Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư

Menu
  • Kiến Thức Forex
  • Đánh Giá Sàn
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm
Home
Kiến Thức Forex
Margin Call Là Gì, Cách Tính Margin Call Và Phòng Tránh Thua Lỗ
Kiến Thức Forex

Margin Call Là Gì, Cách Tính Margin Call Và Phòng Tránh Thua Lỗ

Adam Ly January 26, 2020

Mục Lục

  1. Vậy Margin là gì?
  2. Mối quan hệ Leverage và Margin
  3. Các khái niệm liên quan đến Margin Call
    1. Vốn chủ sở hữu – Equity
    2. Tiền ký quỹ – Margin
    3. Tiền ký quỹ đã sử dụng – Used Margin
    4. Tiền ký quỹ còn dư – Free Margin
    5. Mức ký quỹ – Margin Level
  4. Margin Call là gì?
  5. Tài khoản bị Margin Call thì sẽ về đâu?
  6. Stop out (call out) là gì?
  7. Phòng tránh Margin Call như thế nào?
    1. Chọn đòn bẩy không quá cao
    2. Giao dịch với khối lượng vừa đủ
    3. Dùng đòn bảy bao nhiêu lần thì vừa?
      1. NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ ĐÃ NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?

Nếu bạn là nhà đầu tư mới vào thị trường và đã đầu tư được một khoảng thời gian kha khá, chắc chắn rằng các bạn đã từng đối mặt với viễn cảnh bị margin call, và sau đó đau khổ là “cháy tài khoản”.

Vậy Margin Call là gì, hậu quả của nó như thế nào và làm thế nào để tránh bị Margin Call?

Bài học chúng ta hôm nay là tìm hiểu các khái niệm thế nào là Margin? Thế nào là Margin Call? Hay Leverage là gì? Hoặc thậm chí là các khái niệm khác liên quan như Equity, Free Margin, Margin Level, Used Margin…. Cùng bắt đầu nhé.

Vậy Margin là gì?

Margin chính là số tiền ký quỹ cần thiết để bạn có thể mua một lượng chứng khoán, hàng hóa, tiền tệ hay coin… mà có giá trị lớn hơn số tiền Margin đó.margin

Nhưng thực ra khái niệm quan trọng hơn lại là Margin Rate (tỷ lệ ký quỹ). Ví dụ bạn mua 3 lot dầu với giá trị 100.000 USD.

Nếu tỷ lệ ký quỹ cho phép bạn là 3% thì bạn chỉ phải dùng đến 3%*100.000 = 3.000$. Nếu trong tài khoản của bạn có 10.000 USD thì 3.000 USD đó là Use Margin (Margin đã sử dụng), còn 7.000 USD còn lại được gọi là Free Margin (Margin tự do).

Hiện nay nhiều sàn Forex cho phép bạn ký quỹ ở mức 1% hoặc 0.5%.

Điều này có nghĩa là để mua 100.000 USD tiền dầu (hoặc bằng một đồng tiền nào đó) thì trong tài khoản của bạn chỉ cần có 1.000 USD hoặc 500 USD là đã có thể thực hiện được giao dịch.

Mối quan hệ Leverage và Margin

Khái niệm Margin có liên quan khá chặt chẽ đến Leverage.

Khi bạn chỉ dùng 1.000 USD trong tài khoản mà bạn có thể mua được một lượng hàng hóa có giá trị 100.000 USD tức là bạn đã vay mượn thêm của nhà môi giới 99.000 USD. Điều này cũng có nghĩa là bạn đã dùng đòn bẩy 100 lần (100:1).margin

Các khái niệm liên quan đến Margin Call

Để hiểu được Margin Call là gì, chúng ta cần nắm một số thuật ngữ trong giao dịch ký quỹ, các thuật ngữ này sẽ liên quan chặt chẽ và là cơ sở để sinh ra Margin Call.

