Chúng ta đã từng nghiên cứu các gap (window) – khoảng trống của giá dưới dạng xuất hiện đơn lẻ, tuy nhiên gap (hay window) còn có thể xuất hiện như một yếu tố của một mô hình giá đảo chiều. Trong bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một mô hình như vậy đó là mô hình nến Fry Fan Bottoms.
Fry Pan Bottom là gì?
Fry Pan Bottom (Đáy bằng) là mô hình đối nghịch với Dumpling Top. Mô hình Đáy Bằng gồm nhiều cây nến nhỏ, ban đầu giảm nhẹ dần xuống, sau đó đi ngang và cuối cùng chuyển sang xu hướng tăng, hoàn thành khi có một khoảng trống (gap) xuất hiện.
Mô hình nến Fry Pan Bottom là một mô hình nến đảo chiều đỉnh bằng đỉnh và đáy bằng đáy. Cho thấy một thị trường giảm giá và hoạt động giá hình thành một đường lõm và sau đó là một khoảng trống tăng giá.
Nó cũng giống với sự xuất hiện của mẫu hình Rounded Bottom của phương Tây. Nhưng mẫu hình fry pan bottom Nhật Bản cần phải có một window trong một chuyển động tăng giá để khẳng định đáy.
Mô hình biểu đồ nến Fry Pan Bottom (đáy bằng tại đáy)
Đối nghịch với đỉnh bằng tại đỉnh là mô hình đáy bằng tại đáy. Mô hình này xảy ra khi những thân nến nhỏ giảm nhẹ dần và đi ngang rồi tăng dần đi lên. Mô hình đáy bằng tại đáy được hoàn thành khi có một nến tăng tạo ra khoảng nhảy giá tăng từ những nến còn lại.
Biểu đồ minh họa nến Fry Pan Bottom
Biểu đồ của Intel (INTC) chỉ ra một ví dụ của mô hình chảo rán tại đáy. Chú ý rằng tất cả nến thân nhỏ gần như đi ngang sau khi giá giảm. Mô hình đáy bằng tại đáy được xác nhận bởi một nến tăng dài tạo khoảng nhảy giá tăng (minh họa bằng hai đường xanh trên biểu đồ) và nằm ngoài vùng đi ngang.
Kết luận
Tóm lại, với mẫu hình này khoảng trống của giá xuất hiện cuối cùng tương đương như một sự xác nhận đảo chiều. Sau khi mẫu hình được hoàn thành là cơ hội cho nhà đầu tư vào lệnh bởi vì giá sẽ nhanh chóng đảo chiều so với xu hướng trước đó.