Mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms hay mô hình Đỉnh Nhíp và Đáy Nhíp được coi như một mẫu hình đảo chiều khá quan trọng đối với những nhà đầu tư theo trường phái Price Action. Mô hình nến Tweerzer Tops & Bottoms đỉnh nhíp và đáy nhíp là mô hình nến đảo chiều là 1 phần nhỏ trong mô hình nến Nhật.
Cùng Webtaichinh.vn tìm hiểu về mẫu hình nến Tweezer Tops & Bottoms hay mô hình Đỉnh Nhíp và Đáy Nhíp chỉ trong 10 phút thôi nhé. Bật mí là có cả ví dụ minh họa chi tiết cho NĐT mới tham gia
- Bạn nên lưu lại trang này lại (bấm Ctrl + D), vì mình sẽ cập nhật mới thường xuyên
- Hãy tranh thủ đăng ký sớm, vì một ngày đẹp trời nào đó, tác giả sẽ thu phí khóa học.
- Và để lại bình luận bên dưới bài này, nếu có link khóa học/tài liệu nào không còn hiệu lực, để mình kiểm tra & update mới cho nhé
Mô hình nến Tweezer Top & Bottoms là gì?
Mô hình nến Tweezer là mẫu hình nến đảo chiều thường xuất hiện ở Đỉnh hoặc Đáy của một xu hướng tăng giá hoặc giảm giá. Đặc điểm của mẫu hình Tweezer được tạo thành bởi hai cây nến có màu sắc đối lập nhau có chung một mức giá mở cửa hoặc đóng cửa, không có bóng trên hoặc bóng dưới (hoặc có nhưng không đáng kể).
Mô hình nến Tweezer Tops (Đỉnh Nhíp) là gì?
Mô hình nến Tweezer Tops giảm giá thường xuất hiện trong xu hướng tăng giá. Khi sự tăng giá đẩy giá lên cao, thông thường giá đóng cửa nằm gần với vùng giá cao nhất trong ngày.
Tuy nhiên ở ngày thứ 2, trạng thái của nhà đầu tư đã thay đổi ngược lại. Sau khi thị trường mở cửa (ngang bằng với giá đóng cửa ngày hôm trước) thì sự giảm giá xuất hiện đã đẩy giá xuống thẳng đứng và lấy đi toàn bộ thành quả của phiên tăng giá ngày hôm trước.
Trong mô hình nến Tweezer Tops có thể xuất hiện hai hoặc nhiều nến có cùng đỉnh. Mẫu hình cho tín hiệu đảo chiều nhẹ này sẽ đáng tin cậy hơn khi các nến trong mô hình nến Tweezer Tops kết hợp thành một mẫu hình khác.
Mô hình nến Tweezer Bottoms (Đáy Nhíp) là gì?
Ngược lại, Mô hình tăng giá Tweezer Bottom xảy ra trong xu hướng giảm giá. Khi sự giảm giá tiếp tục đẩy giá xuống mức thấp hơn, thông thường mức giá đóng cửa ở gần với vùng giá thấp nhất trong ngày. Tuy nhiên ngày thứ 2 thì trái ngược hoàn toàn bởi sự tăng giá đã xuất hiện sau khi mở cửa thị trường, nó đã lấp đầy những mất mát của ngày hôm trước gây ra.
Trong mô hình Tweezer Bottoms hoặc nhiều nến có cùng đáy. Chiều cao hoặc màu sắc nến không quan trọng. Các nến không cần phải đứng liền nhau. Mẫu hình cho tín hiệu đảo chiều nhẹ này sẽ đáng tin cậy hơn khi các nến trong mô hình Tweezer Bottoms kết hợp thành một mẫu hình khác.
Ý nghĩa của nến Tweezer
Bạn có thể thấy được sau khi thị trường hình thành mô hình Tweezer Tops & Bottoms thì thị trường có sự bứt phá giảm hoặc tăng rất mạnh báo hiệu sự giảm giá mạnh của thị trường. Mô hình đảo chiều Tweezer Tops & Bottoms xảy ra trong xu hướng tăng hoặc giảm giá.
Khi thị trường đang là xu hướng tăng giá tiếp tục đẩy đường giá lên mức cao hơn, thông thường mức giá đóng nến ở gần với vùng giá cao nhất của nến (dấu hiệu tăng giá). Tuy nhiên nến thứ 2 thì trái ngược hoàn toàn bởi nến giảm giá đã xuất hiện sau khi mở cửa thị trường, nó đã đánh mất những sự tăng trưởng của nến trước gây ra và ngược lại trong xu hướng giảm củng vậy.
Đặc điểm nhân dạng mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms
Bạn có thể hiểu đơn giản là. Có 2 cây nến dài, xuất hiện gần như là song song với nhau nhưng ngược màu. Nhìn rất giống đường ray xe lửa, và tùy vào vị trí xuất hiện của nó mà nó có cái tên khác nhau.
Giá đang xu hướng lên, liên tục tạo những cây nến xanh đi lên. 1 cây nến xanh dài xuất hiện. Nhưng cây nến xanh này vừa đóng, kế tiếp sau đó, giá rơi mạnh xuống. Tạo 1 cây nên đỏ song song với cây nến xanh vừa rồi.
