Cùng Webtaichinh dành 15 phút đọc bài Phân tích Cơ bản (Fundamental Analysis) là gì?. Kiến thức này thuộc phần Cryptocurrency vốn rất hot kể từ cuối 2020. Đa phần Webtaichinh lấy nguồn bài từ nước ngoài và một số nguồn uy tín trong nước khác.
Vui lòng đọc bài viết này trong phòng kín để đạt hiệu quả tốt nhất
Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập trung
Bạn nên bấm Crtrl + D để lưu bài này lại vì Webtaichinh thường xuyên cập nhật
Không giống như Phân tích Kỹ thuật (Technical Analysis) là dựa vào Hành Động Giá (Price Action) và Xu Hướng (TrendLine) để xác định mục tiêu giá trong tương lai. Trường phái Phân tích Cơ bản chỉ dựa trên các dữ liệu có sẵn (kinh tế, địa chính trị, sự kiện trong phiên giao dịch,…) để nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống. Sau đó mới tìm kiếm sự khác biệt giữa giá thị trường hiện tại và định giá của riêng trader để phát hiện ra các cơ hội giao dịch.
ẩn
Phân tích cơ bản là gì?
Phân tích cơ bản còn được gọi là phân tích tin tức. Là dựa trên giá trị nội tại của tài sản làm căn cứ, cùng với phân tích các yếu tố ảnh hưởng với giá cả để quyết định nhà đầu tư sẽ mua loại tài sản nào và mua lúc nào.
Giả sử bạn đang có ý định mua xe hơi và bạn tìm thấy một chiếc xe với giá 10.000 USD. Nhưng bạn không chắc đây có phải là một mức giá tốt hay không và bạn lên internet để hỏi ý kiến của người khác, sau đó so sánh và đánh giá xem liệu 10.000 USD có phải là một mức giá hợp lý chưa. Những gì bạn đang làm trong trường hợp này chính là Phân tích Cơ bản – nghĩa là đi tìm tất cả các yếu tố cơ bản để quyết định xem giá hiện tại có phản ánh giá trị thực của tài sản hay không.
Phân tích Cơ bản trong Chứng khoán
Phân tích Cơ bản trong Chứng khoán nhằm mục đích đánh giá một cổ phiếu công ty là dưới giá trị hay trên giá trị hiện hành. Từ đó khẳng định giá trị thực của một công ty với các đặc tính tài chính như: khả năng phát triển; những rủi ro mà công ty có thể gặp phải; dòng tiền trong công ty… Bất kỳ một sự khác biệt nào so với giá trị thực cũng là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu công ty đang ở dưới hoặc vượt quá giá trị thực.
Một chiến lược đầu tư dài hạn bao giờ cũng phải hội tụ các yếu tố của Phân tích Cơ bản như:
- Mối quan hệ giữa giá trị cổ phiếu hiện hành và các yếu tố tài chính là có thể đo lường được.
- Mối quan hệ này ổn định trong một khoảng thời gian đủ dài.
- Các sai lệch của mối quan hệ có được điều chỉnh lại vào thời điểm thích hợp.
Nhà đầu tư thường dùng phương pháp Phân tích Cơ bản để chọn mua những chứng khoán có triển vọng tốt nhưng đang bị thị trường đánh giá thấp, tức là một cách thức đầu tư giá trị.
Việc mua bán chứng khoán không chỉ dựa trên các biểu đồ từ phân tích kỹ thuật (về cung và cầu), mà chủ yếu phải từ Phân tích Cơ bản (về năng lực và hoạt động của các công ty). Phân tích Cơ bản nhằm tính toán về thị trường, doanh số, các chỉ số tài chính, tình hình pháp lý và hệ thống quản trị của doanh nghiệp nhằm tìm ra các doanh nghiệp xứng đáng đầu tư.
Phân tích Cơ bản trong Forex
Trong thị trường Forex, các nhà Phân tích Cơ bản sử dụng các dữ liệu sẵn có bao gồm các báo cáo thu nhập của công ty, các sự kiện địa chính trị, chính sách của ngân hàng trung ương, các yếu tố môi trường… để giúp họ tìm kiếm manh mối về xu hướng thị trường trong tương lai.
Lãi suất, lạm phát và GDP là 3 chỉ số kinh tế quan trọng thường được sử dụng trong Phân tích Cơ bản với Forex. Chúng có tác động vô cùng lớn đến nền kinh tế của một quốc gia so với các chỉ số khác như chỉ số bán lẻ, dòng vốn, cán cân thương mại cũng như giá trái phiếu và nhiều yếu tố vĩ mô hay địa chính trị khác. Ngoài ra, các chỉ số kinh tế không chỉ được so sánh với nhau mà còn được phối hợp, liên kết với nhau.
Ngoài ra, một trong những yếu tố quan trọng nhất trong Phân tích Cơ bản là chính sách tiền tệ được ban hành bởi các ngân hàng trung ương. Lãi suất của thị trường mở và sự can thiệp của ngân hàng trung ương ảnh hưởng đến điều kiện kinh doanh và được theo dõi chặt chẽ bởi các nhà phân tích tài chính và giới đầu cơ. Một số ngân hàng trung ương có ảnh hưởng nhất bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).
Thêm nữa, trường phái Phân tích Cơ bản cũng xem xét các ảnh hưởng bên ngoài có thể ảnh hưởng đến giá trị cụ thể hoặc biến động giá. Thiên tai, chẳng hạn như lũ lụt hoặc động đất, cũng có thể có tác động lớn đến giá trị của một tiền tệ hoặc hàng hóa.
CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại website này. Đồng thời bạn có thể THAM GIA NHÓM THẢO LUẬN của chúng tôi để thảo luận thêm về những gì bạn đang quan tâm.
Theo Crypto Viet