Trailing Stop là một công cụ hiệu quả trong MetaTrader 4 – MT4 giúp trader tối đa hoá lợi nhuận và hạn chế tối đa rủi ro. Công cụ này cực kì hữu ích khi nó tự động di chuyển mức stop loss cùng chiều với xu hướng giá mà trader kì vọng.
Sử dụng Trailing Stop mang lại rất nhiều lợi ích với các Trader. Tuy nhiên, nếu không biết các áp dụng thì sẽ rất nguy hiểm và đôi khi mang lại những lệnh không như kỳ vọng, mong muốn.
Trong bài viết này, Tô sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về Lệnh Trailing Stop là gì? Khi nào thì áp dụng Trailing Stop và cách để duy trì Trailing Stop hiệu quả nhất giúp bạn gồng lời mệt mỏi luôn.
- Bạn nên lưu lại trang này lại (bấm Ctrl + D), vì mình sẽ cập nhật mới thường xuyên
- Hãy tranh thủ đăng ký sớm, vì một ngày đẹp trời nào đó, tác giả sẽ thu phí khóa học.
- Và để lại bình luận bên dưới bài này, nếu có link khóa học/tài liệu nào không còn hiệu lực, để mình kiểm tra & update mới cho nhé
Trailing Stop là gì
Lệnh Stop Loss dùng để cắt lỗ lệnh đang chạy của các bạn.
Lệnh Trailing Stop cũng dùng để cắt lỗ lệnh đang chạy của các bạn luôn.
Nhưng khác ở chỗ Stop Loss là cắt lỗ tại một mức giá cố định, trong khi lệnh Trailing Stop được dùng để cắt lỗ di động với một khoảng cách được cài đặt sẵn với giá hiện tại.
Ví dụ như bạn vào một lệnh BUY/LONG sản phẩm là USD/JPY với Stop Loss có thể chịu là -40 pips, sau một thời gian thấy giá đi lên theo hướng có lợi cho bạn và đã đi lên 40 pips, tức bạn đang lời +40 pips, và khoảng cách đó tới Stop Loss cũ của bạn là 80 pips.
Lúc này bạn không muốn cắt lệnh, tức đang có nhu cầu gồng lời cho lệnh này, kỳ vọng giá tiếp tục lên tiếp để lời nhiều hơn, nhưng lại không muốn rủi ro như cũ, tức không muốn Stop Loss ở mức -40 pips như cũ nữa.
Trong trường hợp trên bạn quyết định Move Stop Loss lần 1 lên gần bằng với giá bạn BUY, tức rủi ro 40 pips và nếu có bị cắt lệnh tại lúc này bạn vẫn không bị thua lỗ.
Sau đó các bạn thấy được giá tiếp tục tăng, và bạn cứ dời Stop Loss lần 2, lần 3, đến khi nào giá đảo chiều và chạm Stop Loss mới đó của bạn thì thôi.
Bằng cách này các bạn có thể gia tăng tối đa lợi nhuận và giảm thiểu tối đa rủi ro.
Minh họa phía trên là thiết lập Trailing Stop cho lệnh giao dịch trên cặp CHF/JPY tại Broker XM. Với cặp tiền tệ này, XM yêu cầu mức Trailing Stop tối thiểu là 120points = 12pips (10points = 1pip).
Khi thiết lập Trailing Stop với XAU/USD, XM sẽ yêu cầu mức Trailing Stop tối thiểu chỉ 100points = 10pips.
Nguyên lý hoạt động
Đây là ví dụ về việc Take Profit thông thường. Khi bạn dự đoán giá chạy được 40 pip, bạn đặt điểm chốt lời ở đó, khi giá chạy tới đó thì lệnh sẽ tự đóng. Tuy nhiên, giá vẫn có thể tiếp tục tăng mạnh, như vậy nếu chỉ chốt lời tại điểm 40 pip thì bạn sẽ bỏ mất 1 khoảng lợi nhuận khá lớn. Trong trường hợp này ta cần sử dụng Trailing Stop như sau:
Đầu tiên bạn vào 1 lệnh Buy, sau khi có lãi bạn bắt đầu cài đặt thông số cho công cụ Trailing Stop là 20 pip, sau khi giá tăng ở (b) thì đường Trailing stop sẽ di chuyển theo xu hướng tăng và giữ khoảng cách 20 pip (b). Sau đó giái tiếp tục chạy thêm được 20 pip nữa tới đoạn C, trailing stop cũng tiếp tục di chuyển tới điểm (c) và giữ tại khoảng cách 20 pip, cứ như thế cho tới khi giá có xu hướng quay ngược lại thì đường Trailing stop sẽ đứng yên và giữ vai trò như một đường Stop Loss, nếu giá có một đoạn hồi giá 20 pip hoặc lớn hơn thì đồng nghĩa sẽ chạm vào đường Trailing stop (f), lúc này lệnh sẽ được đóng và chốt lời.
