hình thành từ ít nhất 2 đỉnh ngang nhau.
Khi giá đã hình thành đáy 2 (đáy giữa), giá có xu hướng tăng lên vùng Resistance, sau đó tiếp tục down xuống tạo đáy thứ 3 tại vùng Support.
Lúc này có thể giao dịch Buy (Long) từ đáy 3 lên vùng Resistance.
Khi nào mô hình ba đáy – Triple Bottom bị phá vỡ?
Sau khi giá tăng từ đáy thứ 3 lên vùng Resistance, nếu lực mua vẫn mạnh sẽ Breakout (phá vỡ) vùng Resistance.
Khi nến đóng cửa trên đường Resistance thì chính thức Breakout.
Chờ giá pullback về và giao dịch theo xu hướng tăng.
Note: Phải chờ nến đóng cửa để chắc chắn liệu có breakout thực sự hay không.
Mô hình giá 3 đáy – Triple Bottom ít gặp hơn mô hình giá 2 đáy – Double Bottom trong thực tế, nhưng độ hiệu quả thì không thua kém.
Lưu ý quan trọng với mô hình giá Triple Bottom – Ba đáy
Lưu ý mô hình 3 đáy chỉ hoàn thiện khi xuất hiện điểm phá vỡ.
Kinh nghiệm cho thấy mô hình 3 đáy thường xuyên xuất hiện trên các đồ thị chứng khoán còn trong các thị trường hàng hóa, kim loại quý.
Và tỷ giá thì 3 phần đáy xuất hiện thường là một bộ phận của mô hình Descending Triangle (mô hình tam giá hướng xuống) hoặc mô hình Rectangle (mô hình đồ thị hình chữ nhật) sẽ được giới thiệu về sau.
Kết luận
Để giao dịch tốt với mô hình giá Triple Bottom, bạn cần thời gian rèn luyện và thử nghiệm trên thị trường thực. Sau khi đã hiểu rõ được diễn biến của nó, bạn mới nên áp dụng nó vào giao dịch tài chính hoặc giao dịch Forex trên tài khoản tiền thật.
Leave a Reply