Khi bạn đã là trader thì điều bạn sợ nhất có lẽ rất nhiều thứ, trong đó có slippage, hiện tượng slippage , tức trượt giá khi đặt lệnh là 1 vấn đề nhức nhối mà các nhà đầu tư hay các nhà giao dịch trên thị trường forex phải đối mặt mỗi ngày mỗi giờ.
Đây còn được gọi là hiện tượng mà ở đó có sự khác biệt giữa giá dự kiến và giá thực trả thực tế, chênh lệch giá của thị trường hiện tại và giá khớp lệnh.
- Bạn nên lưu lại trang này lại (bấm Ctrl + D), vì mình sẽ cập nhật mới thường xuyên
- Hãy tranh thủ đăng ký sớm, vì một ngày đẹp trời nào đó, tác giả sẽ thu phí khóa học.
- Và để lại bình luận bên dưới bài này, nếu có link khóa học/tài liệu nào không còn hiệu lực, để mình kiểm tra & update mới cho nhé
Slippage (trượt giá) là gì?
Trượt giá (Slippage) là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa mức giá stop loss hoặc take profit dự kiến của một lệnh và mức giá mà tại đó lệnh được thực hiện.
Sự trượt giá thường xảy ra trong giai đoạn thị trường biến động rất mạnh hoặc khi thanh khoản thấp và sự chênh lệch lớn về khối lượng giữa bên mua và bên bán.
Bạn sẽ thấy rõ vấn đề hơn qua thông qua ví dụ sau:
Ví dụ: Trường hợp khớp lệnh chờ Buy/Sell stop cụ thể của ngày 01/02/2019 thời điểm 20h30 giờ Việt Nam (GMT+7), thời điểm này công bố hai thông tin rất quan trọng là “Lượng chuyển đổi lao động phi Nông nghiệp và Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ”.
Tin này ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng khiến giá vàng nhảy vọt từ mức 1662 lên 1671 USD/ounce.
Trong trường hợp này nếu tại trước thời điểm giá tăng vọt bạn đặt lệnh Buy Stop (Sell Stop) tại một mức giá biến động trong khoảng 1662$-1671$, ở đây ta lấy ví dụ là Buy Stop tại 1665$ thì khi giá vàng vọt mạnh từ mức 1662$ lên 1671$ lệnh của bạn sẽ được khớp vào thị trường tại mức 1671$ chứ không phải mức 1665$ mà bạn kì vọng.
Chính vì điều này mà các trader kinh nghiệm và bản lĩnh khi giao dịch lướt sóng đều hạn chế giao dịch thời điểm công bố các tin tức quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến giá.
Ví dụ: Trường hợp khách hàng Take profit cụ thể của ngày 05/04/2019 thời điểm lúc 20g55’ giờ Việt Nam (GMT+7), thời điểm này thị trường biến động mạnh sau khi công bố tin quan trọng là “Lượng chuyển đổi lao động phi Nông nghiệp và Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ”.
Trong trường hợp khách hàng vô lệnh Buy và đặt Take profit 1563USD/ounce giá nhảy vọt lên 1567.71USD/ounce và chốt lời lệnh khách hàng ở mức giá 1567,71USD/ounce chứ không phải chốt lời ở giá khách hàng đặt 1563USD/ounce. Như vậy lệnh khách hàng lời hơn mức kỳ vọng.
Ví dụ: Trường hợp khách hàng Stop loss cụ thể của ngày 01/05/2019 thời điểm lúc 20g55’ giờ Việt Nam (GMT+7), thời điểm này thị trường biến động mạnh.
Trong trường hợp khách hàng vô lệnh Buy và đặt Stop loss 1463USD/ounce giá nhảy vọt lên 1459.81USD/ounce và cắt lỗ lệnh khách hàng ở mức giá 1459.81USD/ounce chứ không phải cắt lỗ ở giá khách hàng đặt 1463USD/ounce. Như vậy lệnh khách hàng bị cắt lỗ không đúng giá kỳ vọng.
Trượt giá có lợi
Chẳng hạn khi bạn muốn mua cặp tỉ giá GBP/USD ở 1.3210 nhưng lại bị trượt xuống kích hoạt lệnh mua ở 1.3205 thấp hơn 5 Pip so với dự định mua của bạn), đó gọi là trượt giá có lợi.
Trượt giá bất lợi
Là khi bạn muốn mua cặp tỉ giá GBP/USD ở 1.3210 nhưng lại bị trượt lên kích hoạt lệnh mua ở 1.3225 (thấp hơn 15 Pip so với dự định mua của bạn), đó gọi là trượt giá bất lợi.
Xét cho cùng khi lệnh giao dịch của bạn được đưa ra ở một mức giá định trước nhưng lại khớp ở mức khác thì gọi là trượt giá.
Trượt giá là một phần không thể thiếu của trading.
