Nếu bạn muốn giao dịch trong thị trường Forex, bạn không thể mua bán các cặp ngoại hối trực tiếp giữa người mua và người bán được. Tất cả các hoạt động đó đều thông qua một đầu mối trung gian, đó được gọi là sàn Forex, hay Forex Broker.
Vậy Introducing Broker là gì? Vì sao nó lại ngày càng “hot” như vậy? Trong bài viết ngày hôm nay, tôi sẽ giới thiệu đến bạn những vấn đề liên quan đến công việc này. Đây là một ngành nghề mới và rất thích hợp với các bạn freelancer (những bạn làm nghề tự do). Cùng Webtaichinh.vn tìm hiểu nhé!
- Bạn nên lưu lại trang này lại (bấm Ctrl + D), vì mình sẽ cập nhật mới thường xuyên
- Hãy tranh thủ đăng ký sớm, vì một ngày đẹp trời nào đó, tác giả sẽ thu phí khóa học.
- Và để lại bình luận bên dưới bài này, nếu có link khóa học/tài liệu nào không còn hiệu lực, để mình kiểm tra & update mới cho nhé
Forex Broker là gì?
Bạn hãy tưởng tượng một cách đơn giản, nếu bạn cần mua một chiếc ô tô. Bạn sẽ làm gì?
Gọi điện thoại trực tiếp qua tận nhà sản xuất ở nước ngoài và nói là: “Hãy lắp ráp cho tôi một chiếc ô tô, tôi muốn mua nó.”
Và khi đó liệu nhà sản xuất có bán trực tiếp cho bạn hay không?
Nếu không vì lý do đặc biệt nào đó, bạn sẽ không bao giờ mua được chiếc ô tô mà mình ưa thích.
Thông thường bạn sẽ phải ra showroom trưng bày của hãng và lựa chọn để mua cho mình.
Và trong thị trường Forex cũng không khác mấy, nếu bạn muốn mua một đồng ngoại hối nào đó ví dụ như là đồng Đôla Mỹ – USD, thì cũng sẽ có người cần bán đồng Đôla Mỹ đó với giá bạn đang cần mua.
Bạn và người bán trên không thể trực tiếp gặp nhau, có thể 2 người sẽ ở rất xa nhau, bất kỳ đâu trên thế giới.
Vậy làm sao 2 người có thể giao dịch mua bán tiền tệ được với nhau trong trường hợp này?
Forex Broker sẽ là trung gian để kết nối những người mua bán như vậy.
Các Forex Broker sẽ kết nối các nhà giao dịch nhỏ lẻ (retail trader).
Chức năng của một Forex Broker là gì?
Nhiệm vụ của một Forex Broker là kết nối các nhà giao dịch có nhu cầu mua bán ngoại tệ với nhau.
Bên cạnh đó Forex Broker còn liên kết với các tổ chức cung cấp thanh khoản.
Bằng sự tiến bộ của công nghệ thông tin như hiện nay, các nhà giao dịch có thể kết nối với các Forex Broker thông qua các phần mềm giao dịch, mà phổ biến nhất hiện tại là phần mềm giao dịch ngoại hối Meta Trader 4 – MT4.
Phần mềm giao dịch MT4 phổ biến nhất hiện nay.
Forex Broker còn kết nối với những tổ chức nào?
Ngoài việc kết nối mạng lưới các retail trader (nhà giao dịch nhỏ lẻ), các Forex Broker còn kết nối với những nơi cung cấp thanh khoản cho mình.
Những nhà cung cấp thanh khoản cho Forex Broker thường là những trung tâm mua bán với số lượng lớn hơn Forex Broker, ví dụ các ngân hàng lớn, ngân hàng quốc tế, liên ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính chuyên giao dịch ngoại tệ với quy mô lớn toàn cầu.
Ví dụ một nhà cung cấp thanh khoản cho Forex Broker.
Nếu như bạn giao dịch ngoại tệ với các Forex Broker có kết nối với các tổ chức cung cấp thanh khoản ở trên, thì nhiệm vụ của Forex Broker sẽ làm hợp đồng phù hợp cho bạn với tổ chức đó và gửi lệnh giao dịch của bạn đến đó.
Forex Broker có những loại cơ bản nào?
Khi bắt đầu giao dịch ngoại hối, bạn cần nạp tiền ký quỹ vào Forex Broker để giao dịch.
Lúc này Forex Brokers là nơi các bạn “chọn mặt gửi vàng”.