Đây là dấu hiệu thị trường tạo đỉnh. Có thể là đỉnh ngắn hạn hoặc dài hạn. Nhưng xác suất xảy ra điều chỉnh giảm giá xảy ra là rất cao. Cặp nến song song đó trong kỹ thuật gọi là Tweezer Tops. Hay cách gọi khác là đường ray xe lửa ở đỉnh.
Ngược lại với khái niệm trên. Giá đang xu hướng xuống, liên tục tạo những cây nến đỏ. Càng và cuối quá trình giảm giá, sẽ có 1 cây nến đỏ dài xuất hiện. Vừa đóng nến đỏ này, giá đột ngột được kéo lên mạnh mẽ. Tạo ra 1 cây nến xanh song song với cây nến đỏ. Đây là dấu hiệu giá đang có xu hướng đảo chiều hoặc điều chỉnh tăng tạm thời.
Mô hình nến Tweerzer Tops & Bottoms
Dưới đây 1 số mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms
Biểu đồ giá vàng ETF (GLD) mô tả một loạt các ví dụ về mô hình Đáy và Đỉnh Nhíp.
- Ví dụ đầu tiên là mô hình nến nhận chìm giảm (Bearish Engulfing) có giá cao nhất của nến thứ 2 bằng giá cao nhất của nến 1.
- Ví dụ thứ 2 là mô hình nến Harami với giá cao nhất của nến nhỏ giảm điểm thứ 2 bằng với giá cao nhất của nến 1 tăng điểm.
- Ví dụ thứ 3 là đáy của bốn cây nến đều bằng nhau trong đó có một nến búa có giá thấp nhất đang test đường giá hỗ trợ bên dưới.
- Ví dụ thứ 4 là mô hình nến nhận chìm giảm, với giá cao nhất của nến 2 bằng với giá cao nhất của nến 1.
- Cuối cùng là một biến thể của mô hình nến xuyên với đáy 2 nến bằng nhau.
Cách giao dịch với mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms – Tìm điểm và lệnh
- Hãy nhớ rõ điều này: Giá trong xu hướng đang tăng + xuất hiện Tweezer Tops (Đỉnh Nhíp) = vào lệnh đánh giảm. Đường ray càng dài, xác suất đúng càng cao.
- Giá trong xu hướng giảm + xuất hiện Tweezer Bottoms (Đáy Nhíp) = vào lệnh đánh tăng.
Tại mô hình này, nếu bạn đánh những lệnh ngắn dưới 5 phút. Bạn có thể xem biểu đồ nến 1 phút trên giao dịch ngoại hối Forex và Trade Coin. Nhưng nếu bạn vào những lệnh dài bạn phải xem biểu đồ tạo nến tầm 5 phút trở lên.
Lưu ý: Những khung giờ bạn chơi có thễ bị ảnh hưởng bởi tin tức. Vì khi thị trường bị tác động bởi tin tức. Mọi chỉ báo kỹ thuật và cả biểu đồ nến gần như không có tác dụng.
Hãy quan sát mô hình nến này tại Forex. Bằng cách mở 1 tài khoản Demo tại đây.
Ví dụ thực tế của mô hình Tweezer Top/ Tweezer Bottom
Dưới đây là một ví dụ về Tweezer Bottom. Như bạn có thể thấy, mô hình Đáy Nhíp đã xuất hiện 2 lần tại đáy giá với đặc điểm đáy của hai nến ngang nhau. Ở lần đầu tiên, giá đã bật lên khá mạnh. Trong lần thứ hai, giá chỉ di chuyển nhẹ lên trên trước khi tiếp tục xu hướng giảm.
Lưu ý quan trọng trong giao dịch với nến Tweezer Tops & Bottoms
Đối với nến Tweezer Bottom
Bạn có thể thấy được sau khi thị trường hình thành mô hình Tweezer Bottom thì thị trường có sự bứt phá tăng rất mạnh , bởi do cây nến thứ 2 có giá đóng cửa trên hẳn nến giảm thứ 1 và độ lớn thân nến gấp đôi cây nến thứ 1 , báo hiệu sự tăng giá mạnh của thị trường .
Điểm vào lệnh cho mô hình này là khi nến thứ 2 đóng cửa có thể vào lệnh ngay hoặc đặt chờ mua ở 1/3 cây nến , stop loss sẽ là dưới đáy của mô hình , mức độ tín hiệu cao và càng cao hơn nếu cây nến thứ 2 là nến tăng mạnh .
Đối với nến Tweezer Top
Bạn có thể thấy được sau khi thị trường hình thành mô hình Tweezer Top thì thị trường có sự bứt phá giảm rất mạnh báo hiệu sự giảm giá mạnh của thị trường .
Điểm vào lệnh cho mô hình này là khi nến thứ 2 đóng cửa có thể vào lệnh ngay hoặc đặt chờ mua ở 1/3 cây nến , stop loss sẽ là trên đỉnh của mô hình , mức độ tín hiệu cao và càng cao hơn nếu cây nến thứ 2 là nến giảm mạnh .
Kết luận
Thông qua bài viết trên, webtaichinh.vn đã giới thiệu với bạn về mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms và cách sử dụng mô hình này. Nếu có gì thắc mắc đừng quên để lại 1 bình luận hoặc đánh giá 5 sao nếu bài viết đem lại cho bạn ít kiến thức nha bạn gì ơi!