Ví dụ cụ thể về cách hoạt động của Trailing stop
Hình ảnh trên là ví dụ cụ thể về việc take profit thông thường. Bạn dự đoán giá chạy được 40 pip, đặt điểm chốt lời ở đó, khi giá chạy tới sẽ tự động đóng lệnh.
Như bạn nhìn thấy, giá vẫn có xu hướng tăng mạnh, như vậy nếu chỉ chốt lời tại điểm 40 pip trên, bạn sẽ bỏ mất 1 khoảng lời lớn ở phía sau. Hãy quan sát hình ảnh tiếp theo về cách sử dụng trailing bạn sẽ thấy chúng “vi diệu” như thế nào:
Ở hình ảnh ví dụ 2, bạn vào 1 lệnh Buy, sau khi có lãi bạn bắt đầu cài đặt thông số cho công cụ Trailing stop là 20pip, sau khi giá tăng (b) thì đường Trailing stop sẽ di chuyển theo xu hướng tăng và giữ khoảng cách 20 pip (b).
Sau đó giái tiếp tục chạy thêm được 20 pip nữa tới đoạn C, trailing stop cũng tiếp tục di chuyển tới điểm (c) và giữ tại khoảng cách 20 pip, cứ như thế cho tới khi giá có xu hướng quay quay ngược lại thì đường Trailing stop sẽ đứng yên giữ vai trò là một đường stop loss, nếu giá có một đoạn hồi giá 20 pip hoặc lớn hơn thì đồng nghĩa sẽ chạm vào đường Trailing stop (F), lúc này lệnh sẽ được đóng và chốt lời.
Như vậy nếu bạn sử dụng cách đặt trailing stop thì bạn sẽ chốt được lời cao hơn rất nhiều so với hình ảnh ví dụ 1.
Tại sao lại sinh ra trailing stop?
Dù bạn có là nhà đầu tư dài hạn hay ngắn hạn thì việc xác định thời điểm thoát lệnh là một trong những mấu chốt quan trọng tạo nên thành công cho mỗi giao dịch.
Con người thường dễ quyết định vào lệnh hơn thoát lệnh, ví dụ bạn đang có 1 lệnh lời chẳng hạn, sẽ rất khó lòng đóng lệnh đó lại, bởi bạn luôn hy vọng bạn kiếm được nhiều hơn, nên luôn muốn nới take profit ra thêm chút.
Hoặc khi lệnh đang bị lỗ thì quyết định cắt lệnh còn khó hơn gồng lời rất nhiều. Vì sự tham lam, nỗi sợ hãi cùng sự hy vọng từ sâu trong con người nối lên khiến họ muốn cố giữ lệnh và kỳ vọng giá sẽ đảo chiều vào một lúc nào đó.
Những thứ cảm xúc như thế này không phải là cách tốt để thực hiện các quyết định mua/ bán trên thị trường. Và để tránh cảm xúc làm phá hủy mọi giao dịch trader, nên trailing stop đã được ra đời, luôn được dịch chuyển theo số lời bạn có, cho đế khi nào giá chạy ngược lại thì chúng mới trở thành một stop loss tĩnh.
Nhờ vậy, bạn luôn xác định thời điểm thoát lệnh tối ưu, điều này vừa đảm bảo lợi nhuận đáng kể, đồng thời giúp bạn tránh được những khoản thua lỗ không mong muốn.
TÁC DỤNG CỦA TRAILING STOP (KÈM TÁC HẠI)
Tác dụng của Trailing Stop đó là khi thiết lập Trailing Stop, Khi tỷ giá biến động cùng chiều với kỳ vọng thì các mức Stop Loss sẽ tự động dịch chuyển theo với một nguyên tắc nhất định.