Trong bài viết này mình sẽ “túm gọn” nhanh gọn lẹ để các bạn dễ hình dung và dễ nhớ, đặc biệt là các trader mới chưa có nhiều kinh nghiệm.
Forex Brokers có 2 loại cơ bản như sau: Dealing Desk (DD) và Non-Dealing Desk (NDD).
Nói đơn giản dễ hiểu thì:
- Dealing Desk là sàn ôm lệnh, là Market Maker, hay là nhà cái, với sàn thuộc loại Dealing Desk thì quyền lợi của họ sẽ đi ngược với Trader.
- Non-Dealing Desk là sàn chuyển lệnh, là ngược lại với sàn Dealing Desk, lệnh được chuyển lên mạng lưới ECN kết nối với các tổ chức cung cấp thanh khoản toàn cầu.
Hai loại Forex Broker là Dealing Desk và Non-Dealing Desk.
Các sàn Non-Dealing Desk sẽ hoạt động theo STP hay ECN hoặc STP+ECN.
Trong khi các sàn Dealing Desk hoạt động như những nhà tạo lập thị trường Market Maker.
Tuy vậy nhưng đời ai biết đâu chữ “ngờ”, cuộc đời có đâu màu hồng đơn giản như chúng ta nghĩ.
Tuy là phân 2 loại “sàn ôm” và “sàn chuyển” nhưng cách hoạt động bên trong thì chúng ta ở bên ngoài khó mà biết tất 100% đâu là đen, đâu là trắng.
Nguồn thu của các Forex Broker đến từ đâu?
Các trader mới thường không để ý các Forex Broker, đến hoạt động của các sàn đó, vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong thị trường ngoại hối này.
Thậm chí họ còn không biết sàn đó như thế nào khi chỉ nghe lời chào mời từ các “tư vấn viên”.
Có bao giờ bạn tự hỏi nguồn thu nhập của các Forex Broker là gì? Chúng đến từ đâu?
Nếu là sàn Non-Dealing Desk, sàn chuyển, nguồn thu của họ sẽ từ phí hoa hồng (commission) cho mỗi lệnh bạn giao dịch và Spread vào lệnh.
Nếu là sàn Dealing Desk, là Market Maker (nhà cái), thì ngoài các khoản phí trên thì thu nhập của sàn theo dạng này chính là từ tiền của các trader, nó thực sự là một hình thức lừa đảo cần cảnh giác.
Nguồn thu chính của các Market Makers chính là tiền của trader.
Spread là khoảng giá chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask.
Spread có thể cố định hoặc biến đổi, nếu Forex Broker có cung cấp spread biến đổi thì spread sẽ biến đổi tùy theo giá biến động của thị trường.
Với thị trường ngày càng cạnh tranh thì các Forex Broker thường quảng cáo sẽ miễn phí các phí hoa hồng, hoặc spread cực kỳ thấp,… để thu hút nhiều trader.
Nếu trader giao dịch lướt sóng (scalping), số lượng giao dịch nhiều, thì việc quan tâm đến spread thấp cực kỳ quan trọng.
Nên tùy phương pháp giao dịch của bạn mà lựa chọn loại tài khoản với các khoản phí sao cho phù hợp.
Và lựa chọn Forex Broker đủ uy tín để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong nghề đầu tư Forex vốn dĩ đã rất phức tạp này.
Introducing Broker là gì?
Introducing Broker (được viết tắt là IB) là người môi giới trong thị trường forex ngoại hối, kim loại quý (vàng, bạc..), hoặc chứng khoán quốc tế, cổ phiếu Mỹ,… Công việc của một IB là giới thiệu nhà đầu tư mở tài khoản tại sàn môi giới (còn gọi là Broker).
Khi nhà đầu tư mở tài khoản forex và tiến hành giao dịch, Introducing Broker sẽ nhận được tiền hoa hồng (commission) từ Broker. Introducing Broker được xem là hình thức hợp tác đơn giản nhất giữa một cá nhân với một Broker.
Thông thường, các sàn môi giới (broker) sẽ có những quy định về việc môi giới đối với Introducing Broker. Ví dụ như “không được PR quảng cáo sai sự thật”, “không lừa gạt khách hàng mở tài khoản”, “không gây phiền đến khách hàng”…
Giao dịch Forex là kênh đầu tư có rủi ro, để giảm rủi ro, các nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới (newbie), nên chọn những IB có cung cấp chiến lược hoặc tư vấn khi có thắc mắc cần giải đáp.
Introducing Broker có thực sự cần thiết hay không?