Việc trượt giá này có thể có lợi cũng có hại, nếu trượt giá theo hướng có lợi cho lệnh của trader thì nó sẽ lời rất lớn, ngược lại có thể bị cháy tài khoản.
Có hàng ngàn trader trên thế giới gặp phải những trường hợp như trên. Và chắc chắn nó sẽ diễn ra thường xuyên hơn nữa khi các bất ổn chính trị đang gia tăng ngày một nhiều trong những năm trở lại đây.
Sự ảnh hưởng của trượt giá không loại trừ một ai, không chỉ ảnh hưởng đến trader, các broker cũng chịu thiệt hại nặng nề.
Thông thường, slippage thường xảy ra trên thị trường chứng khoán, rất hiếm khi xảy ra trên thị trường ngoại hối. Do đó có rất nhiều nhà điều hành thị trường áp dụng chính sách không có trượt giá dành cho thị trường ngoại hối, điều này dẫn đến cho các nhà kinh doanh ngoại hối độ an toàn cao hơn trong quá trình giao dịch.
Trượt giá có lợi
Chẳng hạn khi bạn muốn mua cặp tỉ giá GBP/USD ở 1.3210 nhưng lại bị trượt xuống kích hoạt lệnh mua ở 1.3205 thấp hơn 5 Pip so với dự định mua của bạn), đó gọi là trượt giá có lợi.
Trượt giá bất lợi
Là khi bạn muốn mua cặp tỉ giá GBP/USD ở 1.3210 nhưng lại bị trượt lên kích hoạt lệnh mua ở 1.3225 (thấp hơn 15 Pip so với dự định mua của bạn), đó gọi là trượt giá bất lợi.
Xét cho cùng khi lệnh giao dịch của bạn được đưa ra ở một mức giá định trước nhưng lại khớp ở mức khác thì gọi là trượt giá.
Cặp tiền nào ít trượt giá nhất?
Trong điều kiện thị trường bình thường, các cặp tiền tiện có tính thanh khoản cao hơn sẽ ít bị trượt giá như EUR/USD và USD/JPY.
Mặc dù, khi thị trường biến động, như trường hợp trước và sau khi có tin tức quan trọng được công bố, thì những cặp tiền thanh khoản tốt vẫn dễ bị trượt giá. Các sự kiện tin tức kinh tế có thể làm tăng biến động trên thị trường, hãy chuẩn bị tinh thần và phương án quản lý rủi ro trước các biến động này.
Khi nào thì cần đề phòng trượt giá?
Tôi đã đề cập đến điều này ở trên.
Trượt giá có xu hướng diễn ra trước và sau khi các sự kiện hoặc tin tức quan trọng được công bố. Thông báo từ các ngân hàng về chính sách tiền tệ và lãi suất, những điều này có thể gây ra biến động và khiến bạn bị trượt giá.
Một số sự kiện khác, chẳng hạn như các cuộc họp ớn của Cục dữ trữ Liên bang (FED) hoặc Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) mặc dù được lên lịch, nhưng không phải lúc được rõ ràng những gì sẽ công bố.
Trượt giá xảy ra khi nào và cách khắc phục?
Trượt giá xảy ra khi có một dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố, một sự kiện lớn diễn ra, hoặc một tin tức bất ngờ nào đó vừa được công bố và giá đi rất mạnh làm các lệnh đặt sẵn cũng như vào lệnh lúc đó sẽ có khả năng cao sẽ bị khớp giá khác dự định.
Hoặc đó có thể là lúc thị trường đang bị thiếu thanh khoản, khi bạn muốn mua GBP/USD với mức giá 1.3210 nhưng lại không có đủ lệnh bán ra của cặp tỉ giá này nên tất nhiên lệnh mua của bạn sẽ được đưa lên mức giá khác (ví dụ: 1.3214).
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến trượt giá:
- Khi thị trường biến động mạnh: Khi đó rất nhiều nhà đầu tư thi nhau đua lệnh. Ví dụ anh em định bán ETH giá $2,000, nhưng vì chỉnh phí gas thấp, một người nào đó đã bán trước anh em, khiến giá ETH giảm, vậy nên khi đến lượt lệnh anh em được thực hiện, giá có thể sẽ chỉ còn $1,950 hay $1,900.
- Thị trường không đủ thanh khoản: Điều này cũng giống như khi anh em giao dịch trên các CEX, tường Buy và tường Sell chỉ có vài ETH, mà anh em muốn bán 1 lần nhanh gọn cả 1,000 ETH, thì giá sẽ giảm rất mạnh. Tương tự, thanh khoản trên AMM dựa vào các Pool, nếu thanh khoản ở các Pool đó quá ít mà anh em muốn giao dịch nhiều, thanh khoản chắc chắn sẽ giảm rất mạnh.
Ví dụ, dưới đây là hình ảnh mình giao dịch cặp BUSD – ONT, mình muốn đổi 2,000 BNB lấy ONT. Khi anh em giao dịch trên CEX thông thường, $2,000 không phải một con số lớn.