Vốn chủ sở hữu – Equity

Equity là số vốn mà nhà đầu tư phải bỏ ra. Hay hiểu đơn giản thì Equity chính là số dư trong tài khoản giao dịch, bao gồm luôn cả khoản lợi nhuận dự kiến hoặc trừ đi các khoản lỗ mà các bạn giao dịch.equity

Ví dụ: Bạn nạp vào tài khoản $800 để giao dịch ngoại hối, thì Equity là $800, sau một thời gian bạn có lợi nhuận $200, thì Equity lúc này là $1000. Ngược lại, nếu bạn thua lỗ $300 sau một thời gian giao dịch, thì Equity của bạn lúc đó không còn là $1000 nữa, mà là $700.

Tiền ký quỹ – Margin

Tiền ký quỹ là số tiền bắt buộc phải đặt cọc cho sàn môi giới. Tùy theo Leverage (đòn bẩy) cao hay thấp mà tiền ký quỹ sẽ bắt buộc cao hay thấp, nhưng chắc chắn rằng bạn phải đặt cọc ký quỹ cho mỗi giao dịch của mình.

Tiền ký quỹ đã sử dụng – Used Margin

Với mỗi lệnh giao dịch bạn cần một khoản tiền đặt cọc ký quỹ, đây là điều bắt buộc. Vậy nhiều lệnh giao dịch thì bạn sẽ phải ký quỹ nhiều lần. Tổng số tiền ký quỹ đó chính là số tiền ký quỹ đã sử dụng, gọi là Used Margin.

Tiền ký quỹ còn dư – Free Margin

Free Margin – tiền ký quỹ còn dư chính là số tiền còn dư lại trong tài khoản sau khi đã sử dụng để ký quỹ

Công thức tính Free Margin: Free Margin = Equity – Used Marginmargin

Mức ký quỹ – Margin Level

Margin Level là thước đo cho khả năng chịu đựng của tài khoản của bạn, được tính bằng tỷ số của số vốn trong tài khoản của bạn với số tiền ký quỹ đã sử dụng, tính bằng đơn vị %.

Công thức tính Margin Level: Margin Level = (Equity / Used Margin) * 100%

Margin Level cũng là một khái niệm mà nhiều trader nhầm lẫn trong việc tính toán nhất, kể cả trader có kinh nghiệm.

Lấy ví dụ ở trên:

  • Bạn nạp vào tài khoản giao dịch $800: Equity = $800
  • Bạn giao dịch 5 lệnh, giả sử mỗi lệnh ký quỹ $20: Used Margin = $100
  • Lúc này mức ký quỹ còn dư của bạn: Free Margin = $800 – $100 = $700
  • Mức ký quỹ của tài khoản của bạn: Margin Level = ($800 / $100) *100% = 800%

Margin Call là gì?

Sau khi hiểu được khái niệm Margin Level, Equity và Used Margin, chúng ta sẽ đi vào khái niệm Margin Call.margin

Margin Call hay là lệnh gọi ký quỹ, sau khi set up các lệnh giao dịch, nhưng không may đi ngược hướng dự đoán của bạn, lúc này Equity của bạn đi xuống.

Khi Equity xuống ngang bằng với Used Margin thì bạn không còn vốn để mua thêm bất kỳ một vị thế nào nữa thì lệnh Margin Call xuất hiện.

Thông thường Broker sẽ để cho tài khoản của các bạn một mức Margin Level (thường là 30%), nếu Margin Level giảm xuống dưới mức này thì tài khoản giao dịch của bạn sẽ bị báo động, sự báo động đó gọi là Margin Call.

Khi Equity của bạn cạn, tức bạn đã không còn đủ tiền dư trong tài khoản để giao dịch nữa, đó gọi là “cháy tài khoản”.

Tài khoản bị Margin Call thì sẽ về đâu?

Khi tài khoản bạn bị Margin Call, có 2 trường hợp xảy ra đó là:

  1. Lệnh giao dịch sẽ bị Stop Out một cách tự động để giảm Used Margin.
  2. Sàn sẽ yêu cầu nạp thêm tiền để “chữa cháy” cho tài khoản.

Tại sao phải làm 2 trường hợp trên, đây là giải thích:

Vì công thức mức ký quỹ là Margin Level = (Equity / Used Margin) * 100%.

Nên rõ ràng Margin Level phụ thuộc vào Equity và Used Margin.

