Hello quý khách. Bữa nay, tôi sẽ đưa ra đánh giá khách quan về các tips, tricks hữu ích phải biết khi tham gia vào thị trường tài chính bằng nội dung Chứng từ bảo hiểm (Insurance documents) là gì? Phân loại
Phần lớn nguồn đều đc update thông tin từ các nguồn trang web đầu ngành khác nên sẽ có vài phần khó hiểu.
Mong mọi người thông cảm, xin nhận góp ý và gạch đá bên dưới phản hồi
Mong bạn đọc đọc bài viết này trong phòng cá nhân để có hiệu quả nhất
Tránh xa toàn bộ những thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập kết
Bookmark lại nội dung bài viết vì mình sẽ cập nhật liên tục
Chứng từ bảo hiểm (tiếng Anh: Insurance documents) là chứng từ do người bảo hiểm kí phát, cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm.
Hình minh hoạ (Nguồn: metrofilegroup)
Chứng từ bảo hiểm
Khái niệm
Chứng từ bảo hiểm trong tiếng Anh được gọi là insurance documents.
Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm kí phát, cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm.
Phân loại chứng từ bảo hiểm
– Khi nhà xuất khẩu bán hàng một cách thường xuyên, thường kí hợp đồng bảo hiểm bao.
Hợp đồng bảo hiểm bao (Open policy) là hợp đồng bảo hiểm cho tất cả các lô hàng xuất khẩu tại bất kì thời điểm nào trong một thời hạn nhất định (thường là một năm). Mỗi lần giao hàng, nhà xuất khẩu lập tờ khai về các chi tiết liên quan tới lô hàng và trả phí bảo hiểm.
Trên cơ sở tờ khai, công ty bảo hiểm sẽ phát hành một Giấy chứng nhận bảo hiểm (Chứng thư bảo hiểm – Insurance Certificate) hoặc công ty bảo hiểm kí xác nhận vào tờ khai và giao cho khách hàng.
Ưu điểm của hệ thống bảo hiểm bao là tránh được việc phải thỏa thuận lại các điều kiện về bảo hiểm đối với mỗi lần giao hàng và tránh được việc phải phát hành một hợp đồng bảo hiểm riêng biệt cho từng chuyến hàng với chi phí rất cao.
– Trong trường hợp nhà xuất khẩu bán hàng không thường xuyên mà từng lần riêng biệt, mỗi lần giao hàng phải thỏa thuận với công ty bảo hiểm về các điều kiện bảo hiểm cho lô hàng đó.
Công ty bảo hiểm sẽ phát hành Bảo hiểm đơn (Insurance policy) để bảo hiểm cho từng lô hàng xuất khẩu.
Bảo hiểm đơn có hai mặt: mặt trước ghi những điều khoản cơ bản và thông tin về hàng hóa tham gia bảo hiểm, mặt sau ghi đầy đủ các điều kiện và điều khoản của một hợp đồng bảo hiểm.
Do vậy, nếu có kiện tụng tranh chấp, tòa án chỉ căn cứ vào Bảo hiểm đơn để xét xử.
– Phiếu bảo hiểm tạm thời (Cover Note) không phải là chứng từ bảo hiểm, vì nó không phải là hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm do công ty bảo hiểm phát hành.
Phiếu bảo hiểm tạm thời chỉ đơn thuần là tờ giấy xác nhận bảo hiểm do người môi giới bảo hiểm phát hành. Do đó, không thể dùng phiếu bảo hiểm tạm thời để khiếu nại, đòi tiền bồi thường.
Lưu ý khi sử dụng chứng từ bảo hiểm
– Trong thương mại quốc tế, người mua bảo hiểm có thể khác với người thụ hưởng. Ví dụ, người xuất khẩu mua bảo hiểm, người được bảo hiểm là người nhập khẩu. Vì vậy, chứng từ bảo hiểm phải được lập với điều khoản chuyển nhượng.
Nếu tổn thất xảy ra, người xuất khẩu phải kí hậu chuyển nhượng quyền thụ hưởng cho người nhập khẩu.
Nếu không có điều khoản chuyển nhượng, khi tổn thất xảy ra, người nhập khẩu không thể khiếu nại đòi bồi thường, phải nhờ người xuất khẩu (người được bảo hiểm) đòi bồi thường.
Nếu nhà xuất khẩu không thiện chí thì khả năng nhà nhập khẩu đòi được tiền bồi thường là rất thấp.
– Cũng giống như vận đơn đường biển, chứng từ bảo hiểm gồm 3 loại đích danh, vô danh, và theo lệnh. Trong đó, chứng từ bảo hiểm theo lệnh được dùng phổ biến nhất.
– Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng 110% trị giá hóa đơn hoặc giá trị CIF, CIP. Tuy nhiên, số tiền bảo hiểm có thể lớn hơn do các bên thỏa thuận. Số tiền bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm càng cao.
– Bảo hiểm đơn có giá trị pháp lí cao hơn Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Khi hợp đồng thương mại hoặc L/C yêu cầu Giấy chứng nhận bảo hiểm hay Tờ khai bảo hiểm theo một Bảo hiểm bao, nhà xuất khẩu có thể xuất trình một Bảo hiểm đơn mà vẫn được chấp nhận thanh toán.
– Tất cả bản gốc C/I phải được xuất trình, C/I phải được kí. Bản gốc chứng từ bảo hiểm có tính lưu thông, có giá trị chuyển nhượng và được phát hành thành nhiều bản có giá trị như nhau.
Chứng từ bảo hiểm phải được xuất trình trọn bộ, không cần phải gửi theo hàng hóa vì nó không liên quan tới việc nhận hàng. Do vậy, người được bảo hiểm và người được chuyển nhượng phải nắm giữ trọn bộ bản gốc nhằm tránh sự lạm dụng.
– Ngày hiệu lực của C/I không được muộn hơn ngày giao hàng. Vì nếu muộn hơn ngày giao hàng, nghĩa là hàng hóa đã không được bảo hiểm trong khoảng thời gian từ khi giao hàng tới ngày bảo hiểm có hiệu lực, các bên có quyền lợi bảo hiểm có thể từ chối bộ chứng từ thanh toán.
Tuy nhiên, trong thực tế, hàng hóa có thể được mua bảo hiểm ngay cả sau khi đã được giao, miễn là trên chứng từ bảo hiểm có thể hiện “hiệu lực bảo hiểm không muộn hơn ngày giao hàng”.
– Bảo hiểm mọi rủi ro: chứng từ bảo hiểm có điều khoản quy định là Điều khoản loại A: phạm vi bảo hiểm rộng nhất (Condition A – All risks), tuy nhiên, “mọi rủi ro” chỉ bao gồm rủi ro từ bên ngoài như thiên tai, sự cố bất ngờ, tổn thất trong bốc dỡ, chuyển tải.
Người bảo hiểm không bồi thường những khuyết tật vốn có của hàng hóa. Những rủi ro như chiến tranh, đình công: phải có điều kiện bảo hiểm riêng, không thuộc Condition A.
(Tài liệu tham khảo: Chứng từ thương mại, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)
Nguồn tổng hợp
Leave a Reply