Hi quý vị. , mình xin góp chút kinh nghiệm cá nhân về mẹo vặt, kinh nghiệm không thể thiếu khi tham gia thị trường tài chính qua bài viết Thể chế kinh tế (Economic Institutions) là gì? Nội dung
Phần nhiều nguồn đều được update ý tưởng từ các nguồn trang web đầu ngành khác nên sẽ có vài phần khó hiểu.
Mong mọi người thông cảm, xin nhận góp ý & gạch đá bên dưới phản hồi
Xin quý khách đọc bài viết này ở nơi không có tiếng ồn cá nhân để có hiệu quả cao nhất
Tránh xa toàn bộ những dòng thiết bị gây xao nhoãng trong các công việc đọc bài
Bookmark lại bài viết vì mình sẽ cập nhật liên tục
Thể chế kinh tế (tiếng Anh: Economic Institutions) là “luật chơi” chính thức và phi chính thức được đặt ra đối với các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Hình minh hoạ (Nguồn: thehimalayantimes)
Thể chế kinh tế
![]() Đáp ứng nhu cầu của độc giả về FOREX. Webtaichinh xin chia sẽ với các bạn lộ trình A-Z cho người mới khi tham gia vào thị trường này Danh sách bài viết nên đọc bao gồm: |
✅ 14 Sàn Forex Tốt Và Uy Tín Nhất Việt Nam, Thế Giới 2021 |
✅ 9 Kinh Nghiệm Đầu Tư Forex Từ Số 0 Giúp Nhiều Người Đổi Đời |
✅ Cách Tạo Lập Và Đăng Ký Tài Khoản Forex Chi Tiết Từ A-Z Cho Newbie |
✅ Tất Cả Mọi Thứ Về Trading Forex, Có Hợp Pháp, Có Nên Tìm Hiểu Hay Đầu Tư ? |
♻️ Ghi rõ nguồn Webtaichinh.vn trước khi share |
🛑 Lưu ý: TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM |
Khái niệm
Thể chế kinh tế trong tiếng Anh được gọi là Economic Institutions.
Thể chế kinh tế là “luật chơi” chính thức (Hiến pháp, các Bộ luật và Luật, các văn bản dưới Luật, các chính sách và cơ chế tổ chức thực thi các văn bản đó do Nhà nước hiện thời đặt ra) và phi chính thức (các qui tắc bất thành văn, qui phạm, những điều cấm kị mà các nhóm người trong xã hội tham gia hoạt động trong nền kinh tế tự nguyện tuân thủ) được đặt ra đối với các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Nội dung của thể chế kinh tế
Thể chế kinh tế là một khái niệm rộng, bao quát nhiều vấn đề phức tạp, có liên quan đến các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, truyền thống, quan hệ quốc tế,…
Vì vậy, nội dung của thể chế kinh tế gồm những vấn đề gì, là vấn đề không dễ thống nhất trong thực tiễn, bởi lẽ nó tùy thuộc vào vị trí, góc nhìn, nghiên cứu và xem xét của mỗi người. Chẳng hạn:
Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: thể chế kinh tế gồm ba thể chế cơ bản:
– Thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh;
– Thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường;
– Thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường.
Đinh Văn Ân và Lê Xuân Bá (năm 2006) cho rằng: thể chế kinh tế có 4 nội dung:
– Các bộ qui tắc tạo thành “luật chơi” kinh tế thị trường gồm khung pháp luật về kinh tế và các qui tắc chuẩn mực về kinh tế;
– Các chủ thể tham gia trò chơi” kinh tế thị trường (người chơi) gồm các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế; các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội;
– Các cơ chế thực thi thể chế kinh tế thị trường (cách chơi) gồm cơ chế cạnh tranh thị trường; cơ chế phân cấp quản lí kinh tế; cơ chế phối hợp, tham gia; cơ chế theo dõi và đánh giá;
– Thể chế kinh tế thị trường cơ bản (sân chơi) gồm thị trường hàng hóa; thị trường tài chính; thị trường khoa học và công nghệ và thị trường bất động sản.
(Tài liệu tham khảo: Một số vấn đề lí luận cơ bản về thể chế kinh tế, Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu Dân cử)
Nguồn tổng hợp