Trong giao dịch forex chắc hẳn bạn đã từng nghe tới nến Pin Bar 1 trong những công cụ vô cùng lợi hại giúp thu được lợi nhuận của nhiều trader hiện nay.
Vậy Pin Bar có thực sự lợi hại không? Cách đọc nến Pin Bar giúp cung cấp tin hiệu để bạn vào lệnh như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bằng bài viết dưới đây.
- Bạn nên lưu lại trang này lại (bấm Ctrl + D), vì mình sẽ cập nhật mới thường xuyên
- Hãy like và share để nhiều người cùng biết
- Và để lại bình luận bên dưới bài này, để mình kiểm tra & update mới cho nhé
Pin Bar là gì? Đặc điểm
Trong các mô hình nến Nhật, Pin bar có lẽ là cây nến dễ nhận biết nhất vì hình dáng đặc biệt của chúng với phần thân nhỏ cùng bóng nến dài.
Thậm chí, trong rất nhiều trường hợp phần thân nến sẽ bị co hẹp lại trở thành 1 đường chỉ đi kèm với bóng dài có thế hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới.
Bóng hay đuôi của thanh Pin bar cho thấy khu vực giá bị từ chối và di chuyển ngược hướng với phần đuôi của bóng nến. Bóng nến càng dài thì cây Pin Bar đó càng có giá trị.
Pin Bar là một dạng nến đảo chiều bao gồm 3 phần: Bóng nến (bấc, đuôi), thân nến và mũi nến
- Đuôi nến (hay còn gọi là bóng nến hoặc bấc nến) thường có độ dài bằng 2/3 tổng chiều dài Pin Bar
- Thân nến ngắn: Sau khi mở cửa, giá di chuyển về một hướng nhất định rồi cuối cùng sẽ đảo chiều theo hướng ngược lại và đóng cửa ở hướng ngược lại đó. Giá đóng cửa thường gần hoặc nằm ngay vị trí giá mở cửa.
- Đối diện với đuôi nến là mũi nến, có chiều dài ngắn hơn đuôi nến.
Có 2 dạng Pin Bar: Pin Bar đảo chiều tăng và Pin Bar đảo chiều giảm
- Pin Bar đảo chiều tăng: Đuôi nến quay xuống, cho thấy giá từ chối mức giá thấp, kết thúc ở mức giá cao hơn.
- Pin Bar đảo chiều giảm: Đuôi nến hướng lên, cho thấy giá từ chối mức giá cao, kết thúc ở mức giá thấp hơn.
Cách giao dịch với Pin Bar là gì?
Giao dịch với Pin Bar phù hợp với các chiến lược Scalping lướt sóng hơn việc giao dịch dài hạn. Thường có 3 cách vào lệnh: Vào lệnh theo giá thị trường, đặt lệnh Stop và đặt lệnh Limit
Vào lệnh theo giá thị trường
Khi giá đang trong một xu hướng mạnh, và xuất hiện một Pin Bar thì sau đó giá thường chuyển động rất nhanh ngay sau khi Pin Bar đóng cửa. Do đó, trader cần xác định được Pin Bar để vào lệnh ngay khi Pin Bar đóng cửa.
- Với Pin Bar tăng: Vào lệnh BUY ngay khi Pin Bar tăng đóng cửa
- Với Pin Bar giảm: Vào lệnh SELL ngay khi Pin Bar giảm đóng cửa
Vào lệnh Order Stop
Với lệnh Order Stop, nghĩa là bạn đặt một lệnh chờ vào lệnh ở một mức giá cao hơn hoặc thấp hơn mức giá hiện tại.
- Với Pin Bar tăng: Đặt lệnh chờ Buy Stop tại vị trí cao hơn mũi Pin Bar tăng 1 pip.
- Với Pin Bar giảm: Đặt lệnh chờ Sell Stop tại vị trí thấp hơn mũi Pin Bar giảm 1 pip.
Vào lệnh Order Limit
Lệnh Order Limit phải được đặt tại vị trí cao hơn giá hiện tại để Sell và thấp hơn giá hiện tại để Buy. Các trader cho rằng, ngay sau Pin Bar giá thường quay lại khoảng giữa Pin Bar rồi mới tiếp tục đi theo hướng của nó, vì vậy các trader sẽ đặt một lệnh chờ Limit tại vị trí 50% Pin Bar.
- Với Pin Bar tăng: Đặt lệnh Buy Litmit ở vị trí giữa đuôi Pin Bar
- Với Pin Bar giảm: Đặt lệnh Sell Litmit ở vị trí giữa đuôi Pin Bar
Với cách sử dụng lệnh chờ Buy Limit hoặc Sell Limit này, trader sẽ tận dụng được một khoảng lợi nhuận lớn hơn 2 cách vào lệnh phía trên. Tuy nhiên, nếu giá không đi theo hướng mong muốn thì sẽ khiến ta bị lỗ đậm hơn, vì vậy, hãy nhớ đặt chặn lỗ ở ngay đỉnh hoặc đáy của Pin Bar để hạn chế rủi ro.
Chiến lược giao dịch với Pin Bar theo các mức kháng cự hoặc hỗ trợ
Chiến lược giao dịch tín hiệu Pin Bar với các mức kháng cự và hỗ trợ có thể đánh giá là một trong những chiến lược giao dịch forex hiệu quả nhất.
Pin Bar thường hình thành tại các mức điều chỉnh hoặc trong một xu hướng như các tín hiệu tiếp tục. Khi kết hợp với mức hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh, Pin Bar có thể là một trong những tín hiệu giao dịch chính xác nhất.