- Stop Loss sẽ tự động chạy theo sau tỷ giá thị trường
- Nếu tỷ giá quay ngược lại, Stop Loss sẽ đứng yên mà không Lùi bước về sau để Trader thấy đau.
Để hiểu rõ nguyên lý hoạt động của Trailing Stop Tô sẽ lấy ví dụ cụ thể với thông số khớp lệnh trên cặp CHF/JPY như sau:
Mức quyết định đặt Trailing Stop của Tô là 75pips = 750points
Thông số lệnh giao dịch dài hạn với lệnh Sell:
- Entry: 110.30
- Stop Loss: 112.20
- Take Profit: 108.38, 107.51, 106.47
TRAILING STOP CÓ HOẠT ĐỘNG KHÔNG NẾU MT4 HOẶC MT5 KHÔNG CHẠY?
Câu trả lời là không nhé các tình yêu!
Bản chất Trailing Stop không phải là một lệnh thuộc về Servers và Servers không xử lý lệnh này.
Chúng ta phải hiểu rõ các khái niệm về các loại lệnh trong Forex. Cũng như hiểu rằng khi bạn Khớp lệnh (Entry) là bạn đang Buy một Contract (Mua hợp đồng) và Khi bạn Take Profit hoặc Stop Loss là bạn đang Sell Contract (Bán hợp đồng đã mua trước đó)
Chính vì vậy nên Take Profit và Stop Loss là lệnh thuộc Servers và Servers sẽ tự động xử lý. Còn Trailing Stop là một loại lệnh thuộc về phía Clients thực hiện nằm trong core của MT4 hoặc MT5 trên máy khách.
Nghĩa là nếu bạn đóng MT4 hoặc MT5 thì trailing stop sẽ không hoạt động. Nhưng tỷ giá Stop Loss sẽ được ghi nhận ở thời điểm bạn đóng MT4, MT5. Tới khi bạn chạy hai phần mềm này thì Trailing Stop sẽ được hoạt động.
Như vậy, giải pháp của bạn là phải có VPS chạy độc lập để duy trì Trailing Stop.
Lợi ích của việc sử dụng Trailing Stop là gì?
Có bạn nói với tôi rằng: “Để có một giao dịch thành công, thì phải có một điểm vào đẹp”.
Tôi không phản đối ý kiến này, tuy nhiên theo tôi nó vẫn chưa là đủ.
Điểm vào (Entry) có thể rất quan trọng, nhưng bạn đang quên rằng điểm ra (Exit) mới là điểm quyết định thành bại của một lượt trade.
Sẽ thật là điên rồ nếu các bạn giao dịch mà chỉ chăm chăm tìm điểm vào lệnh, giữ lệnh mà không biết khi nào mình sẽ thoát lệnh.
Do đó, việc cài đặt SL và TP ít nhiều cũng sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề thoát lệnh này.
Nhưng nếu một lượt trade mà bạn set-up chỉ hit TP hoặc SL không thì đơn giản quá, đời trading đâu chỉ đơn giản thế, sẽ có những trường hợp nó cứ lượn lờ, tăng lên rồi giảm xuống giữa 2 mức SL và TP của bạn, chính lúc đó bạn sẽ cần Trailing Stop.
Nó giúp bạn cứ bám theo giá đang chạy với một mức Stop Loss cố định có sẵn.
Và việc di dời Stop Loss sẽ giúp bạn rất nhiều điểm, có thể kể ra như:
- Bảo toàn lệnh đang lời, hạn chế hoặc triệt tiêu luôn phần sẽ bị thua lỗ.
- Có cơ hội để gia tăng thêm lợi nhuận bằng cách gồng lời.
- Không cần phải dời Stop Loss bằng tay một cách quá thủ công.
Hướng dẫn sử dụng, cài đặt Trailing Stop trong MT4
Để cài đặt lệnh Trailing Stop tự động trong MT4 vô cùng đơn giản.
Bước đầu tiên các bạn phải có lệnh đang giao dịch, như ví dụ đang Buy USD/CHF.
