Hello quý khách. Bữa nay, tôi sẽ đưa ra đánh giá khách quan về các tips, tricks hữu ích phải biết khi tham gia vào thị trường tài chính bằng bài chia sẽ Kì lân (Unicorn) trong lĩnh vực khởi nghiệp là gì? Định giá các công ty kì lân
Đa phần nguồn đều được cập nhật ý tưởng từ các nguồn trang web nổi tiếng khác nên sẽ có vài phần khó hiểu.
Mong mọi người thông cảm, xin nhận góp ý and gạch đá bên dưới phản hồi
Mong bạn đọc đọc bài viết này ở nơi không có tiếng ồn riêng tư để đạt hiệu quả nhất
Tránh xa toàn bộ những thiết bị gây xao nhoãng trong công việc tập kết
Bookmark lại bài viết vì mình sẽ cập nhật thường xuyên
Kì lân (tiếng Anh: Unicorn) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả một công ty khởi nghiệp có giá trị hơn 1 tỉ USD. Một số kì lân nổi tiếng là Airbnb, Uber, SpaceX, WeWork và Pinterest.
Hình minh họa. Nguồn: iberdrola.com
Kì lân
Khái niệm
Kì lân trong tiếng Anh là Unicorn.
Kì lân là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành đầu tư mạo hiểm để mô tả một công ty khởi nghiệp tư nhân có giá trị hơn 1 tỉ USD. Thuật ngữ này được phổ biến bởi nhà đầu tư mạo hiểm Aileen Lee.
Aileen Lee xem xét các công ty khởi nghiệp phần mềm được thành lập vào những năm 2000 và ước tính chỉ 0,07% trong số đó từng đạt mức định giá 1 tỉ USD. Điều này đồng nghĩa rằng việc tìm kiếm được các công ty khởi nghiệp đạt được mốc 1 tỉ USD là rất hiếm, và khó như việc tìm kiếm kì lân trong thần thoại.
Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi để chỉ các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, công nghệ di động và công nghệ thông tin – hoặc có hoạt động kinh doanh liên quan tới cả ba lĩnh vực trên.
Ví dụ về các kì lân
Khác xa với những sinh vật thần thoại, các công ty kì lân thường xuyên được nhắc đến trong các cuộc thảo luận kinh doanh và tài chính. Một số kì lân nổi tiếng và quen thuộc bao gồm Uber, Airbnb, SpaceX, Palantir Technologies, WeWork và Pinterest.
Trung Quốc cũng có một số kì lân, bao gồm Didi Chuxing, Xiaomi, China Internet Plus Holding (Meituan Dianping) và Lu.com.
Định giá các kì lân
Giá trị của công ty kì lân thường được tính dựa trên suy nghĩ của các nhà đầu tư và nhà đầu tư mạo hiểm về việc chúng sẽ tăng trưởng và phát triển đến mức nào, vì vậy tất cả đều dựa vào dự báo dài hạn. Điều này có nghĩa là định giá của chúng không liên quan gì đến hiệu suất tài chính.
Trên thực tế, nhiều công ty kì lân gần như không tạo ra bất kì lợi nhuận nào khi mới bắt đầu hoạt động.
Ngoài ra, nếu không có đối thủ cạnh tranh nào khác trong ngành, khiến công ty khởi nghiệp là doanh nghiệp duy nhất trong lĩnh vực nó hoạt động, thì nhà đầu tư có thể không có mô hình kinh doanh nào khác để so sánh, khiến cho việc định giá trở nên phức tạp và khó khăn.
Các kì lân và đầu tư mạo hiểm
Bill Gurley, đối tác và chuyên gia đầu tư của Benchmark Capital đã viết trong một bài đăng trên blog, nói rằng “chưa từng có tiền lệ, 80 công ty tư nhân đã nhận tài trợ với mức định giá hơn 1 tỉ USD” và “các nhà đầu tư trong vòng gọi vốn giai đoạn cuối do lo sợ bỏ lỡ việc nắm giữ vị thế cổ đông trong các công ty có thể trở thành kì lân, đã từ bỏ việc phân tích rủi ro thông thường.”
Câu hỏi liệu kì lân của ngành công nghệ có tạo ra bong bóng dotcom mới hay không tiếp tục gây tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng sự gia tăng số lượng các công ty mới có giá trị trên 1 tỉ USD là một dấu hiệu rõ ràng về sự hỗn loạn trên thị trường.
Những người khác cho rằng số lượng lớn các công ty có định giá cao là sự phản ánh của một làn sóng năng suất công nghệ mới, tương tự như phát minh của báo in gần 600 năm trước.
Một số người thì cho rằng toàn cầu hóa và chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương kể từ cuộc Đại suy thoái đã tạo ra những làn sóng vốn lớn lao trên toàn cầu trong một cuộc săn lùng các công ty kì lân.
(Theo investopedia)
Nguồn tổng hợp
Leave a Reply