Nhìn vào biểu đồ phía dưới chúng ta có thể thấy trong biểu đồ ngày của EURUSD, 2 Pin Bar liên tiếp kiểm tra mực hỗ trợ và kháng cự trước đó, và sau đó giá tiếp tục đi xuống.
Pin Bar xuất hiện trong mọi điều kiện thị trường (tăng, giảm, giao động qua lại…). Các trader có thể tìm một chiến lược giao dịch có lợi nhuận cao xung quanh các Pin Bar, đặc biệt khi kết hợp với các tín hiệu/chỉ báo khác.
Pin bar xuất hiện trong Fibonacci thoái lui ở các mức 31.8%, 50%, 61.8%
Pin Bar xuất hiện trong nhiều điều kiện khác nhau của thị trường từ xu hướng tăng, xu hướng giảm và trong 1 range-bound ( di chuyển lên xuống trong 1 khoảng giới hạn nhất định). Các thanh pin đảo chiều nằm tại các khu vực hợp lưu (sư giao thoa của nhiều dấu hiệu cùng 1 lúc) có thể giúp tạo ra lợi nhuận dài hạn trong thị trường ngoại hối.
Càng nhiều hợp lưu được thêm vào tại khu vực có nến pin bar sẽ càng khiến trở nên chính xác hơn.
Chúng ta nhìn biểu đồ hàng ngày của GBP / USD khi Pin bar được hình thành ở mức hỗ trợ / kháng cự trước đó với xu hướng tăng, kết hợp nằm ngay tại Fibonacci mở rộng mức 50%.
1 cây Pin Bar vừa nằm tại khu vực hỗ trợ vừa nằm tại Fibonacci 50%. Quá đẹp để vào lệnh Buy!
Nhìn biểu đồ hàng ngày của EUR / JPY bên dưới bạn sẽ thấy hai cây Pin bar được tạo thành rất đẹp tại vùng hỗ trợ trong vùng range-bound (giá di chuyển lên xuống trong 1 khoảng giới hạn nhất định) đã giúp nhiều nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận, nếu chịu khó quan sát.
Pin Bar trong mẫu hình chữ V
Thông thường, với những thay đổi theo hướng dài hạn sẽ tạo ra các nến Pin Bar lớn. Như biểu đồ GBP / JPY hàng ngày dưới đây đã chứng minh cho điều đó:
1 mẫu Pin Bar đẹp được hình thành có thể giúp các nhà giao dịch xác định được xu hướng dài hạn. Và khi sự thay đổi xu hướng sẽ diễn ra nhanh chóng rất dễ tạo nên cái được gọi là đáy chữ V cùng 1 cây Pin Bar nằm ngay dưới đáy.
Pin Bar dùng để thiết lập 1 xu hướng tiếp diễn
Khi các thanh pin hình thành ở trên cùng hoặc dưới cùng của một giai đoạn thị trường tích lũy sau một những biến động giá lớn. Lúc này các cây pin bar có thể báo hiệu sự tiếp diễn lại xu hướng trước đó.
Trong biểu đồ hàng ngày của USD / CAD bên dưới, chúng ta có thể thấy nhiều thanh pin được hình thành trong một xu hướng giảm lớn.
Những cây Pin Bar cuối cùng ở phía bên phải của biểu đồ tạo ra một động thái rất mạnh mẽ dẫn đến sự phá vỡ phạm vi giá và tiếp tục xu hướng giảm từ trước đó.
Một vài ví dụ về Pin Bar
Dưới đây là biểu đồ hàng ngày về CAD / JPY, chúng ta có thể thấy rất nhiều cây pin được hình thành 1 cách rõ ràng.
Lưu ý cách tất cả các đuôi của những nến Pin Bar này đều nhô ra rõ ràng so với những cây nến xung quanh, cho thấy một sự từ chối rất dứt khoát, không muốn giá thấp hơn nữa.
Tất cả các thanh pin dưới đây đều có điểm chung mà chúng ta vừa thảo luận, bạn có thể đoán nó là gì không?
Nếu bạn nói rằng tất cả các thanh pin trong biểu đồ trên báo hiệu giá sẽ tăng mạnh, thì bạn đã trả lời đúng câu hỏi. Làm tốt lắm!
Bạn đã nhìn thấy cây Pin Bar này đã tạo ra 1 chữ V rồi chứ?
Dưới đây là một ví dụ về một thị trường có xu hướng với nhiều thành pin bar được hình thành. Hãy để ý hai thanh pin ở phía bên trái của biểu đồ đánh dấu sự bắt đầu của xu hướng tăng và sau đó khi xu hướng tiếp tục, chúng ta có nhiều cơ hội để mua vào từ những cây pin tăng được hiển thị bên dưới như là sự xác nhận cho xu hướng tăng tiếp tục tiếp diễn.
Kết luận
Ở bài viết này, bạn đã được tìm hiểu Pin Bar là gì và có thể thấy đây một công cụ rất giá trị trong các chiến lược giao dịch forex.
Nó hoạt động tốt nhất khi kết hợp với các tín hiệu về mức hỗ trợ, kháng cự hoặc các chỉ báo xác nhận xu hướng…
Pin Bar hoạt động trên mọi khung thời gian nhưng đặc biệt hiệu quả trên biểu đồ 1H, 4H và 1D. Trên đây là một số kiến thức về Pin Bar, hi vọng với bài viết này, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm khi giao dịch
Leave a Reply