  1. Việc Stop Out là để giảm Used Margin, từ đó tăng Margin Level.
  2. Việc tăng số vốn Equity lên sẽ làm tăng Margin Level theo.

Cả 2 trường hợp đều nhằm mục đích tăng Margin Level cả.

Bạn đã hiểu rõ Margin call là gì rồi chứ? Giờ sẽ đến khái niệm Call out.margin

Stop out (call out) là gì?

Stop out là gì? – Stop Out, hay còn gọi là call out, là khi Margin Level xuống đến một mức nhất định nào đó. Mức này do từng sàn forex (hay sàn chứng khoán) quy định.

Ví dụ như xuống đến 30% chẳng hạn, thì một số lệnh sẽ tự động đóng mà không cần thông báo với bạn.

Điều này nhằm ngăn ngừa rủi ro cho sàn, vì thị trường có thể biến động quá mạnh và mất thanh khoản tại thời điểm mà tiền ký quỹ của bạn bằng 0.

Khi đó số tiền lỗ của bạn có thể lớn hơn số tiền mà bạn ký quỹ, tức đã phạm vào tiền mà sàn cho bạn vay. Mà theo thỏa thuận ban đầu thì các sàn forex sẽ không đòi bạn được nên họ phải đặt ra mức Call out để phòng ngừa rủi ro.margin

Phòng tránh Margin Call như thế nào?

Margin Call là điều không ai mong muốn, vậy làm thế nào để tránh bị Margin Call? Sau đây là một vài trải nghiệm đúc kết trong quá trình giao dịch của tôi, có thể giúp ích cho các bạn né tránh vấn đề này.

Chọn đòn bẩy không quá cao

Đòn bẩy là con dao 2 lưỡi, bạn có thể kiếm lợi nhuận nhanh hơn nhưng cũng có thể thua lỗ nhanh vì nó. Khi đó Equity và Margin Level của bạn sẽ sụt giảm nhanh chóng, khi đó việc bị Margin Call có lẽ chỉ là điều sớm muộn mà thôi.

Do đó bạn nên dùng Leverage thấp thôi, trong khoảng 1:50 hoặc 1:100 là được.margin

Giao dịch với khối lượng vừa đủ

Bạn cần quy định rõ ràng mức độ thua lỗ chấp nhận là bao nhiêu % trong tổng Equity của mình. Nếu bạn giao dịch với khối lượng quá lớn, hoặc nhồi nhiều lệnh nhỏ khi thua lỗ, khi ấy Used Margin của bạn sẽ tăng nhanh chóng, và Equity sẽ tỷ lệ nghịch theo, khi đó Margin Call là điều sớm muộn sẽ xảy ra.

Mức độ chấp nhận thua lỗ của mỗi người mỗi khác nhau, có người chỉ chấp nhận rủi ro 5% tài khoản, nhưng cũng có những người chấp nhận rủi ro nhiều hơn, có khi tới 20% – 30% tài khoản.

Nhưng hãy nhớ rủi ro cao thì đi kèm lợi nhuận cao, tuy nhiên dù gì đi chăng nữa thì có quản lý vẫn sẽ tốt hơn là hành động mang tính cảm tính, làm tăng khối lượng giao dịch một cách mất kiểm soát.

Dùng đòn bảy bao nhiêu lần thì vừa?

Tôi dám chắc đây là câu hỏi mà nhiều trader cũng phải suy nghĩ. Nhiều sàn forex cung cấp cho bạn mức đòn bảy lên đến hàng ngàn lần.

Đôi khi bạn bị cuốn vào giao dịch, chỉ biết đặt lệnh và đặt lệnh, không để ý đến việc quản lý vốn. Hậu quả là không sớm thì muộn, bạn cũng sẽ bị cháy tài khoản.

Điều này khiến chúng ta phải đặt ra một nguyên tắc và kỷ luật trong giao dịch forex.margin

NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ ĐÃ NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?

Theo một thống kê người ta thấy rằng, những trader sử dụng đòn bảy từ 5 đến 30 lần có xác suất thắng cao hơn những trader khác. Và hầu như những người thường xuyên sử dụng đòn bảy trên 30 lần thì kết cục đều là thua lỗ.

Lưu ý: tỷ lệ đòn bảy này chỉ áp dụng đối với thị trường forex. Đối với chứng khoán thì thấp hơn rất rất nhiều. Theo tôi thì không nên sử dụng đòn bảy khi đầu tư chứng khoán.

Ngoài ra cần phải chú ý đến việc cắt lỗ. Những trader thành công là những người không để số lỗ cho một lần giao dịch riêng lẻ vượt quá 3% tài khoản.

Và tổng số lỗ của một chiến dịch nhiều lệnh không bao giờ được vượt quá 20% tài khoản.

Và lời kết cho bài viết này mình muốn chia sẻ là hy vọng bạn đọc sẽ không rơi vào tình huống này. Hãy tính toán và cân đối thật kỹ khối lượng vào lệnh thật nhỏ hoặc thật sự hợp lý (so với số dư tài khoản) để tránh rơi vào trạng thái này nhé.

Từ khóa liên quan:

Hiệu ứng margin call là gì

Margin là gì

5 / 5 ( 1 vote )
Tweet Pin It
Prev Article
Next Article

Related Articles

Trượt giá
Mục LụcVậy Margin là gì?Mối quan hệ Leverage và MarginCác …
Adam Ly January 28, 2020

Trượt Giá Trong Forex Là Gì, Có Phải Trượt Giá Luôn Luôn Xấu

Mô hình 2 đáy - Double Bottom
Mục LụcVậy Margin là gì?Mối quan hệ Leverage và MarginCác …
Adam Ly April 28, 2020

Ý Nghĩa và Đặc Điểm Nhận Dạng Mô Hình 2 đáy – Double Bottom

Mô hình giá Hook Reversal
Mục LụcVậy Margin là gì?Mối quan hệ Leverage và MarginCác …
Adam Ly April 4, 2020

Mô hình Giá Hook Reversal Là Gì, Đặc Điểm Nhận Dạng

Mô hình giá Pennant - Cờ đuôi nheo
Mục LụcVậy Margin là gì?Mối quan hệ Leverage và MarginCác …
Adam Ly April 14, 2020

Mô Hình Giá Pennant – Cờ Đuôi Nheo Có Ý Nghĩa Gì Trong Giao Dịch Forex

About The Author

Adam Ly

Chào các trader, Mình là Adam Lý, mình có kinh nghiệm hơn 3 năm lĩnh vực tài chính nói chung và forex nói riêng. Cũng không dám vỗ ngực xưng tên gì cả, những kiến thức mình chia sẽ trên đây chỉ hướng đến đối tượng là các nhà đầu tư mới.

Leave a Reply

Cancel reply

Sàn Forex Uy Tín

Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư

Miễn Trừ Trách Nhiệm

Webtaichinh.vn là trang thông tin tài chính, kiến thức về đầu tư giao dịch forex mang tính tham khảo.

Webtaichinh.vn không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả trong quá trình đăng tải, và những sự cố khách quan khác

Mới Đăng

  • Bollinger Bands
    Bollinger Bands và 5 chiến lược giao dịch hiệu quả nhất
  • Chỉ Số RSI
    Đường RSI là gì? Cách sử dụng chỉ báo RSI chuẩn nhất
  • Parabolic SAR
    Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Hướng dẫn sử dụng hiệu quả nhất

Xem Nhiều

  • Chỉ Số RSI
    Đường RSI là gì? Cách sử dụng chỉ báo RSI chuẩn nhất
  • fibo group
    Fibo Group là gì? Đánh giá chi tiết sàn A-Z cho người mới
  • Yulo FX
    Sàn YuloFX là gì? Hướng dẫn mở tài khoản, nạp rút tiền
Copyright © 2021 Web Tài Chính, Forex, Chứng Khóa, Cryptocurrency Cho Nhà Đầu Tư
0961237781

Ad Blocker Detected

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo trên máy tính hoặc điện thoại của bạn. Vui lòng gỡ bỏ để có trải nghiệm tốt hơn

Refresh