Hi quý vị. Ngày hôm nay, Webtaichinh xin chia sẽ về các chủ đề ít người biết các kiến thức tài chính bằng nội dung Cơ cấu nguồn vốn (Capital structure) là gì? Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn
Đa phần nguồn đều được lấy ý tưởng từ các nguồn trang web nổi tiếng khác nên có thể vài phần khó hiểu.
Mong mỗi cá nhân thông cảm, xin nhận góp ý và gạch đá bên dưới bình luận
Mong bạn đọc đọc nội dung này ở nơi riêng tư kín đáo để có hiệu quả tối ưu nhất
Tránh xa tất cả các dòng thiết bị gây xao nhoãng trong các công việc tập kết
Bookmark lại bài viết vì mình sẽ cập nhật liên tiếp
Cơ cấu nguồn vốn hay cơ cấu vốn (tiếng Anh: Capital structure) thể hiện tỉ trọng của các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Hình minh họa. Nguồn: founder360mag
Cơ cấu nguồn vốn (Capital structure)
![]() Đáp ứng nhu cầu của độc giả về FOREX. Webtaichinh xin chia sẽ với các bạn lộ trình A-Z cho người mới khi tham gia vào thị trường này Danh sách bài viết nên đọc bao gồm: |
✅ 14 Sàn Forex Tốt Và Uy Tín Nhất Việt Nam, Thế Giới 2021 |
✅ 9 Kinh Nghiệm Đầu Tư Forex Từ Số 0 Giúp Nhiều Người Đổi Đời |
✅ Cách Tạo Lập Và Đăng Ký Tài Khoản Forex Chi Tiết Từ A-Z Cho Newbie |
✅ Tất Cả Mọi Thứ Về Trading Forex, Có Hợp Pháp, Có Nên Tìm Hiểu Hay Đầu Tư ? |
♻️ Ghi rõ nguồn Webtaichinh.vn trước khi share |
🛑 Lưu ý: TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM |
Định nghĩa
Cơ cấu nguồn vốn trong tiếng Anh là Capital structure. Cơ cấu nguồn vốn thể hiện tỉ trọng của các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Các thuật ngữ liên quan
Nguồn vốn được hiểu là những nguồn tạo ra sự tăng thêm tổng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn trên tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu (Equity) là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Hoặc ta có thể hiểu, vốn chủ sở hữu là phần còn lại của giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi bù đắp các khoản nợ phải trả.
Nợ phải trả (Liabilities) là biểu hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, các khoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp…
Ý nghĩa
Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng của doanh nghiệp bởi lẽ:
– Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của doanh nghiệp.
– Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần (EPS) và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay công ty cổ phần.
Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn
Khi xem xét cơ cầu nguồn vốn của một doanh nghiệp, người ta chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp.
Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
(1) Hệ số nợ
Hệ số nợ = Tổng nợ / Tổng nguồn vốn (hoặc Tổng tài sản)
Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu phần trăm được hình thành bằng nguồn nợ phải trả.
(2) Hệ số vốn chủ sở hữu
Hệ số vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn (hoặc Tổng tài sản)
Hệ số này phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nhìn trên tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Do vậy có thể xác định
Hệ số nợ = 1 – Hệ số vốn chủ sở hữu
hay
Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 – Hệ số nợ
Cơ cấu nguồn vốn còn được phản ánh qua hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (kí hiệu D/E)
(3) Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / Nguồn vốn chủ sở hữu
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính)
Nguồn tổng hợp