Tuy nhiên ở PancakeSwap, Pool chưa ONT hầu như không có thanh khoản, dẫn đến giao dịch của mình bị trượt giá tới 64%, chỉ cần bấm mua 1 phát là chia 4 tài khoản. Vậy nên điều này hoàn toàn không có lợi cho anh em khi mua ONT trên PancakeSwap.
Có nên giao dịch với sàn trượt giá hay không?
Bạn không thể phòng tránh được slippage cũng như bạn không thể biết chắc những sự kiện chính trị trên thế giới xảy ra như thến nào, ví dụ như Trump sẽ phát biểu ra sao, chỉ trích hay ủng hộ ai.
Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu rủi ro thấp nhất có thể và đó cũng là cách duy nhất để bảo vệ bạn khi giao dịch trong thời gian giá thị trường chuyển động khi có tin tức hoặc biến động mạnh, nguy cơ trượt giá cao hơn so với điều kiện bình thường, bằng cách là hạn chế giao dịch qua tuần và thường xuyên theo dõi lịch kinh tế.
Như đã nói, bạn có thể sẽ gặp trường hợp trượt giá tích cực lẫn tiêu cực. Việc trượt giá này có thể có lợi cũng có hại, nếu trượt giá theo hướng có lợi cho lệnh của trader thì nó sẽ lời rất lớn, ngược lại có thể bị thua lỗ rất lớn.
Ví dụ, giả sử bạn đang có lệnh bán 10 lot vàng ở mức giá 1290$. Để bảo vệ tài khoản của mình, bạn dự kiến sẽ cài một lệnh stop loss tại 1300$ để dừng lỗ. Tuy nhiên giả sử lúc đó có biến động rất mạnh, giá trị của vàng đã đi lên, và lên rất mạnh trong khoảng thời gian rất ngắn.
Và thay vì lệnh vàng của bạn bị hit stop loss tại 1300$ thì do trượt giá, giá trị bạn bị cắt lệnh sẽ có thể lên đến cao hơn 1330$ rất nhiều, chẳng hạn như 1310$, 1320$ hay thậm chí còn hơn thế nữa, đó chính là sự trượt giá có hại.
Làm sao để tránh bị trượt giá?
1. Giao dịch với thị trường có động biến động thấp và tính thanh khoản cao.
Giao dịch trên các thị trường có độ biến động thấp và thanh khoản cao có thể hạn chế khả năng trượt giá của bạn. Điều này là do độ biến động thấp nên xu hướng giá ít có thể thay đổi thanh chóng, và tính thanh khoản cao nên có nhiều người tham gia vào thị trường – khả năng cao hơn cho việc đáp ứng được mức giá yêu cầu của bạn.
Tương tự, bạn cũng có thể giảm thiểu khả năng bị trượt giá bằng cách chỉ giao dịch vào những khung giờ thị trường sôi động, có nhiều thanh khoản nhất. Ở những thời điểm này, có nhiều khả năng giao dịch của bạn sẽ được thực hiện nhanh chóng và ở đúng mức giá bạn yêu cầu.
Ngược lại, trượt giá xảy ra nhiều hơn nếu bạn giao dịch ở các thời điểm ví dụ như khi thị trường đóng cửa. Điều này là do khi thị trường mở cửa trở lại, giá có thể nhanh chóng thay đổi vì tin tức được thông báo diễn ra trong lúc thị trường đóng cửa
2. Đảm bảo Dừng lỗ luôn có cho mọi giao dịch của bạn.
Khi trượt giá tiêu cực xảy ra, bạn không thể biết được cú trượt đó sẽ đẩy giá đi xa đến mức nào. Đó là lý do bạn cần phải có lệnh Dừng lỗ cho mọi giao dịch.
Giữ cho khoản lỗ của bạn được cắt ở mức cho phép tốt hơn nhiều so với việc liều lĩnh để nó trượt dài chỉ bởi vì trượt giá xảy ra.
3. Chọn broker uy tín và phù hợp
Như tôi đã nói ở trên, trượt giá có thể là tiêu cực hoặc tích cực.
Nếu thị trường di chuyển có lợi cho bạn, và cho ra một mức giá tốt (trượt giá tích cực), thị một broker uy tính seẽ thực với mức giá tốt đó.
Ngược lại, nếu là trượt giá tiêu cực, và ở một mức độ chấp nhận được, broker sẽ từ chối giao dịch và yêu cầu thực hiện lại.
Ngoài ra một broker có tốc độ khớp lệnh nhanh cũng sẽ hạn chế được trượt giá.
Kết luận
Slippage hay trượt giá bất kể thế nào đều có cả mặt lợi và hại. Mấu chốt vẫn ở NĐT có tỉnh táo nhận ra nhanh chóng TP hay không. Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến trượt giá trong thị trường tài chính. Nếu nhà đầu tư còn thắc mắc bất kỳ điều gì. Mời comment bên dưới để được giải đáp
Leave a Reply