Như đã nói, đây là kênh đầu tư Forex – một trong những công cụ đầu tư tài chính “hot” nhất và phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Forex là tên viết tắt của cụm từ Foreign Exchange, có nghĩa là đầu tư trao đổi ngoại tệ. Thường được gọi tắt là thị trường Forex, hay thị trường ngoại hối.
Đây là kênh đầu tư tập trung trao đổi tiền tệ quốc tế. Là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch giữa đồng tiền của quốc gia này với đồng tiền của quốc gia khác. Forex là thị trường có tính thanh khoản rất cao, cao hơn rất nhiều kể cả so với thị trường cổ phiếu Mỹ.
Với hơn 5 nghìn tỷ đô-la khối lượng tiền được giao dịch mỗi ngày, Forex được xem là thị trường tài chính lớn nhất thế giới.
Những nhà đầu tư nhỏ lẻ thường không thể tự mình giao dịch trực tiếp lên thị trường. Mà phải được thông qua bởi các sàn giao dịch (các Broker).
Các sàn giao dịch này sẽ cung cấp cho nhà đầu tư những công cụ tiện ích để hỗ trợ giao dịch. Sàn giao dịch đóng vai trò là nơi kết nối các nhà đầu tư với thị trường.
Khi sàn giao dịch muốn quảng bá nền tảng giao dịch của mình đến với nhiều nhà đầu tư, họ thường thông qua người môi giới, tức là những introducing broker.
Làm sao để trở thành Introducing Broker thành công?
Introducing Broker đang là một trong những ngành nhận được nhiều sự chú ý nhất hiện nay. Nếu bạn đang là một freelancer, có am hiểu, hay đang hứng thú với thị trường Forex. Thì hãy cân nhắc để trở thành một Introducing Broker. Vậy làm sao để trở thành một Introducing Broker thành công?
Nhìn chung, có khá nhiều cách để giới thiệu khách hàng đến một sàn giao dịch, nhưng để thành công trong công việc thì IB thường cần phải có nhiều kỹ năng để trở thành mối liên hệ có ảnh hưởng đến khách hàng.
Làm sao để trở thành introducing broker?
Một Introducing Broker thành công có thể:
- Làm IB cho những sàn môi giới uy tín, có lượng khách hàng lớn
- Thường là những trader thành công, những người biết cách quản lý quỹ hoặc đôi khi là những nhà tư vấn đầu tư
- Người am hiểu về thị trường Forex, muốn hoạt động trong lĩnh vực đầu tư tài chính Forex
- Là chủ các trang web tài chính, người cung cấp các tín hiệu giao dịch, các trang web diễn đàn…
Quy trình để trở thành Introducing Broker
Khi muốn làm Introducing Broker thì khá đơn giản. Sau khi nhắm đến một sàn môi giới đáng tin cậy, bạn chỉ cần liên hệ và điền thông tin để trở thành IB, gửi về cho sàn. Bạn sẽ nhận được mã số ID, link giới thiệu và những công cụ để hỗ trợ thu hút khách hàng.
Quy trình khá đơn giản, quan trọng là sàn môi giới bạn chọn có uy tín hay không, có khiến khách hàng hài lòng và ở lại với bạn lâu dài hay không mà thôi.
Các loại hoa hồng dành cho IB
Khi trở thành IB, bạn sẽ nhận được hoa hồng khi môi giới khách hàng. Hoa hồng (commission) dành cho IB ở mỗi sàn sẽ có chế độ khác nhau. Nhưng thường sẽ có một số loại như sau:
- Phí cố định thưởng cho IB trên mỗi khách hàng (hoặc số khách hàng nhất định)
- Hưởng một phần phí spread hoặc một phần commission mà sàn thu từ khách hàng được IB môi giới
- Có thể bonus khi IB đạt chỉ tiêu doanh số về số lượng khách, số tiền ký quỹ, hoặc vượt khối lượng giao dịch.
- ….
Với mỗi sàn sẽ có một cơ chế dành cho IB khác nhau, bạn có thể tham khảo ở nhiều sàn khi muốn trở thành IB – một ngành nghề đang rất “hot” ở Việt Nam hiện nay.
Tạm kết
Như đã nói ở trên, IB nếu không có kiến thức chuyên môn thì rất dễ bị cho ra đảo và tẩy chay bởi NĐT. Cho nên, nếu có suy nghĩ muốn làm Broker việc đầu tiên NĐT cần phải làm đó là nắm thực vững kiến thức để có kinh nghiệm thực chiến nhiều hơn. Khi nào tự tin win 4/10 lệnh thì hãy làm forex broker nhé
Leave a Reply