Khi Webtaichinh.vn có dịp ngồi nói chuyện với một số các Anh/Chị là Trader, chúng tôi nói chuyện rất nhiều thứ, bàn luận khá sôi nổi, trong đó có bàn luận đến sàn (Broker) này Spread ra sao? Spread có giãn không? Giá Bid và giá Ask như thế nào?
Điều đáng ngạc nhiên là đa phần trong số đó có cùng quan điểm giá Bid là giá mua, giá Ask là giá bán???
Điều này gây sự nhầm lẫn không hề nhẹ và sẽ hơi rối rối chút trong quá trình chúng ta giao dịch. Cùng Webtaichinh.vn dành 10 phút tìm hiêu nhé
- Bạn nên lưu lại trang này lại (bấm Ctrl + D), vì mình sẽ cập nhật mới thường xuyên
- Hãy tranh thủ đăng ký sớm, vì một ngày đẹp trời nào đó, tác giả sẽ thu phí khóa học.
- Và để lại bình luận bên dưới bài này, nếu có link khóa học/tài liệu nào không còn hiệu lực, để mình kiểm tra & update mới cho nhé
Giá Bid Giá Ask là gì?
Không chỉ trong giao dịch forex mà ngay cả trong các ngân hàng, nếu nhìn lên các bảng niêm yết giá, bạn cũng sẽ thấy 1 cặp tiền tệ luôn có 2 mức giá quy định gồm: giá mua vào và giá bán ra hay giá Bid và giá Ask.
Thông thường, giá Bid sẽ luôn được ghi trước, giá Ask là giá được ghi sau. Tất nhiên giá Ask lúc nào cũng cao hơn hoặc bằng với giá Bid.
Như vậy có thể thấy giá Bid là giá mà sàn giao dịch chấp nhận mua từ bạn, hay bạn sẽ BÁN cho sàn giá đó nếu muốn mở hoặc đóng lệnh.
Giá Ask là giá sàn giao dịch chấp nhận bán ra hay sẽ là giá để bạn MUA vào nếu bạn muốn mở hoặc đóng lệnh giao dịch .
Để đơn giản cho dễ hiểu trong thị trường ngoại hối, giờ chúng ta chọn vị trí của nhà giao dịch (Trader) làm mốc của hệ quy chiếu, thì:
- Bid Price – Giá Bid: giá mà Trader sẽ bán cặp tiền nào đó và kỳ vọng đi xuống, giá Bid thường thấp hơn giá thị trường.
- Ask Price – Giá Ask: giá mà Trader sẽ mua cặp tiền nào đó và kỳ vọng đi lên, giá Ask thường cao hơn giá thị trường.
Như ví dụ dưới với cặp ngoại hối EUR/USD thì:
Đường màu xanh là giá Bid, giá Bid sẽ khớp theo lệnh bán (Sell) của các trader muốn bán.
Đường màu đỏ là giá Ask, giá Ask sẽ khớp với lệnh mua (Buy) của các trader.
Khoảng chênh lệch giữa Bid và Ask được gọi là Spread.
Ví dụ cụ thể về giá Bid và giá Ask
Giả sử bạn đi mua vàng, tại tiệm vàng giá giao dịch ngày hôm đó hiện ra như sau: 36.000.000 vnđ/ 36.200.000 vnđ điều này có nghĩa nếu bạn sẽ phải bỏ ra 36.200.000 để mua 1 cây vàng (giá Ask).
Bạn đồng ý mua, tuy nhiên ngay sau khi hoàn thành giao dịch, vì có việc bạn buộc phải bán vàng ra ngay lập tức để lấy tiền về, lúc này chủ tiệm vàng đồng ý mua vào cho bạn giá là 36 triệu (giá Bid).
Ý nghĩa của sự chênh lệnh giữa giá Bid và Ask là gì?
Bạn có lẽ đã nhận ra sự chênh lệnh giữ giá Bid và giá Ask.
Sự chênh lệnh chính là thuật ngữ Spread trong giao dịch Forex.
Spread là chênh lệnh giá giữa hai mức giá Bid và Ask. Ta có công thức Spread = Ask – Bid.
Ảnh hưởng của Bid và Ask là gì?
Như đã biết thì chênh lệch giá giữa giá Bid và Ask chính là spread – đây là khoản chi phí giao dịch mà chúng ta phải chịu khi vào lệnh.
Điều đó có vẻ hiển nhiên, nhưng thực tế thì những trader mới tham gia thị trường Forex ít khi để ý.
Tôi sẽ giải thích rõ hơn…
Chênh lệnh giá Bid Ask lớn
Giả sử bạn giao dịch 1 lot EUR/USD với chênh lệch giá Bid và Ask là 3 pip. Khi đó chi phí spread của bạn là 30$.
Chênh lệnh giá Bid Ask nhỏ
Ở một điều kiện giao dịch khác, giả sử chênh lệch spread chỉ là 1 pip. Khi đó chi phí lệnh giao dịch 1 lot EUR/USD chỉ là 10$.
Nếu bạn giao dịch với mục tiêu chốt lời một vài trăm pip thì spread 1 hay 3 pip không phải vấn đề quá lớn.
Tuy nhiên nếu bạn là một Scalper (giao dịch lướt sóng chốt lời chỉ vài pip – vài chục pip) thì spread sẽ là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giao dịch của bạn về lâu dài. Điều này tôi cũng đã đề cập đến trong bài viết Scalping là gì?
Cách để tránh chênh lệnh giá Bid và Ask lớn
Chênh lệch giá Bid và Ask là một phần chi phí giao dịch, bạn không thể tránh được loại chi phí này. Nhưng bạn có thể giải quyết vấn đề chênh lệnh lớn giữa Bid và Ask bằng các cách sau đây.
