Chào bạn đọc. Hôm nay, tôi xin chia sẽ về các chủ đề ít người biết các kiến thức tài chính qua bài chia sẽ Nhà cung cấp dịch vụ (Service Provider) là gì? Đặc điểm và vai trò
Đa phần nguồn đều đc update thông tin từ các nguồn website đầu ngành khác nên chắc chắn có vài phần khó hiểu.
Mong mỗi cá nhân thông cảm, xin nhận góp ý and gạch đá bên dưới bình luận
Xin quý khách đọc bài viết này ở trong phòng kín để có hiệu quả nhất
Tránh xa toàn bộ các thiết bị gây xao nhoãng trong các công việc tập kết
Bookmark lại bài viết vì mình sẽ cập nhật thường xuyên
Nhà cung cấp dịch vụ (tiếng Anh: Service Provider) bao hàm tất cả các doanh nghiệp công nghệ thông tin cung cấp sản phẩm và giải pháp thông qua các dịch vụ theo yêu cầu, trả tiền cho mỗi lần sử dụng.
Hình minh họa. Nguồn: NewDayLive
Nhà cung cấp dịch vụ
Khái niệm
Nhà cung cấp dịch vụ trong tiếng Anh là service provider.
Nhà cung cấp dịch vụ là nhà cung cấp các giải pháp và/hoặc dịch vụ công nghệ thông tin cho người dùng cuối (có thể là cá nhân hoặc tổ chức). Thuật ngữ rộng này bao hàm tất cả các doanh nghiệp công nghệ thông tin cung cấp sản phẩm và giải pháp thông qua các dịch vụ theo yêu cầu, trả tiền cho mỗi lần sử dụng. (Theo Techopedia)
Đặc điểm của nhà cung cấp dịch vụ
Hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ có nhiều đặc điểm tương tự các nhà bán lẻ điện tử. Tuy nhiên, khác với hoạt động bán lẻ điện tử, nhà cung cấp dịch vụ không bán hàng hóa cụ thể mà chỉ cung cấp các dịch vụ trực tuyến cho khách hàng.
Doanh thu họ thu được có thể là các khoản phí mà khách hàng phải trả khi nhận được các dịch vụ cần thiết hoặc từ các nguồn khác như phí quảng cáo hay phí thu thập thông tin cá nhân phục vụ cho các chiến lược marketing trực tiếp…
Cơ sở mục tiêu giá trị của các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến đó là tính ích lợi, sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí thấp hơn so với các nhà cung cấp dịch vụ truyền thống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tác nhân chỉ yếu của các hoạt động mua bán trực tuyến trên internet chính là hiện tượng “đói thời gian”.
Những người đói thời gian là những người có khuynh hướng quá bận rộn với công việc, do đó không có thời gian mua sắm. Do sự gia tăng số lượng những người như vậy ngày càng nhiều nên chắc chắn cơ hội thị trường của các nhà cung cấp dịch vụ là không nhỏ.
Doanh thu của các nhà cung cấp dịch vụ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như thu phí đăng kí định kì (đối với các nhu cầu dịch vụ đều đặn), các khoản phí thanh toán ngay (đối với các dịch vụ đơn lẻ) hoặc thu tiền hoa hồng khi bán hay phân phối các sản phẩm hàng hóa. Giống như những nhà bán lẻ mua bns hàng hóa vì tiền, các nhà cung cấp dịch vụ mua bán tri thức, sự chuyên môn và nỗ lực vì mục đích doanh thu và lợi nhuận.
Liên hệ thực tiễn
Chúng ta đang sống trong một xã hội, một nền kinh tế dựa trên cơ sở dịch vụ, được tận mắt chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ phân phối trọn gói, của các dịch vụ thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông và nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí khác. Cùng với nó, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng lên báo hiệu một tương lai xán lạn, một cơ hội thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên, để có thể nắm bắt cơ hội lớn này đòi hỏi các công ty cung cấp dịch vụ của Việt Nam, đặc biệt là các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến:
Thứ nhất, cần tiến hành nhiều hoạt động quảng cáo, xúc tiến nhằm giảm bớt hay xua tan đi những lo ngại với các khách hàng Việt Nam đối với các dịch vụ trực tuyến, tạo dựng sự tin cậy, gần gũi với các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của công ty.
Thứ hai, cần có những biện pháp khuyến khích khách hàng tiếp cận và quyết định dùng thử các sản phẩm dịch vụ của công ty mình. Cơ hội thị trường dù rất lớn nhưng không phải mọi công ty đều có thể thành công trong lĩnh vực này.
(Theo Thương mại điện tử hiện đại, NXB Tài Chính)
Nguồn tổng hợp
Leave a Reply