Khi có lời các bạn muốn Move Stop Loss thì chỉ cần click chuột phải vào lệnh -> Trailing Stop.
Dấu tick “None” báo hiệu lệnh này chưa có cài Trailing Stop.
Các bạn chỉ việc chọn số points có sẵn mà các bạn muốn lệnh Stop Loss đó di chuyển là được, các bạn có thể vào “Custom…” để tùy chỉnh số points của Stop Loss tùy ý của mình.
Note: Lưu ý 10 points = 1 pip, nếu không để ý bạn có thể cài Stop Loss rất gần với giá đang chạy, và dễ hit SL.
Các bước cài đặt lệnh Trailing Stop tự động trên MT4.
Như ví dụ ở đây tôi sẽ cài với mức dừng lỗ tự động là 30 pips = 300 points.
Sau khi cài xong các bạn sẽ thấy đường nét đứt màu đỏ, đây chính là Stop Loss sẽ di động.
Mức di động của Stop Loss này sẽ là 30 pips, nếu tỷ giá tiếp tục lên thì Stop Loss sẽ được dời lên theo miễn đủ 30 pips, đến khi nào tỷ giá quay đầu giảm và hit mức Stop Loss này thì lệnh sẽ đóng.
3 chiến thuật giao dịch hiệu quả khi sử dụng Trailing Stop
Trailing Stop ở mức chịu được rủi ro
Một chiến thuật đơn giản để thiết lập được mức trailing là xác định được mức độ thất bại có thể chịu đựng được (R) và thiết lập được mức trailing ở 1R và 2R… nR.
Tùy vào những mức biến động của thị trường. Khi mà thị trường có sự biến động mạnh thì bạn cũng có thể thiết lập được trailing ở mức 2R trở lên thì sẽ tránh được tình trạng bị chốt lời quá sớm. Còn đối với biến động thấp thì bạn cũng có thể thiết lập được mức hòa vốn 1R để nhằm đảm bảo được mức lợi nhuận tối đa trước khi mà thị trường đ vào xu hướng giảm mạnh.
Trailing ở ngưỡng hỗ trợ – kháng cự
Đây là một chiến thuật đơn giản mà vẫn hiệu quả là thiết lập được Trailing Stop ở mức hỗ trợ -kháng cự. Đường hỗ trợ và kháng cự là một công cụ cơ bản để xác định được đỉnh và đáy trong cùng một xu hướng. Nếu như bạn không chắc được đâu là đỉnh và đáy ở trong giao dịch của mình thì hãy cứ lập lệnh Trailing Stop theo mức giá ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.
Trailing ở ngưỡng mức trung bình vượt
Tức là giá của lệnh trailing sẽ trượt cùng với đường moving average. Đường trung bình động phổ biến nhất là SMA20 hoặc EMA 20. Tuy nhiên cũng dựa vào nhu cầu đầu tư dài hạn hay ngắn hạn mà những nhà giao dịch cũng có thể tăng hay giảm khoảng thời gian của đường trung bình trượt lại.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng Trailing Stop On MT4
Nếu bạn cài Stop Loss tĩnh thì việc lên xuống của thị trường chạm Stop Loss là lệnh tự thoát.
Còn với Trailing Stop các bạn cần lưu ý, vì nó là Stop Loss di động và được cài trên MT4, nên việc các bạn cài đặt nó thì các bạn cần lưu ý phải luôn mở phần mềm MT4 của mình lên, vì nếu các bạn tắt đi thì Trailing Stop sẽ không hoạt động nữa.
Nhưng lỡ vô tình các bạn đã cài Trailing Stop và tắt MT4 đi thì sao?
Thì nó sẽ hiểu là lấy Stop Loss tại thời điểm cuối cùng bạn tắt MT4 đi, đến khi bạn mở MT4 lên lại thì Trailing Stop sẽ hoạt động lại bình thường.
Một số bạn có thể sử dụng Trailing Stop nhưng muốn tắt máy thì buộc phải có VPS chạy riêng.
Hy vọng qua bài viết này các bạn hiểu được Trailing Stop là gì.
Các bạn nghĩ gì về Trailing Stop, có nên dùng hay không thì hãy comment ở bên dưới nhé.
Chúc các bạn giao dịch tốt!
/
5
(
3
bình chọn
)
Leave a Reply