- Tập trung giao dịch trên các cặp tiền chính
- Giao dịch ở các khung thời gian lớn
- Lựa chọn Broker có spread thấp
Tôi sẽ giải thích chi tiết…
#1. Tập trung giao dịch các cặp tiền chính
Giao dịch các cặp tiền chính (những cặp có USD) như EUR/USD và GBP/USD.
Các cặp tiền chính có thanh khoản và khối lượng giao dịch cao hơn. Điều này có nghĩa mức chênh lệch Bid Ask cũng sẽ thấp hơn.
Bạn nên tránh các cặp tiền chéo và những cặp tiền ngoại lai vì số lượng và khối lượng giao dịch của các cặp tiền này hơn nhiều so với cặp chính nên thanh khoản cũng sẽ không cao bằng các cặp chính, dẫn đến chi phí giao dịch từ chênh lệch giá Bid Ask cao hơn nhiều.
#2. Giao dịch trên các khung thời gian lớn
Bằng cách giao dịch trên các khung thời gian lớn, bạn sẽ đặt mức dừng lỗ và chốt lời rộng hơn.
Bởi vì mức dừng lỗ chốt lời rộng hơn nên vấn đề chênh lệch giữa Bid và Ask cũng sẽ ít ảnh hưởng đến giao dịch của bạn hơn.
Cụ thể là như thế này:
Giả sử bạn mua 1 lot EUR/USD với khung thời gian 5 phút (M5). Bạn đặt dừng lỗ là 10 pip.
Với chênh lệch spread là 3 pip. Tức là giá chỉ giảm thêm 7 pip để chạm dừng lỗ. Nói cách khác, mức chênh lệch này chiếm 30% khoảng dừng lỗ của bạn.
Tuy nhiên…
Nếu bạn mua 1 lot EUR/USD trên khung thời gian D1. Và bạn đặt dừng lỗ với 100 pip.
Chênh lệnh vẫn là 3 pip. Vậy là phải giá phải di chuyển đến 97 pip để chạm dừng lỗ, lúc này chênh lệch chỉ chiếm 3% mức cắt lỗ của bạn.
Vậy có thể kết luận điều gì?
Giao dịch với khung thời gian lớn hơn sẽ khiến mức Dừng lỗ rộng hơn, điều này dẫn đến chi phí spread (tính theo tỷ lệ %) sẽ giảm đi đáng kể.
Đó chính là lợi ích của việc giao dịch khung thời gian lớn.
#3. Lựa chọn Broker có spread thấp
Hầu hết các Broker lớn và uy tín sẽ có chi phí giao dịch thấp hơn các Broker nhỏ. Lựa chọn sàn giao dịch có spread thấp sẽ giúp bạn dễ giao dịch hơn.
Tất nhiên yếu tố uy tín của Broker sẽ phải được xem xét hàng đầu, vì sẽ có những Broker lừa đảo cung cấp sản phẩm giao dịch với spread thấp để rồi ăn trọn những khoản nạp tiền của bạn.
Để giúp các bạn tránh các Broker lừa đảo, Sinvest đã có review các Broker có chứng chỉ uy tín đang hoạt động tại Việt Nam.
Làm sao để xem giá Bid và Ask ngay trên biểu đồ MT4?
Thiết lập mặc định của biểu đồ giá trên phần mềm MT4 sẽ không hiển thị mức giá Bid Ask.
Và đây là cách để bạn xem được giá Bid Ask ngay trên MT4.
Đầu tiên, hãy nhấn phải chuột vào bất cứ đâu trên biểu đồ và chọn “Properties”.
Trong cửa sổ properties, chọn màu sắc của đường ngang giá Bid và Ask.
Màu của “Grid” chính là màu của giá Bid.
Màu của “Ask line” chính là màu của giá Ask.
Trong hình minh họa , tôi chọn màu đỏ cho giá bid, màu xanh dương cho giá ask.
Tiếp theo, chọn thẻ tab “Common”.
Tích chọn “Show Ask line”.
Bỏ chọn “Show grid”.
Rồi nhấn “OK”.
Giờ thì bạn đã có giá Bid-Ask ngay trên biểu đồ MT4.
Mối quan hệ giữa Bid / Ask và Spread
Từ ví dụ vàng ở phía trên có thể thấy nếu bạn mua vào và bán ra gần như ngay lập tức bạn sẽ luôn bị lỗ 200.000 vnđ.
Khoản tiền chênh lệch 200.000 vnđ này trong forex còn gọi là Spread và tính theo đơn vị Pip, do sàn và thị trường quyết định.
Hiện nay để thu hút nhà đầu tư spread thường được giảm xuống khá thấp, thậm chí 1 số sàn còn đặt mức phí chênh lệch này bằng 0.
Và sàn sẽ chủ yếu kiếm lời từ phí commission cho mỗi lot giao dịch, thay vì phí spread như trước đó.
Lời kết
Là khái niệm cơ bản, dễ nắm bắt trong trading, Bid và Ask thể hiện hai mức giá bạn có thể mua hoặc bán một cặp tiền.
Sự chênh lệch giữa Bid và Ask cũng chính là mức phí giao dịch mà bạn cần quan tâm, vì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận và khoản thua lỗ của bạn.
Bạn chọn cách nào trong 3 cách hạn chế chênh lệch Bid-Ask mà tôi đã giới thiệu trong bài?
Hãy để lại bình luận của bạn ngay bên dưới nhé.
Thông qua bài viết này bạn đã hiểu được giá bid và giá ask là gì rồi đúng không? Hãy cố gắng chọn lựa thời điểm vào lệnh thật tốt, đừng quá vội vàng để có được giá bid và giá ask tốt nhất nhé. Chúc các bạn thành công!
Từ khóa liên quan: