Mô hình giá Diamond Top/Bottom – Đỉnh kim cương là dấu hiệu xác nhận xu hướng đảo chiều hiện tại. Theo truyền thống, mô hình này được hình thành ở xu hướng tăng.
Bài viết bên dưới của webtaichinh.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về mô hình này cũng như cách giao dịch đạt hiệu qua cao.
- Bạn nên lưu lại trang này lại (bấm Ctrl + D), vì mình sẽ cập nhật mới thường xuyên
- Hãy tranh thủ đăng ký sớm, vì một ngày đẹp trời nào đó, tác giả sẽ thu phí khóa học.
- Và để lại bình luận bên dưới bài này, nếu có link khóa học/tài liệu nào không còn hiệu lực, để mình kiểm tra & update mới cho nhé
Mô hình giá Diamond Top/Bottom là gì?
![]() Đáp ứng nhu cầu của độc giả về FOREX. Webtaichinh xin chia sẽ với các bạn lộ trình A-Z cho người mới khi tham gia vào thị trường này Danh sách bài viết nên đọc bao gồm: |
✅ 14 Sàn Forex Tốt Và Uy Tín Nhất Việt Nam, Thế Giới 2021 |
✅ 9 Kinh Nghiệm Đầu Tư Forex Từ Số 0 Giúp Nhiều Người Đổi Đời |
✅ Cách Tạo Lập Và Đăng Ký Tài Khoản Forex Chi Tiết Từ A-Z Cho Newbie |
✅ Tất Cả Mọi Thứ Về Trading Forex, Có Hợp Pháp, Có Nên Tìm Hiểu Hay Đầu Tư ? |
♻️ Ghi rõ nguồn Webtaichinh.vn trước khi share |
🛑 Lưu ý: TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM |
Mô hình Diamond Top (Đỉnh kim cương)
Mô hình Diamond Tops/Bottoms “<>” bao gồm một phần mở rộng “<” khi khoảng giá tăng dần độ cao từ trái sang phải và một phần tam giác “>” khi khoảng giá thu hẹp độ cao từ trái sang phải.
Một diamond tops được phân biệt nhờ vào việc giá tăng trước khi tạo thành mô hình này; ngược lại, một mô hình diamond bottoms được phân biệt nhờ vào việc xu hướng giá đang giảm trước mô hình.
Một sự phá vỡ lên trên xảy ra khi giá vượt lên trên đường kháng cự dốc xuống (đỉnh dốc “” của tam giác “>”)
Mô hình Diamond Bottoms (đáy kim cương)
Một sự phá vỡ xuống dưới xảy ra khi giá vượt xuống dưới đường hỗ trợ dốc lên (đáy dốc “/” của tam giác “>”)
Ý nghĩa của Mô hình giá Diamond Top/Bottom trong giao dịch
Mô hình giá Diamond Top/Bottom – Đỉnh kim cương là dấu hiệu xác nhận xu hướng đảo chiều hiện tại. Theo truyền thống, mô hình này được hình thành ở xu hướng tăng.
Mô hình có đặc trưng bởi phạm vi đầu tiên của biến động giá được mở rộng, và sau đó thu hẹp, do đó, quỹ đạo của sự dịch chuyển giống như một viên kim cương hoặc hình thoi. Hai đường hỗ trợ từ dưới lên và hai đường kháng cự từ trên xuống kết hợp nhau, tương ứng, mức thấp nhất và mức cao nhất của mô hình.
Ngay sau khi mức hỗ trợ bên phải bị phá vỡ giá (cộng với độ lệch nhất định có thể), thì đó là một tín hiệu để bán và dự kiến xu hướng thay đổi xuống.
Ví dụ thực tế của mô hình Diamond Top
Dưới đây là biểu đồ USDCAD khung thời gian H1. Như bạn thấy, sau một đợt tăng giá, thị trường đã có những bước di chuyển giằng co, kết quả là tạo ra một mô hình Diamond Topp kéo dài trong khoảng 80 cây nến. Với mô hình Diamond Top này, đáy và đỉnh của hình thoi không nằm trên một đường thẳng đứng tuy nhiên chúng ta vẫn chấp nhận hình dáng này bởi vì những diễn biến trong thực tế không thể nào đúng hoàn toàn như trong sách vở được. Mô hình hoàn tất sau khi giá phá ra khỏi cạnh dưới bên phải của viên kim cương. Kết quả sau đó, USDCAD đã giảm mạnh xuống dưới và chạm vào mục tiêu giá của mô hình.
Đặc điểm nhận dạng mô hình giá Mô hình giá Diamond Top/Bottom
Biểu đồ minh họa cho mô hình Diamond Top
Biểu đồ trên của Nasdaq 100 ETF (QQQ) minh hoạt một đợt giá lên mạnh được bao phủ bởi mô hình diamond tops và giá giảm mạnh sau đó.
Phần mở rộng của mô hình có ba đỉnh tạo ra một đường kháng cự dốc lên và hai đáy tạo ra đường hỗ trợ dốc xuống. Tương tự, phần tam giác có ba đỉnh tạo thành đường kháng cự dốc xuống và hai đáy tạo thành đường hỗ trợ dốc lên.
Chú ý, nếu nhà giao dịch định sử dụng mục tiêu giá của khoảng cách từ đợt tăng trước trừ đi giá phá vỡ thì sẽ bỏ lỡ nhiều lợi nhuận nếu họ không dùng dừng lỗ một cách chặt chẽ.
Tuy nhiên, nếu họ dùng mục tiêu giá của Bulkowski, họ sẽ có được một khoản lợi nhuận khá đẹp.
Biểu đồ minh họa mô hình Diamond Bottom
Biểu đồ trên của Cisco Systems (CSCO) cho thấy một mô hình diamond bottoms khá chặt với một sự phá vỡ lên trên.
Sau hai ngày giá giảm mạnh, khoảng giá bắt đầu được mở rộng tạo ra phần mở rộng của mô hình diamond và sau đó khoảng giá bắt đầu thu hẹp tạo ra phần tam giác của mô hình.
Trong ví dụ này, khoảng cách giá đi xuống cộng vào giá phá vỡ của diamond bottoms sẽ cho ra một lệnh giao dịch thành công.
Cách giao dịch, điểm vào lệnh mô hình giá Diamond Top/Bottom
Hướng phá vỡ của mô hình giá Diamond Top/Bottom
Nghiên cứu của Bulkowski (2005) chỉ ra rằng mô hình diamond tops phá vỡ xuống dưới 69% tổng thời gian và đáy kim cương phá vỡ lên trên cũng 69% tổng thời gian.
Phần lớn diamond tops (58%) được tạo ra sau “một xu hướng tăng dốc”, điều này làm tăng khả năng cho việc phá vỡ xuống dưới và mức độ giảm giống như đoạn tăng trước đó (82% thời gian giá sẽ hướng đi xuống với mức giá ít nhất tương đương với phần trăm mức giá tăng khi lên đỉnh kim cương ) (theo Kirkpatrick & Dahlquist, 2010).
Bulkowski cũng nhấn mạnh, một mô hình diamond bottoms với sự phá vỡ xuống dưới được xem là một trong những mô hình hiệu quả nhất.
Diamond Top
Diamond Bottom
Diamond Top – Trung bình mức tăng/giảm tối đa sau phá vỡ
Đối với sự phá vỡ lên trên của mô hình diamond tops, trung bình phần trăm mức giá chạy tối đa được dự tính trước khi có đoạn hồi khoảng 20% là 27%; đối với sự phá vỡ xuống dưới thì con số này là 21%;
Trong khi đó, đối với sự phá vỡ lên lên trên của mô hình diamond bottoms, trước một khoảng hồi 20%, trung bình phần trăm mức giá chạy tối đa là 36%, còn khi phá vỡ xuống dưới con số này là 21% (theo Bulkowski, 2005).
Diamond Top
Diamond Bottom
Mục tiêu giá
Khuyến nghị của Kirkpatrick & Dahlquist khi giao dịch hai mô hình này như sau: mục tiêu giá thường bằng với khoảng cách giá chạy đến mô hình diamond; tuy nhiên, nếu giá chạy chậm sau phá vỡ, ta nên đóng lệnh hoặc đặt dừng lỗ. Bulkowski (2008) đưa ra một mục tiêu giá khá chính xác như sau:
- Diamond bottoms – phá vỡ lên trên:
Gía phá vỡ + ((giá ở đỉnh cao nhất của mô hình – giá ở đáy thấp nhất của mô hình) x 81%)
- Dimond bottoms – phá vỡ xuống dưới:
Giá phá vỡ – ((giá ở đỉnh cao nhất của mô hình – giá ở đáy thấp nhất của mô hình) x 63%)
- Diamond tops – phá vỡ lên trên:
Gía phá vỡ + ((giá ở đỉnh cao nhất của mô hình – giá ở đáy thấp nhất của mô hình) x 69%)
- Diamond tops – phá vỡ xuống dưới:
Giá phá vỡ – ((giá ở đỉnh cao nhất của mô hình – giá ở đáy thấp nhất của mô hình) x 76%)
Lưu ý quan trọng với mô hình giá Diamond Top/Bottom
Trong mỗi bài viết, mình đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy túi và lỗ chỏng vó. Vì vậy hãy thật thận trọng trong các giao dịch của mình, để không đem lại rủi ro quá lơn cho bản thân.
Kết luận
Mô hình giá Diamond Top/Bottom – Đỉnh kim cương giúp bạn làm chủ thị trường, tuy nhiên hãy phán đoán thật chính xác trước khi bỏ tiền vào đầu tư thực tế nhé. Chúc bạn giao dịch thành công